Những lỗi hay gặp khi làm bánh cookie năm 2024

Trước khi làm bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ làm cookie để thuận tiện trong quá trình nướng. Các dụng cụ cơ bản không thiể thiếu đó là:

  • Cân điện tử
  • Bát trộn
  • Thìa spatula
  • Phới lồng
  • Cán bột
  • Bộ thìa đong và cốc đong
  • Giấy nến chống dính
  • Dụng cụ tạo hình: túi bắt kem và đui bắt kem hoặc khuôn nhấn tạo hình

\>> Mua đầy đủ dụng cụ làm cookies tại đây

Những lỗi hay gặp khi làm bánh cookie năm 2024

Một số dụng cụ làm bánh cookies

2. Chuẩn bị nguyên liệu

Dựa theo công thức, bạn cần đong nguyên liệu làm cookies cho chính xác, nếu không bánh sẽ rất dễ thất bại.

Những lỗi hay gặp khi làm bánh cookie năm 2024

Nguyên liệu làm cookies

Abby mách bạn một số tip chọn và xử lí nguyên liệu như sau:

  • Chọn bơ kỹ và chất lượng, vì bơ tạo nên độ giòn xốp cùng vị thơm của bánh. Nếu bạn dùng bơ không ngon, bánh của bạn sẽ có mùi khét của chất béo bị cháy, rất khó chịu. Các loại bơ bạn có thể chọn: bơ anchor, bơ fieder Úc.
  • Chọn đường

+ Đường vàng: khiến bánh vàng hơn, ngọt hơn, nhưng làm bánh sẽ không đạt được độ cứng như đường trắng vì đường vàng hút ẩm nhanh hơn.

+ Đường trắng: bánh trắng hơn, độ ngọt theo kiểu đơn sắc và giúp bánh có độ cứng và khô hơn.

+ Đường hạt to khiến bánh giòn cứng hơn, đường hạt mịn khiến bánh giòn xốp hơn.

  • Hỗn hợp bột có nhiều đường sẽ bị chảy hơn sau khi nướng. Đường tinh luyện hạt thô làm tăng độ chảy trong khi đường xay mịn làm giảm độ chảy.
  • Nguyên liệu cần để ở nhiệt độ phòng, nhất là bơ vì nó liên quan trực tiếp tới độ xốp và ổn định hình dạng, mùi vị của bánh. Bơ mềm quá, khi đánh nhuyễn với đường có nguy cơ chuyển sang dạng chất lỏng (nhất là mùa hè) sẽ khiến hỗn hợp không đạt và khi nướng nhanh cháy khét, khiến bánh biến dạng. Bơ cứng thì đánh bông khó, lâu, hỗn hợp không mịn màng.
  • Không nên cho hoa quả tươi vào cookies vì khó kiểm soát được độ ẩm của hỗn hợp hơn và có thể sẽ khiến bánh của bạn thừa nước và nhanh hỏng.

\>> Mua đầy đủ nguyên liệu làm cookies

3. Quá trình làm cookies

Các bước làm cookies thông thường:

  1. Đánh bông bơ và đường
  2. Cho trứng vào đánh đều
  3. Cho hỗn hợp khô (bột + chất xúc tác nếu có)
  4. Cho các loại hạt, quả khô, socola… vào trộn đều
  5. Để lạnh
  6. Nướng
  7. Để nguội và đóng gói

Những lỗi hay gặp khi làm bánh cookie năm 2024

Làm cookies

Lưu ý trong các bước làm cookies:

