Câu hỏi thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội phụ nữ

Câu hỏi 1: Mục tiêu tổng quát trong 5 năm (nhiệm kỳ 2017 - 2022) được Đại hội đề ra như thế nào?

            Trả lời:

Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII đã đưa ra mục tiêu tổng quát của phong trào phụ nữ và hoạt động Hội trong 5 năm tới là: “Đoàn kết, phát huy truyền thống, tiềm năng, sức sáng tạo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và vị thế của phụ nữ; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, chuyên nghiệp; phấn đấu vì mục tiêu bình đẳng giới, tiến bộ của phụ nữ, xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Mục tiêu gồm 3 nội dung chính:

(1) Đối với phụ nữ: Mục tiêu đề ra nhằm phát huy phẩm chất, trí tuệ, sức sáng tạo và hỗ trợ người phụ nữ phát triển toàn diện. Việc phát huy truyền thống, sức sáng tạo của phụ nữ vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu đối với phong trào phụ nữ và hoạt động Hội, đồng thời đây cũng là yêu cầu, điều kiện để phụ nữ chủ động vươn lên khẳng định vai trò, đóng góp trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

(2) Đối với tổ chức Hội: Mục tiêu hướng đến sự chuyên nghiệp, hiệu quả đáp ứng được yêu cầu đặt ra của thời kỳ hội nhập trong hoạt động của các cấp Hội. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh luôn là vấn đề cốt yếu, quan trọng hàng đầu đặt ra ở tất cả các giai đoạn phát triển của tổ chức. Chỉ khi nào xây dựng được tổ chức vững mạnh thì Hội mới thực hiện tốt được vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ.

(3) Mục tiêu chung: Phấn đấu vì mục tiêu bình đẳng giới, tiến bộ của phụ nữ, xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thực hiện tốt các nội dung trên sẽ là điều kiện quan trọng để phụ nữ và tổ chức Hội góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện mục tiêu phát triển đất nước do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đề ra.

Câu hỏi 2: Nhiệm kỳ XII có bao nhiêu chỉ tiêu chủ yếu và nội dung các chỉ tiêu đó là gì?

            Trả lời:

Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII đề ra 7 chỉ tiêu chủ yếu. Trong đó có 4 chỉ tiêu được tính đến cấp cơ sở, là điều kiện thuận lợi để cụ thể hóa chỉ tiêu cho từng cấp khi xây dựng kế hoạch hoạt động.

1. Đến cuối nhiệm kỳ, cấp Trung ương tham mưu đề xuất được ít nhất 05 chính sách/đề án; cấp tỉnh và huyện tham mưu đề xuất ít nhất 02 chính sách/chương trình/đề án liên quan đến phụ nữ. Hàng năm, các cấp Hội giám sát ít nhất 01 chính sách; đóng góp ý kiến, phản biện xã hội ít nhất 01 văn bản dự thảo có liên quan.

2. Hàng năm, mỗi cơ sở Hội tổ chức ít nhất 02 hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ.

3. Hàng năm, mỗi cơ sở Hội phát hiện, xây dựng, biểu dương, tuyên truyền nhân rộng ít nhất 02 điển hình là cá nhân phụ nữ tiêu biểu, mô hình hoặc cách làm hay; đạt chỉ tiêu ít nhất 20.000 điển hình/năm trong toàn quốc.

4. Hàng năm, mỗi cơ sở Hội đăng ký với cấp ủy, chính quyền thực hiện ít nhất một hoạt động thiết thực, phù hợp tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; giúp thêm được ít nhất 02 hộ gia đình đạt các tiêu chí “gia đình 5 không, 3 sạch”, phấn đấu cả nước giúp được thêm ít nhất 20.000 hộ đạt 8 tiêu chí, trong đó ít nhất 10.000 hộ thoát nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều.

5. Hàng năm, các cấp Hội, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Hội đào tạo nghề, phối hợp, giới thiệu đào tạo nghề cho 75.000 lao động nữ; hỗ trợ 2.500 phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp. Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ, phối hợp hỗ trợ thành lập 300 hợp tác xã do phụ nữ quản lý.

