Cách mạng cn anh bắt đầu từ khi nào năm 2024

1 Trương Mỹ Duyên Khái quát,tổng hợp,chỉnh sửa, lên bài và viết phần mở đầu. 2 Nguyễn Thị Hải Yến

Chuẩn bị nội dung về bối cảnh và tiền đề

3 Phạm Thị Ước

Chuẩn bị nội dung về diễn biến cuộc cách mạng công nghiệp

4 Nguyễn Thị Trà Giang Chuẩn bịm nạộng công nghii dung về đặc điểệp Anhm của cách

5 Khuất Thị Phương Anh

Chuẩn bị nội dung về tác động, ý nghĩa, bài học rút ra từ cuộc cách mạng

LỜI MỞ ĐẦU

Lịch sử là gì? Đó là tiếng vọng của quá khứ trong tương lai và là ánh phản chiếu của tương lai trên quá khứ. -Victor Hugo- Trong những năm gần đây, thế giới ngày càng phát triển và hiện đại hơn kéo theo đó là nhu cầu tiêu dùng của con người cũng gia tăng. Đó là nền tảng giúp cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp ngày càng đầu tư mở rộng và không ngừng tiến triểnà để có được sự tiến triển như ngày hôm nay thì con người đã phải trải qua rất nhiều cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử.

Vậy cách mạng công nghiệp là gì? Cách mạng công nghiệp hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi "Cách mạng công nghiệp" thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Ảnh hưởng của nó diễn ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ trong suốt thế kỷ 19 và sau đó là toàn thế giới.

Trong cách cuộc cách mạng công nghiệp thì cách mạng công nghiệp ở Anh diễn ra mạnh mẽ nhất, nó có ảnh hưởng sâu rộng đến cách cuộc cách mạng về sau và để lại nhiều bài học giá trị cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay.

Tìm hiểu và cuộc cách mạng công nghiệp Anh, chúng em sẽ phân tích và nghiên cứu qua 2 mục lớn:

A. BỐI CẢNH VÀ TIỀN ĐỀ CỦA CUỘC CÁCH

MẠNG CÔNG NGHIỆP

I. Bối cảnh lịch sử

Sau cách mạng tư sản Anh, chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Nền kinh tế nước Anh càng ngày càng phát triển kéo theo đó nhu cầu của con người cũng gia tăng. Vì vậy, đòi hỏi các nhà tư sản phải nghĩ ra biện pháp để gia tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm để phục vụ người dân. Vì vậy, những năm 60 của thế kỉ XVIII, máy móc đã được phát minh và sử dụng trong sản xuất đầu tiên ở Anh, trước hết là ở ngành dệt với sự ra đời của máy kéo sợi Gien-ni. Và cách mạng công nghiệp Anh cơ bản hoàn thành vào những năm 40 của thế kỉ XIX khi hệ thống công xưởng dựa trên kỹ thuật cơ khí của chủ nghĩa tư bản đã hình thành và thể hiện ưu thế hơn hẳn so với sản xuất thủ công nghiệp và các công trường thủ công.

II. Tiền đề

Ở Anh cách mạng tư sản diễn ra sớm nên chế độ tư bản chủ nghĩa cũng ra đời sớm hơn giúp đất nước này có những tiền đề thuận lợi để phát triển cách mạng công nghiệp so với các nước khác.

Về kinh tế, nước Anh đã trải qua quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản rất tàn khốc và điển hình. Nó tàn khốc bởi sau khi bước lên vũ đài chính trị năm 1688, giai cấp tư sản và địa chủ đã lạm dụng quyền hành của mình mà mưu lợi riêng, lợi dụng tình trạng hợp pháp tiến hành khoanh chiếm đất, cướp đoạt đất của nông dân để mở trang trại chăn nuôi khiến cuộc sống đã khó khăn lại càng trở nên bần cùng. Nó điền hình bởi trên thế giới bấy giờ hầu như nơi đâu cũng xuất hiện tình cảnh ``kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu”, người giàu thì càng trở nên giàu có trên nỗi đau, khó khăn của người nông dân, nô lệ. Nhưng ta cũng không thể

phủ nhận nhờ quá trình tích lũy nguyên thủy này đã góp phần làm cho kinh tế nước Anh phát triển tạo tiền đề cho Cách mạng công nghiệp Anh.