  • Không nên trộn bột quá kỹ mà chỉ trộn đến khi các nguyên liệu đồng nhất. Trộn bột quá kỹ sẽ kích hoạt gluten – một loại tinh bột sẽ làm cứng và giòn bánh khi nướng. Trộn bột càng kỹ, gluten được kích hoạt càng nhiều, khi đó bột làm bánh sẽ bị chai. Nếu bánh có trứng thì trộn bột lâu sẽ làm trứng bị xẹp, bánh không nở được.
  • Để bột lạnh khoảng trước khi cán và tạo hình cho bánh để giúp thành phẩm có hình dáng ổn định. Nếu không để lạnh, bột sẽ rất khó cắt vì bơ có trong bột sẽ nhanh chóng tan chảy ở nhiệt độ cao, làm bột bánh mềm, dính vào tay, cây cán bột và dụng cụ cắt.
  • Trong cùng một mẻ bánh, bạn nên cắt sao cho những chiếc bánh cùng một kích cỡ. Vì bánh cùng kích cỡ sẽ có thời gian nướng như nhau, nếu kích cỡ bánh quá chênh lệch, những chiếc bánh nhỏ nhất sẽ bị cháy trong khi những cái to chưa kịp chín.
  • Không xếp cookies quá gần nhau khi nướng, vì mọi loại cookies đều cần một không gian rộng trên khay bánh đủ để bánh phồng nở. Nếu xếp quá gần, bánh sẽ không phồng hết hoặc bị biến dạng
  • Khay nướng cần được chống dính. Nếu không chống dính cho bánh trong quá trình nướng, bánh rất có thể sẽ bị cháy đáy, làm mùi và vị của bánh biến đổi. Có thể chống dính bằng tấm silicon hoặc giấy nến, chống dính bằng dầu ăn quá nhiều sẽ làm bánh bị chảy xệ.
  • Cần theo dõi cẩn thận nhiệt độ và thời gian nướng bánh. Chỉ 1 phút quá thời gian sẽ làm bánh bị cháy vàng. Sau khi nướng cần dỡ bánh khỏi khay nướng ngay nếu bánh đã đạt yêu cầu vì khay nướng nóng có thể làm bánh bị cháy hơn.
  • Cần làm nguội bánh sau khi lấy ra khỏi lò, tuyệt đối không làm nguội bằng tủ lạnh. Nếu bánh quy rất mềm thì không di chuyển khỏi khau nướng cho đến khi bánh nguội bớt và cứng hơn để có thể di chuyển được.
  • Sấy cookies nếu muốn bánh giữ được lâu hơn và giòn hơn.

Chú ý những chi tiết nhỏ từ việc chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu, trộn bột, tạo hình cho tới nướng bánh, bạn sẽ có những chiếc bánh cookies ngon và giòn đúng điệu. Chúc các bạn thành công!

​Bạn mới chân ướt chân ráo bước vào lĩnh vực làm bánh nên chưa có nhiều kinh nghiệm làm bánh và dễ mắc phải lỗi trong quá trình làm bánh. Có những lỗi nghe có vẻ rất "ngớ ngẩn", nhưng thực sự là có nhiều người vô tình mắc phải dẫn đến hỏng bánh, phí nguyên liệu. Vậy bài viết sau đây sẽ chỉ ra và giúp bạn tránh khỏi những lỗi cơ bản trong quá trình làm.

1. Không làm nóng lò nướng bánh trước đến nhiệt độ cần thiết. - Các bạn chú ý sẽ thấy trong các công thức bánh luôn có bước thực hiện đầu tiên, đó là: làm nóng lò nướng ở nhiệt độ x0C. Là bước đầu tiên trước các bước khác, bởi vì bột bánh phải cho vào lò khi lò đã đạt nhiệt độ nướng yêu cầu. Lò nướng cần thời gian để tăng từ nhiệt độ phòng lên đến nhiệt độ nướng yêu cầu, nhiệt độ nướng càng cao thì lò càng mất nhiều thời gian để làm nóng lò - Tốt nhất là nên có 1 chiếc đồng hồ đo nhiệt độ đặt vào chính giữa lò, nhìn đồng hồ là biết lò đã đạt nhiệt độ chưa, bởi vì những lò nướng thông dụng dùng trong gia đình với giá cả bình dân (vài triệu đồng) thường bị vấn đề là nhiệt độ thực tế cao hoặc thấp hơn nhiệt độ vạch ghi trên lò. Còn các lò nướng bánh công nghiệp thường đồng hồ sẽ đạt chuẩn hơn. - Có nhiều người tưởng lầm và đã sai khi trộn bột xong, cho khuôn vào lò, lúc đó mới vặn lò, như vậy chắc chắn bánh sẽ hỏng và ra lò ko chuẩn. 2. Không để ý chế độ thanh nhiệt. - Lò nướng có 3 chế độ bật thanh nhiệt: trên, dưới và cả hai. Trừ phi trong công thức nói rõ, còn hầu hết các loại bánh đều được nướng ở chế độ 2 thanh nhiệt, nếu có thay đổi gì trong quá trình nướng cũng sẽ được ghi rõ trong công thức. Có nhiều chị em nướng bánh tưởng và tự ý thay đổi chế độ thanh nhiệt. - Trước khi bắt đầu bật lò, luôn nên kiểm tra chế độ thanh nhiệt, đề phòng có người khác không phải bạn đụng đến lò và vặn (bé con trong nhà chẳng hạn), hoặc lần trước bạn vừa nướng pizza đang để ở chế độ thanh nhiệt dưới, lần này làm cake lại quên không chỉnh lại, thế là đi tong chiếc bánh. 3. Đặt sai vị trí khay nướng: - Hầu hết các loại bánh đều được nướng ở vị trí chính giữa lò, nếu có gì đặc biệt (ở dưới rãnh thấp nhất hoặc cao nhất) thì đều sẽ được nhắc đến trong công thức. Trong khi nướng các bạn không nên tuỳ ý thay đổi vị trí đặt vỉ nướng, vì việc lấy bánh ra khỏi lò trong lúc nướng là vô cùng tối kị vì bánh sẽ bị thay đổi nhiệt độ quá nhiều. Các bánh càng "mong manh dễ hỏng" như chiffon, gato… mà bị lấy ra rồi lại cho vào thì rất dễ toi, ko những thay đổi nhiệt độ mà lực tác động vào lúc cầm khuôn ra vào cũng làm rung động cấu trúc đang nở của bánh. 4. Dùng khay đen có sẵn trong lò để nướng cookies/bánh cuộn. - Khay đen đi kèm lò nướng nói chung là vô tác dụng, bởi bạn có dùng nó thì cũng sẽ chuốc thêm phiền toái. - Khi dùng khay đen nướng cookies, vì nó màu đen nên nó hấp thu rất nhiều nhiệt, bánh cookies lại là những loại nhỏ, mỏng, rất dễ bị ảnh hưởng dù với sự chênh lệch nhiệt độ rất nhỏ. Vì thế mặt dưới bánh quy sẽ bị nóng hơn, mau cháy hơn, trong khi mặt trên còn chưa kịp đổi màu hoặc thậm chí còn chưa chín.