6. Đến cuối nhiệm kỳ, toàn quốc tăng thêm 1 triệu hội viên; đảm bảo không có cơ sở Hội tập hợp dưới 50% phụ nữ từ 18 tuổi trở lên tham gia hoạt động Hội.

7. Đến cuối nhiệm kỳ, 100% cán bộ Hội cấp Trung ương, tỉnh, huyện, 90% trở lên Chủ tịch Hội cấp cơ sở đạt chuẩn chức danh theo quy định; 100% cán bộ Hội chuyên trách các cấp được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, công tác xã hội ít nhất 03 lần/nhiệm kỳ; 100% chi hội trưởng được bồi dưỡng nghiệp vụ ít nhất 01 lần/nhiệm kỳ.

Câu hỏi 3: Nghị quyết lần này tiếp tục đề ra các khâu đột phá. Vậy nội dung của các khâu đột phá là gì và có ý nghĩa như thế nào?

            Trả lời:

Khâu đột phá là những vấn đề then chốt, quan trọng, nếu giải quyết được sẽ phá bỏ được những điểm nghẽn trong hoạt động, tạo chuyển biến mạnh mẽ, tác động mạnh mẽ có tính chiến lược tới các vấn đề khác của phong trào phụ nữ và hoạt động Hội. Các khâu đột phá là đòn bẩy thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ công tác trọng tâm của Hội LHPN các cấp.

Các khâu đột phá có mối quan hệ chặt chẽ và cần được triển khai lồng ghép, cụ thể hóa trong nội dung và giải pháp thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.

Đại hội xác định 2 khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2017 - 2022, đó là:

Khâu đột phá thứ nhất: Nâng cao hiệu quả thực chất công tác giám sát, phản biện xã hội, tham mưu đề xuất chính sách góp phần giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ.

Khâu đột phá thứ hai: Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động Hội cơ sở; đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ; phát huy quyền làm chủ của hội viên, phụ nữ.

Với 2 khâu đột phá trong nhiệm kỳ XII thể hiện mong muốn hội viên, phụ nữ, các cấp Hội đẩy mạnh hơn nữa vào hoạt động tham mưu xây dựng chính sách, chủ động tham gia ý kiến vào các dự thảo văn bản pháp quy, các vấn đề xã hội có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em tại các cấp. Thực hiện phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”, các cấp Hội đa dạng hóa, nhân rộng các mô hình tập hợp nhằm thu hút các tầng lớp phụ nữ tích cực tham gia sinh hoạt Hội.

Khâu đột phá khẳng định nội dung phát huy quyền làm chủ của phụ nữ là phương châm xuyên suốt trong hoạt động của tổ chức Hội với mục đích phát huy vai trò, nội lực của phụ nữ để tự giải quyết các vấn đề của mình và tổ chức cho phụ nữ tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền, xây dựng tổ chức Hội.

Câu hỏi 4: Đại hội đã phát động những phong trào thi đua, cuộc vận động nào trong nhiệm kỳ XII (2017-2022)?

            Trả lời: Nhiệm kỳ XII (2017 – 2022), Đại hội tiếp tục phát động:

Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

- 2 cuộc vận động:

+ “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”;

+ “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”

Mặc dù tên của phong trào thi đua và cuộc vận động vẫn giữ như nhiệm kỳ XI nhưng nội dung cụ thể được điều chỉnh phù hợp với các nhóm đối tượng phụ nữ khác nhau, các địa bàn khác nhau. Đồng thời, việc triển khai phong trào thi đua và các cuộc vận động được gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Câu hỏi 5: Để thực hiện được phong trào thi đua, 2 cuộc vận động, mục tiêu, các chỉ tiêu chủ yếu thì tư tưởng cốt lõi định hướng hoạt động của các cấp Hội trong nhiệm kỳ 2017-2022 là gì?

            Trả lời:

1. Cải tiến đồng bộ, toàn diện nội dung, phương thức hoạt động để thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia tổ chức Hội, tạo sinh lực mới cho phong trào phụ nữ.