Để có thể nhanh chóng tiến đến cách mạng công nghiệp, nước Anh đã tích lũy được số vốn nhất định từ việc buôn bán len dạ với giá độc quyền, trao đổi không ngang giá với các nước thuộc địa và các nước lạc hậu khác như Bắc Mỹ, Ấn Độ, Ailen, Đức... Năm 1701, xuất khẩu len đạt trị giá 2 triệu bảng Anh, chiếm khoảng hơn 1/4 tổng giá trị xuất khẩu và đến năm 1770 đạt 4 triệu bảng Anh, chiếm khoảng từ 1/4 đến 1/3 tổng giá trị xuất khẩu của nước Anh. Từ năm 1780 đến năm 1800 giá trị xuất khẩu tăng lên 2,7 lần, đạt 55,831 triệu bảng Anh; giá trị nhập khẩu tăng 3 lần, đạt 55,4 triệu bảng Anh. Ngoài việc dựa vào ưu thế ngoại thương, Anh còn chú trọng vào việc khai thác thuộc địa mở rộng thị trường. Các cuộc xâm chiếm và khai thác thuộc địa đã cung cấp một nguồn tài chính lớn cho cuộc cách mạng công nghiệp Anh. Đế quốc Anh chiếm Ailen (1649-1652), cướp thuộc địa của Tây Ban Nha (châu Mỹ), của Pháp (Canađa, Ấn Độ...), của Hà Lan (Nam Phi, Ốtxtrâylia) ..úc bấy giờ có thể nói mặt trời không bao giờ lặn ở nước Anh. Sở hữu nhiều thuộc địa như vậy nên việc buôn bán nô lệ cũng đã góp vốn giúp cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh diễn ra sớm. Ở Anh lúc bấy giờ có hẳn cả công ti chuyên buôn bán nô lệ và Liverpool trở thành trung tâm buôn bán nô lệ lớn. Vào những năm 80 của thế kỷ XVIII, lợi nhuận về buôn bán nô lệ của Liverpool lên tới 300 bảng Anh mỗi năm.

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp cũng là tiền đề cho cách mạng công nghiệp Anh. Năm 1801, “Đạo luật về rào đất” được ban hành, cho phép chủ đất thả cửa cướp ruộng đất của nông dân. Sau khi cướp đoạt ruộng đất của nông dân, các quý tộc lại thuê họ lao động, tổ chức thành các trang trại kinh doanh theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Trong sản xuất đã có những cải tiến kỹ thuật như cày nặng có hai bánh xe do bò kéo đã thay thế cho loại cày nhẹ không có bánh xe, dùng bùn, vôi, trồng điền thanh để bón ruộng. Không có một nước nào trong thời kỳ này nông nghiệp được phát triển như vậy. Nền nông nghiệp Anh cung cấp ngày càng nhiều lông cừu cho nghề dệt len dạ. Công nhân nông nghiệp là những người tiêu thụ hàng công nghiệp. Nông nghiệp phát triển là cơ sở cho công nghiệp. Ngược lại, khi thành thị phát triển,

B. TIẾN TRÌNH VÀ HẬU QUẢ CỦA CUỘC

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

I. Diễn biến cuộc cách mạng công nghiệp Anh

Cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh diễn ra mạnh mẽ cùng với sự phát triển của các nhà máy công nghiệp vào những năm 60 của thế kỷ XVIII nhưng những dấu hiệu đầu tiên của cuộc cách mạng là những phát minh, những cải tiến kỹ thuật đã xuất hiện từ đầu thế kỷ.