2. Phát huy quyền làm chủ của hội viên, phụ nữ thông qua các hoạt động phát huy vai trò, nội lực để phụ nữ tự giải quyết các vấn đề của mình và tổ chức cho phụ nữ tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng tổ chức Hội; tăng cường tính tự nguyện, tự giác, tự quản của hội viên trong tham gia hoạt động Hội. Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng người phụ nữ Việt Nam phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, năng lực sáng tạo, ý thức công dân; đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

3. Thu hút phụ nữ tham gia hoạt động và tổ chức Hội bằng nhiều hình thức với phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”, chú trọng tổ chức hoạt động, sinh hoạt Hội linh hoạt, phù hợp với sự đa dạng của các nhóm phụ nữ.

4. Kiện toàn, củng cố hoạt động của cơ quan chuyên trách Hội các cấp, đẩy mạnh phân cấp cho các cấp Hội theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, linh hoạt, khắc phục hành chính hóa; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ trong chỉ đạo và tổ chức triển khai nhiệm vụ công tác Hội.

5. Làm tốt vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, chú trọng hoạt động giám sát và phản biện xã hội, tập trung cho đề xuất sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách phát huy vai trò của lực lượng lao động nữ hội nhập kinh tế, thực hiện an sinh xã hội; lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ phụ nữ và trẻ em bị xâm hại.

6. Đa dạng hóa, tăng cường huy động sự tham gia, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong thực hiện các hoạt động chăm lo, bảo vệ phụ nữ.

Câu hỏi 6: Các nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ XII mà Đại hội đề ra là gì?

            Trả lời: Đại hội đã đề ra 3 nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể là:

- Nhiệm vụ 1: Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình hạnh phúc.

- Nhiệm vụ 2: Vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.

- Nhiệm vụ 3: Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; thực hiện giám sát, phản biện xã hội; đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân dân.

Nếu nhiệm kỳ XI đưa ra 6 nhiệm vụ trọng tâm, thì nhiệm kỳ XII đưa ra 3 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2 tập trung vào các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, để họ có thể làm tốt vai trò người lao động và vai trò là thành viên quan trọng trong gia đình. Nhiệm vụ 2 cũng là để cụ thể hóa phong trào Khởi nghiệp được Chính phủ phát động nhằm thúc đẩy các tầng lớp nhân dân lập nghiệp theo hướng đổi mới, sáng tạo. Nhiệm vụ 3 hướng đến việc xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, chuyên nghiệp để có thể thực hiện tốt chức năng đại diện của Hội và triển khai tốt nhiệm vụ 1 và 2.

Câu hỏi 7: Hãy nêu nội dung chính, những điểm mới của nhiệm vụ 1 và hội viên, phụ nữ cần làm gì để triển khai hiệu quả nội dung hoạt động nhiệm vụ 1?

            Trả lời:

1. Nhiệm vụ 1 hướng đến sự phát triển của phụ nữ như một chủ thể của xã hội và một thành viên quan trọng của gia đình. Nhiệm vụ 1 gồm 2 nội dung chính:

-Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện

-Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.

2. Điểm mới của nhiệm vụ:

- Trong nhiệm kỳ XII, các hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực nữ, xây dựng người phụ nữ phát triển toàn diện với ý nghĩa rộng hơn, không chỉ về phẩm chất đạo đức mà còn cả về trí tuệ, thể chất.

- Nhiệm vụ phát triển người phụ nữ toàn diện không phải chỉ vì quyền lợi của phụ nữ mà còn là để phát huy vai trò chủ thể sáng tạo của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

- Hỗ trợ phụ nữ ở các lứa tuổi khác nhau dựa trên nhu cầu, khả năng của từng nhóm đối tượng phụ nữ.

- Tập trung hỗ trợ, trang bị kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ về tổ chức cuộc sống, giáo dục đời sống gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người, xâm hại phụ nữ, trẻ em, đặc biệt là bạo lực và xâm hại tình dục trẻ em gái.