Năm 1733, người thợ dệt kiêm thợ máy John Kay đã phát minh “cái thoi bay” chạy bằng dây và sức đẩy của bàn đạp thay thế việc đưa bằng tay, bắt đầu sự phát triển của ngành dệt. (Năm 1760, thoi bay của John Kay đã được sử dụng rộng rãi ở các cơ sở dệt vùng Lancashire và sau đó ở nhiều vùng khác. Việc áp dụng phổ biến thoi bay đã gây ra mâu thuẫn trong ngành dệt: dệt nhanh dùng nhiều sợi nhưng sợi không cung cấp kịp. Vì thiếu sợi, nên năm 1761 “Hội cổ động nghệ thuật và kỹ nghệ” đã treo giải thưởng cho bất kỳ một phát minh nào về máy kéo sợi).

Năm 1768, một thợ mộc kiêm thợ dệt là James Hargreave đã đóng được một bàn kéo sợi và đặt tên là “Jenny” theo tên con gái mình, đánh dấu sự phát triển của ngành kéo sợi. (Sau đó nó bắt đầu được sử dụng phổ cập và đến năm 1778 đã có gần 20 cái. Sợi của máy Jenny có ưu điểm là mượt, song không bền. Năm 1779, một chủ đất nhỏ kiêm thợ thủ công Samuel Compton đã đóng được chiếc máy kéo sợi có ưu điểm vừa mịn, vừa bền. Việc sử dụng máy kéo sợi mới đã tăng khối lượng sợi lên nhanh chóng, khiến cho các thợ dệt làm không kịp. Nghề dệt bằng tay đã hạn chế sự phát triển của công nghiệp vải bông. Việc chế tạo ra máy dệt đã trở thành đặc biệt thời sự).

Năm 1785, nhà tu hành Edmund Cartwright, với sự tham gia của một người thợ mộc, và một người thợ rèn, đã chế tạo được chiếc máy dệt đầu tiên.

(Sau đó được nhiều người cải tiến, đến đầu thế kỷ XIX thì máy dệt đã được sử dụng rất phổ biến, đến giữa thế kỷ XIX thì máy dệt đã có hình thức tương tự như hiện nay. Kỹ thuật dệt vải đổi mới, các ngành có liên quan như tẩy trắng, in hoa, nhuộm màu cũng có nhiều cải tiến).

Những phát minh lớn nảy sinh cả trong ngành luyện kim. Ngay từ đầu thế kỷ XVII, năm 1735, người ta phát minh ra phương pháp điều chế than cốc-dùng than đá để nấu gang thay cho dùng gỗ vì gỗ đã bắt đầu khan hiếm (do nhu cầu sản xuất máy dệt, máy kéo sợi gia tăng).

Năm 1784, Henry Cort phát minh ra cách dùng than đá để nấu gang thành sắt, mở ra một giai đoạn mới cho cuộc cách mạng trong ngành luyện kim. (Việc áp dụng phát minh mới đã làm cho năng suất lao động trong ngành luyện kim tăng lên. Sắt nhiều, người ta bắt đầu thay thế các công trình trước kia bằng gỗ. Năm 1789, cầu sắt đầu tiên được xây dựng tại thành phố Looc (Anh). Công nghiệp phát triển, yêu cầu phải tăng cường các phương tiện giao thông và đường giao thông. Cách mạng trong ngành giao thông bắt đầu từ việc xây dựng kênh đào. Năm 1755, kênh đào đầu tiên dài 11 dặm được xây dựng gần Liverpool. Trong khoảng thời gian từ 1761 đến 1766 một kênh đào dài 29 dặm được hoàn thành từ Manchester qua Chester đến Mersey phía trên Liverpool. Từ thời điểm này, hệ thống kênh đào được mở rộng nhanh chóng. Trong khoảng thời gian 1/ đầu thế kỷ XIX, ở Anh đã có đến 4 dặm kênh đào. Giai đoạn hai của cuộc cách mạng về giao thông mở đầu bằng việc đóng tàu thuỷ. Từ năm 1812 đến 1854 là giai đoạn ba của cuộc cách mạng trong lĩnh vực giao thông vận tải - xây dựng đường sắt. Năm 1825, đoạn đường sắt đầu tiên trên thế giới được khánh thành nối Stockton với Darlington. Năm 1830, đường sắt chạy từ Manchester đến Liverpool được xây dựng, tuyến này có ý nghĩa quan trọng với hoạt động buôn bán. Đến năm 1849, liên minh vương quốc Anh – Xcốtlen - Ailen đã có 5 dặm đường sắt. Vận tải đường sắt phát triển nối liền các hải cảng với các vùng hẻo lánh nằm sâu trong nội địa. Đường sắt đã góp phần thúc đẩy nhịp độ phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Cuộc cách mạng trong lĩnh vực năng lượng có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển các ngành công nghiệp).

Năm 1784, Jame Watt đã sáng chế ra máy hơi nước. Đó được coi là biểu tượng cho thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản. (Ở Anh từ năm 1801 các nhà

II. Đặc điểm của cách mạng công nghiệp Anh

Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ ngành dệt bằng sợi bông vải. Ở Anh nghề dệt sợi bằng bông vải là một ngành công nghiệp mới vươn lên. Nếu so sánh với ngành dệt len nỉ có một lịch sử lâu dài, nó không bị sự ràng buộc về mặt truyền thống cũ, không bị hạn chế bởi các loại sản phẩm tương đối dễ áp dụng kỹ thuật mới. Trước thế kỷ thứ 18, chất lượng của mặt hàng dệt sợi bằng bông vải của Anh rất thấp kém, không thể cạnh tranh được với mặt hàng này của Ấn Độ, Trung Quốc. Thời bấy giờ, người ta xem việc mặc vải dệt bằng sợi bông của Trung Quốc và Ấn Độ là một thời thượng. Để bảo vệ ngành dệt sợi trong nước được phát triển, năm 1700 quốc hội Anh đã thông qua một pháp lệnh, cấm hắn không cho nhập cáng những sản phẩm dệt sợi bằng chỉ bông vải của Ân Độ, Trung Quốc và Iran. Trong pháp lệnh này có nói: nhập khẩu hàng vải dệt bằng sợi bông vải làm tốn bao nhiêu tiền tài của quốc gia, cướp mất công ăn việc làm của nhân dân. Nhưng, nước Anh chỉ có cách áp dụng kỹ thuật mới có thể cạnh tranh lại với hàng dệt bằng sợi bông vải của Ấn Độ, Trung Quốc trên thị trường quốc tế. Do nhu cầu cạnh tranh về các loại mặt hàng mới đã thúc đẩy hàng loạt những phát minh mới lần lượt là: con thoi dệt vải, máy kéo sợi Jenny, máy kéo sợi chạy bằng thủy lực, máy Mule, máy dệt vải, ... Trong cuộc cách mạng công nghiệp tại Anh ngành dệt sợi chính là ngành đầu tiên thực hiện cơ giới hóa. Ngoài những loại máy kéo sợi và dệt bằng chỉ bông vải, còn xuất hiện thêm một số máy móc phối hợp khác như máy làm sạch bông vải, máy chải bông vải, máy tẩy, máy nhuộm. Tất cả các loại máy móc này hợp lại thành một hệ thống máy móc phức tạp. Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ công nghiệp nhẹ (dệt, kéo sợi) sau đó lan sang công nghiệp nặng (Luyện kim, cơ khí,...) Ngành dệt sợi chính là ngành có tác dụng dẫn đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp. Nó đã thúc đẩy các ngành mỏ than đá, nấu luyện sắt thép được phát triển theo, đồng thời, cũng thúc đẩy cho việc nghiên cứu và phát minh ra các máy động lực với đỉnh cao nhất là chế tạo máy hơi nước. Máy dệt sợi chỉ là những loại máy công cụ, nó còn phải có một động lực để chuyển động. Điều đó sức người không thể làm được, nếu lợi dụng sức gió thì lại không ổn định, không thể khống chế theo ý muốn. Nếu dùng sức gia súc