Làm rõ khái niệm “Người phụ nữ phát triển toàn diện”: Là phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật.

3. Để thực hiện hiệu quả các nội dung hoạt động của nhiệm vụ 1, mỗi hội viên và phụ nữ cần:

- Phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, tinh thần tự trọng, tự tôn dân tộc, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân; tự giác chấp hành và vận động người thân trong gia đình, mọi người trong cộng đồng chấp hành chủ trương đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Mỗi phụ nữ xác định những điểm còn hạn chế để có hành động cụ thể rèn luyện các phẩm chất đạo đức "Tự tin, Tự trọng, Trung hậu, Đảm đang"; làm gương cho con cháu và những thành viên khác trong gia đình, cộng đồng về rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức.

- Chủ động, tích cực học tập bằng nhiều hình thức, học tập ở mọi nơi, mọi lúc; nỗ lực nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghề nghiệp, kỹ năng sống, các kỹ năng đáp ứng yêu cầu hội nhập. Luôn có tinh thần học hỏi, cầu thị, sáng tạo trong lao động, sản xuất, kinh doanh để chọn lọc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp vào sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao.

- Chủ động đọc sách, báo, tài liệu để nắm bắt thông tin, kiến thức phục vụ cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh, tổ chức cuộc sống gia đình hạnh phúc.

- Lựa chọn môn thể thao thích hợp để rèn luyện sức khỏe; vận động các thành viên trong gia đình tham gia các môn thể thao rèn luyện sức khỏe, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý đảm bảo dinh dưỡng cho mọi thành viên trong gia đình, góp phần nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam.

- Tham gia Bảo hiểm y tế để có thể khám chữa bệnh định kỳ đảm bảo sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình.

- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp trong gia đình, đạo lý nhân ái, thủy chung, nghĩa tình; nghiêm túc thực hiện quy định về chế độ hôn nhân, đảm bảo mức sinh thay thế, không lựa chọn giới tính khi sinh con.

- Tạo dựng môi trường gia đình văn hóa; quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ các thành viên trong gia đình, kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng về mọi mặt để giáo dục, dạy dỗ con em trong gia đình trở thành những công dân có ích cho xã hội; biết bảo vệ, phòng tránh cho con em trước những cám dỗ của tệ nạn xã hội, tác động tiêu cực của quá trình phát triển kinh tế - xã hội.  

- Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thực hiện nếp sống văn minh, không xa hoa, lãng phí trong việc cưới, việc tang. Phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” giúp đỡ các gia đình chính sách, phụ nữ có hoàn ảnh khó khăn trong cộng đồng.

Câu hỏi 8: Hãy nêu nội dung chính và điểm mới của nhiệm vụ 2. Hội viên, phụ nữ cần làm gì để triển khai hiệu quả nội dung hoạt động nhiệm vụ 2?

            Trả lời:

1. Nội dung chính của nhiệm vụ 2 gồm:

- Vận động, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, xây dựng hợp tác xã, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

- Vận động phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Điểm mới:

Sáng tạo khởi nghiệplà nội dung mới của nhiệm kỳ XIIthể hiện quan điểm của Hội là đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo trong hoạt động phát triển kinh tế nhằm xác định nhiệm vụ quan trọng của các cấp Hội trong góp phần tạo điều kiện cho phụ nữ bắt nhịp với yêu cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn mới, với những thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế.

- Khởi nghiệp gắn với đổi mới, sáng tạo; thúc đẩy khởi sự kinh doanh thông qua các hoạt động phối hợp và thực hiện Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp. Đây là hoạt động mới, khó; đòi hỏi sự tập trung chỉ đạo, tổ chức, phối hợp thực hiện của các cấp Hội nhằm đạt các chỉ tiêu của Đề án.