như ngựa, thì phí tốn quá cao và lắm khi gia súc không nghe theo lời điều khiển. Do vậy, thời bấy giờ chủ yếu là dùng sức nước. Nhưng muốn dùng sức nước phải có một địa điểm mà độ chênh lệch của mặt nước tương đối cao. Do vậy, công xưởng cần phải xây dựng gần chỗ có nguồn nước ở vùng đông quê, chứ không thể xây dựng được ở những nơi có đường giao thông tiện lợi, cũng như ở thành thị. Nhưng, sức nước chảy cũng không thể mạnh theo ý muốn, nhất là đến mùa khô kiệt thì sẽ không còn cách nào bổ sung chịu sự hạn chế về mùa tiết. Cho nên việc phát minh một nguồn động lực không bị điều kiện thiên nhiên chi phối và hạn chế là một đòi hỏi hết sức cấp bách để phát triển công nghiệp. James Watt (1736-1819) là một người thợ sửa chữa máy tại trường đại học Glasgow. Ông là người hiểu biết sâu rộng, đã từng đọc qua rất nhiều quyển sách viết về vật lý học, hóa học. Tháng 4 năm 1784, Watt đã sáng chế ra máy hơi nước và cho biết loại máy hơi nước của mình sẽ là nguồn động lực có thể dùng phổ biến và rất thích hợp cho các ngành đại công nghiệp. Chính máy hơi nước của Watt đã giải quyết được vấn đề động lực cần thiết để các ngành đại công nghiệp phát triển. Nó đã thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp đi vào chiều sâu lẫn chiều rộng. Những xưởng nấu sắt thép dùng máy hơi nước để chạy máy bơm hơi, giúp cho các lò cao có đầy đủ sức gió; các mỏ than đá dùng máy hơi nước dùng để chạy máy bơm hút nước từ các hầm lò lên; ngành dệt dùng máy hơi nước để tạo ra động lực chuyển động các loại máy công cụ. Việc sử dụng máy dệt và kéo sợi bông vải, đặc biệt là việc phát minh ra máy hơi nước đã thúc đẩy các ngành công nghiệp khác cải tiến kỹ thuật. Thập niên 80 của thế kỷ 18, ngành dệt len nỉ bắt đầu sử dụng máy móc. Ngành dệt sợi gai sử dụng máy móc chậm hơn. Năm 1810, người Pháp thí nghiệm sử dụng máy móc để dệt sợi gai thành công. Sau đó, người Anh cải tiến thêm và mở rộng việc sử dụng máy móc trong ngành dệt này. Những ngành khác trong công nghiệp nhẹ như ngành làm giấy, in ấn, cũng lần lượt sử dụng máy móc để sản xuất. Việc sử dụng máy hơi nước đã làm cho mỏ than đá và mỏ sắt vốn rất phong phú ở Anh càng có giá trị hơn. Công nghiệp khai thác than đá và luyện sắt thép ở Anh đã trở thành cây trụ chống cho nền công nghiệp cận đại của Anh. Ngành nấu luyện kim loại là một trong những ngành công nghiệp cổ xưa nhất của nước Anh. Trước đây họ dùng than gỗ để nấu chảy quặng sắt. Về sau, các rừng gỗ lần lượt bị đốn sạch, sản lượng than gỗ không còn nhiều, khiến ngành sản xuất gang giảm. Do vậy, nước Anh bắt buộc phải nhập khẩu các loại

Nhờ sản xuất bằng máy nên năng suất lao động tăng lên, khiến cho giá thành sản phẩm công nghiệp và giá bán giảm xuống rõ rệt. Trong vòng 100 năm, chi phí sản xuất ở nước Anh giảm xuống khoáng 49,8 lần. Thủ công nghiệp và công trường thủ công trở nên bất lực trước hệ thống công xưởng bởi chi phí sản xuất của nó thấp và hàng hóa rẻ hơn nhiều.

  1. Tác động đến sự phát triển nông nghiệp

Ruộng đất tập trung vào những địa chủ lớn, trong sản xuất nông nghiệp đã hình thành những trang trại sử dụng lao động làm thuê. Thời gian này có khoảng 1 triệu công nhân trồng lúa mì. Chính quyền đảm bảo việc tiêu thụ nông phẩm.