3. Để thực hiện hiệu quả các nội dung hoạt động của nhiệm vụ 2, mỗi hội viên và phụ nữ cần:

a. Phụ nữ là người sản xuất, kinh doanh, lao động trong các doanh nghiệp…:

- Chủ động, tích cực tham gia vào các mô hình kinh tế hợp tác tại địa phương, các mô hình chuỗi giá trị (sản xuất – chế biến – tiêu thụ), các mô hình kinh tế hợp tác để tăng năng suất, giá trị lao động, có nguồn thu nhập ổn định.

- Vận động các thành viên trong gia đình tích cực lao động sản xuất, chủ động học nghề và hướng nghiệp cho con học nghề phù hợp.

- Nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, không chạy theo lợi nhuận trước mắt mà ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân trong cộng đồng, cam kết đảm bảo “sản xuất sạch, chế biến sạch, tiêu dùng sạch”.

- Chủ động, mạnh dạn khởi sự kinh doanh/khởi nghiệp phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình.

- Tích cực có sáng kiến, sáng tạo trong lao động, sản xuất; chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt.

b. Phụ nữ là chủ doanh nghiệp, trang trại…:

- Phát huy trí tuệ, sức sáng tạo trong phát triển sản xuất; tổ chức sản xuất, chế biến ngay tại các địa bàn nông thôn, tạo điều kiện thu hút lao động nữ, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới.

- Chủ động cập nhật thông tin, trang bị kiến thức, kỹ năng và các mô hình sinh kế để ứng phó với biến đổi khí hậu, thích ứng với những thay đổi bất thường của khí hậu gây ra (lũ lụt, hạn hán, lũ ống, xâm nhập mặn...).

c. Chị em phụ nữ cần:

- Thực hiện các tiêu chí cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, tạo nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hóa tại khu dân cư.

- Chủ động tiết kiệm, tạo nguồn vốn cho chính gia đình mình và giúp những chị em đang gặp khó khăn trong cộng đồng để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.

- Tích cực thực hiện hành động bảo vệ môi trường (không xả rác bừa bãi; không chặt cây, phá rừng; không sử dụng các sản phẩm làm từ động thực vật quí hiếm,...); tuyên truyền đến người thân, giáo dục con cái cùng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường;

Câu hỏi 9: Hãy nêu nội dung chính và điểm mới của nhiệm vụ 3. Hội viên, phụ nữ cần làm gì để triển khai hiệu quả nội dung của nhiệm vụ 3?

            Trả lời:

1. Nội dung chính của nhiệm vụ 3 gồm:

Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

- Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tham mưu đề xuất chính sách; thực hiện giám sát và phản biện xã hội.

- Đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân dân và hợp tác quốc tế.

2. Điểm mới trong nội dung nhiệm vụ có liên quan trực tiếp đến Hội viên, phụ nữ:

- Lấy phụ nữ làm trung tâm; vận động xã hội tham gia giải quyết các vấn đề của phụ nữ.

Hoạt động giám sát và phản biện xã hội, đề xuất chính sách của Hội phải “Lấy hạnh phúc và lợi ích của phụ nữ làm mục tiêu”; hướng tới “ lấy sự hài lòng của phụ nữ làm thước đo chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội”. Do đó các cấp Hội cần bám sát tình hình địa phương, đất nước và nhu cầu, nguyện vọng của phụ nữ để thực hiện chức năng đại diện.

- Thể hiện chính kiến của tổ chức Hội trong các vụ việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em; chủ động và tích cực tham gia giải quyết các vấn đề của phụ nữ.

- Thực hiện phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội” với việc đa dạng hóa, nhân rộng các mô hình tập hợp hội viên tại cơ sở.

3. Để thực hiện hiệu quả các nội dung hoạt động của nhiệm vụ 3, mỗi hội viên và phụ nữ cần:

- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương; chấp hành Điều lệ Hội, xây dựng gia đình hạnh phúc, phấn đấu thực hiện bình đẳng giới.

- Tích cực tham gia sinh hoạt và đóng góp ý kiến tại các buổi họp chi/tổ phụ nữ, các cuộc họp khóm, ấp, sinh hoạt các Câu lạc bộ, các chương trình tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất…

- Chủ động phát hiện và phản ánh các vấn đề tiêu cực trong cộng đồng đến chính quyền địa phương, tổ chức Hội phụ nữ cơ sở; mạnh dạn lên án, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em và người dân trong cộng đồng.