Năm 1815, “Luật lúa mì” được ban hành quy định giá lúa mì cao. Tuy nhiên, trong nửa cuối thế kỷ XIX, giá lúa mì giảm đi tới 4 lần. Lúc đó, các trại chủ thu hẹp diện tích trồng lúa mì và phát triển chăn nuôi nhằm cung cấp thực phẩm cho thành phố.

  1. Thúc đẩy đô thị hoá diễn ra nhanh chóng

Xuất hiện thêm những khu công nghiệp, xây dựng các thành phố sôi động và phát triển hơn. Các xí nghiệp mới phát triển gồm các cơ sở nguyên liệu, năng lượng.

Thành phố Lancashire trở thành trung tâm của ngành công nghiệp vải bông. Tại Xcốtlen xuất hiện nhiều khu công nghiệp mới. Nhiều thành phố mới được xây dựng như: Liverpool, Manchester, Birmingham. Dân số thành thị tăng lên 3,5 lần trong những năm 1750-1871. Trong khi đó dân cư nông thôn giảm xuống nhanh chóng, từ 35% tồng số dân năm 1811 xuống 20,9% năm 1851 và 14,2% năm 1871 (trong tổng số dân là 22.712 người).

  1. Thay đổi vị thế của nền kinh tế nước Anh khi so sánh với các nền kinh tế khác

Với cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra sớm nhất đã đưa nước Anh trở thành nước hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa đầu tiên trên thế giới (năm

1870). Do ưu thế của hệ thống công xưởng nên nước Anh đã chiếm vị trí hàng đầu trong nền kinh tế thế giới trong suốt thời kỳ trước độc quyền.

Nước Anh được mệnh danh là “công xướng của thế giới”, là nơi cung cấp máy móc cho nhiều nước tiến hành cách mạng công nghiệp sau nó. Sản xuất công nghiệp của Anh chiếm 45% sản xuất công nghiệp của thế giới vào năm 1848. Năm 1870, mặc dù sản xuất công nghiệp ở một số nước đã phát triển mạnh như Mỹ, Đức thì sản xuất công nghiệp của Anh vần còn chiếm 31,8%.

Các trung tâm kinh tế thế giới dần chuyển sang nước Anh. Vào thế kỷ XIX, Anh trở thành “người bá chủ mặt biển”. Năm 1815, trọng tải của hạm đội biển Anh là 2,2 triệu tấn, năm 1850 là gần 3,4 triệu tấn, chiếm 60% tổng trọng tải đường biển thế giới. Gần cuối thế kỷ XIX, London trở thành thủ đô của thương mại thế giới. Năm 1870, tổng mức chu chuyển hàng hóa toàn thế giới là 37,5 tỷ mác thì riêng Vương quốc Anh (gồm các thuộc địa Anh) chiếm 14 tỷ mác (37,3%).

IV. Ý nghĩa và hậu quả về mặt xã hội kinh tế của cuộc cách mạng

công nghiệp

Đây là một cuộc cách mạng về kỹ thuật và nó còn là một sự thay đổi sâu sắc về mặt xã hội. Đối với xã hội Anh thậm chí cả xã hội loài người, nó đều có một ảnh hưởng rất to tát. Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho sức sản xuất của xã hội phát triển một cách lớn lao.

Cuộc cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy sự phân bố lại lực lượng sản xuất và phân công lại lao động xã hội. Trước hết là cuộc di cư lên phía Bắc và phía Đông - vùng phát triển nhất mà trung tâm là thành phố London.

Cách mạng công nghiệp đã làm phá sản thợ thủ công và nông dân, biến họ thành những người vô sản đi làm thuê trong các nhà máy. Giai cấp vô sản hình thành và ngày càng tăng lên, họ phải làm việc 12-14 tiếng một ngày, trong khi tiền lương thực tế bị giảm xuống. So với năm 1800, tiền lương thực tế của công nhân Anh năm 1809-1818 thấp hơn đến 28%; đời sống của công nhân ngày càng bị bần cùng hóa.