- Chủ động giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại địa phương, đặc biệt các chính sách có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình và trẻ em.

- Tích cực nắm bắt, cập nhật thông tin thời sự chính trị của đất nước từ các kênh thông tin chính thống để có bản lĩnh chính trị vững vàng; không nghe theo sự xúi giục, kích động của các thế lực thù địch; góp phần xây dựng hệ thống chính quyền cơ sở vững mạnh.

- Học tập, nghiên cứu các chính sách, pháp luật của Nhà nước để nghiêm túc thực hiện và giám sát việc thực hiện đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bản thân, gia đình và cộng đồng (Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình…).

- Tham dự các buổi tuyên truyền về chính sách, luật pháp để nâng cao nhận thức; chủ động liên hệ tư vấn từ Tổ tư vấn pháp lý của địa phương để được trợ giúp về pháp lý khi cần giải quyết các vấn đề khúc mắc của bản thân, gia đình.

- Tích cực xây dựng hình ảnh đẹp về người phụ nữ Việt Nam đối với bạn bè quốc tế khi tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch trong và ngoài địa phương; đồng thời quảng bá về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam giàu bản sắc truyền thống.

- Tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ, bảo vệ đường biên, cột mốc trên đất liền và trên biển; tham gia các phong trào ủng hộ xây dựng biển, đảo quê hương.

- Chủ động phát hiện và phản ánh các vấn đề tiêu cực trong cộng đồng đến chính quyền địa phương, tổ chức Hội phụ nữ cơ sở; mạnh dạn lên án, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em và người dân trong cộng đồng.

- Chủ động giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại địa phương, đặc biệt các chính sách có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình và trẻ em.

- Tích cực nắm bắt, cập nhật thông tin thời sự chính trị của đất nước từ các kênh thông tin chính thống để có bản lĩnh chính trị vững vàng; không nghe theo sự xúi giục, kích động của các thế lực thù địch; góp phần xây dựng hệ thống chính quyền cơ sở vững mạnh.

- Học tập, nghiên cứu các chính sách, pháp luật của Nhà nước để nghiêm túc thực hiện và giám sát việc thực hiện đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bản thân, gia đình và cộng đồng (Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình…).

- Tham dự các buổi tuyên truyền về chính sách, luật pháp để nâng cao nhận thức; chủ động liên hệ tư vấn từ Tổ tư vấn pháp lý của địa phương để được trợ giúp về pháp lý khi cần giải quyết các vấn đề khúc mắc của bản thân, gia đình.

- Tích cực xây dựng hình ảnh đẹp về người phụ nữ Việt Nam đối với bạn bè quốc tế khi tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch trong và ngoài địa phương; đồng thời quảng bá về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam giàu bản sắc truyền thống.

- Tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ, bảo vệ đường biên, cột mốc trên đất liền và trên biển; tham gia các phong trào ủng hộ xây dựng biển, đảo quê hương.

4. Đầu tư nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn;

5. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Hội;

6. Mở rộng các hoạt động liên kết, phối hợp;

Câu hỏi 11: Bố cục và những thay đổi chính trong Điều lệ Hội LHPN Việt Nam khóa XII?

            Trả lời:

Điều lệ Hội sửa đổi, bổ sung tại Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII gồm phần mở đầu, 8 chương, 25 điều. So với nhiệm kỳ XI, Điều lệ Hội LHPN Việt Nam có 9 điểm mới căn bản liên quan đến: Tư cách pháp nhân; nhiệm vụ tổ chức Hội; tổ chức thành viên; thôi tham gia Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch/Ban Thường vụ và các chức danh chủ chốt; quy định về Chủ tịch Hội LHPN các xã, phường, thị trấn; công tác giám sát; khen thưởng và kỷ luật; trách nhiệm đóng góp của tổ chức thành viên; phạm vi áp dụng Điều lệ Hội.

Câu hỏi 12: Điều lệ Hội LHPN Việt Nam khóa XII quy định điều kiện để trở thành hội viên Hội LHPN Việt Nam là gì?

            Trả lời:

Trong đó quy định điều kiện để trở thành hội viên Hội LHPN Việt Nam được giữ nguyên như Điều lệ nhiệm kỳ XI. Cụ thể điều 3 của Điều lệ quy định:

Phụ nữ Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, nơi làm việc, nơi cư trú; tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện tham gia tổ chức Hội thì được công nhận là hội viên.

Quy định này được đánh giá là không hạn chế quyền tham gia tổ chức Hội của bất cứ phụ nữ nào nếu họ có nguyện vọng; đảm bảo chặt chẽ hơn về mặt tổ chức và nội dung thực hiện điều khoản này sẽ được nêu cụ thể trong Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội.

Câu hỏi 13: Điều lệ Hội LHPN Việt Nam khóa XII quy định quyền của hội viên như thế nào?

            Trả lời:

Điều 6 Điều lệ Hội LHPN Việt Nam khóa XII quy định rõ về quyền của hội viên như sau:

- Được dân chủ thảo luận và biểu quyết chủ trương, nhiệm vụ công tác Hội; được góp ý, đề đạt nguyện vọng với tổ chức Hội; được tham gia hoạt động, sinh hoạt Hội tại nơi cư trú và nơi làm việc.

- Được Hội hướng dẫn, hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng.

- Được ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan lãnh đạo của Hội theo quy định.

* Điểm mới:

-Thay cụm từ “giúp đỡ” bằng “hỗ trợ” nhằm nâng cao vai trò chủ thể, chủ động của hội viên trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của chính hội viên.

Câu hỏi 14: Điều lệ Hội LHPN Việt Nam khóa XII quy định nhiệm vụ của hội viên như thế nào?

Trả lời: Về nhiệm vụ của hội viên được giữ nguyên như trong Điều lệ của nhiệm kỳ XI, Điều 7 Điều lệ Hội quy định:

1. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.

2. Chấp hành Điều lệ Hội, tích cực tham gia sinh hoạt và các hoạt động Hội, đóng hội phí theo quy định của Điều lệ (mức phí đóng của mỗi hội viên là: 1.000 đồng/tháng)

3. Học tập nâng cao năng lực, trình độ mọi mặt, giữ gìn uy tín và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

4. Đoàn kết, giúp nhau trong công tác, học tập, lao động, đời sống, xây dựng gia đình hạnh phúc, phấn đấu thực hiện bình đẳng giới.

Câu hỏi 15: Phần khen thưởng, kỷ luật được Điều lệ nhiệm kỳ XII quy định như thế nào?

Trả lời: Trong Điều lệ, nội dung khen thưởng được quy đinh tại Điều 22:

1.Đối tượng khen thưởng: tổ chức Hội,tổ chức thành viên, cán bộ Hội, hội viên, phụ nữ và những tập thể, cá nhân khác cóthành tích đóng góp cho công tác phụ nữ được Hội xét khen thưởng hoặc đề nghị Nhà nước khen thưởng.

2Hình thức khen thưởng của Hội gồm: kỷ niệm chương, giải thưởng (Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, giải thưởng Kovalevskaia), bằng khen, giấy khen và các hình thức công nhận khác.

Điều 23 của Điều lệ quy định nội dung kỷ luật:

1.Tổ chức Hội,tổ chức thành viên, cán bộ Hội, hội viên vi phạm Điều lệ Hội, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ chịu hình thức kỷ luật của Hội.

2. Hình thức kỷ luật:

a. Đối với tổ chức Hội: khiển trách, cảnh cáo, giải thể;

b. Đối với tổ chức thành viên: khiển trách, thôi công nhận;

c. Đối với cán bộ Hội: khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc thôi đảm nhiệm chức danh (đối với cán bộ Hội không phải là cán bộ, công chức);

d. Đối với hội viên: khiển trách.