II. Lỗi dùng khuôn 1. Dùng sai kích thước khuôn được yêu cầu trong công thức - Nhiều bạn tự ý thay đổi kích thước khuôn mà quên mất rằng khi thay đổi như vậy, nhiệt độ nướng và thời gian nướng cũng cần thay đổi theo. - Cụ thể, bột bánh đổ vào khuôn 20cm có độ dày là 5cm, đổ vào khuôn 16cm sẽ dày 8cm, đổ khuôn 25cm sẽ dày 3cm. Như vậy bánh ko thể nướng ở cùng nhiệt độ và thời gian như khuôn 20cm, bởi bánh trong khuôn 16cm sẽ chưa chín và bánh khuôn 25cm sẽ bị cháy. - Nguyên tắc thay đổi nhiệt độ là: bánh càng dày, càng to thì nướng ở nhiệt độ thấp hơn và thời gian lâu hơn; bánh càng nhỏ, càng mỏng thì nướng ở nhiệt độ cao hơn và thời gian ngắn hơn. Thay đổi bao nhiêu thì lại tuỳ theo kinh nghiệm làm bánh và kiến thức. 2. Bôi trơn/lót giấy nướng ko đúng lúc đúng chỗ - Không phải loại bánh nào cũng cần bôi trơn khuôn hay lót giấy nướng bánh chống dính, mặc dù hầu hết các loại bánh sẽ làm như vậy. - Bánh chiffon luôn không cần bôi trơn khuôn hay lót giấy.

III. Lỗi với nguyên liệu 1. Nhầm lẫn giữa khối lượng và thể tích - 2 nguyên liệu có cùng thể tích chưa chắc đã có cùng khối lượng. Điều đơn giản này cũng bị nhiều bạn ko để ý, dẫn tới tự quy đổi sai, vô tình làm sai lệch công thức. 2. Dùng thìa đong, cup đong sai - Nhiều bạn có bộ thìa đong, bộ cup đong nhưng lại chưa để ý đong thế nào là chuẩn, có người đong võng (ít hơn) và có người đong vồng (nhiều hơn). - Cách đong chuẩn là bạn đong thật đầy, ko cần ấn chặt, sau đó dùng 1 dụng cụ gạt phẳng mặt, như vậy sẽ có được lượng đong chuẩn. Điều này áp dụng với nguyên liệu khô, còn nguyên liệu lỏng thì đương nhiên bạn đong đầy đến mặt là ko thế đong quá được nữa 3. Tự ý thay đổi nguyên liệu không thể thay thế cho nhau - Có nhiều trường hợp tự ý thay thế nguyên liệu trong công thức mà không đặt ra câu hỏi trước là chúng có thể thay thế cho nhau ko, hoặc tự ý bỏ đi nguyên liệu đó vì không có. Ví dụ, ko có men (yeast), thay bằng baking powder vì thấy là chúng cùng tác dụng làm bánh nở !!! Hết baking powder, baking soda thì bỏ qua luôn, ko dùng đến nữa !!! Các bạn chỉ cần lưu ý là tuyệt đối không được tự ý thay đổi thêm bớt như vậy. - Các bạn chỉ nên thay thế những nguyên liệu có thể thay thế cho nhau, ví dụ: các loại hạt (nuts): thay vì cho óc chó, có thể dùng hạnh nhân, hạt điều, vv.. sẽ không làm thay đổi công thức quá nhiều, chỉ thay đổi về vị (các loại hạt khác nhau vị khác nhau). - Thay thế các loại hoa quả cũng cần lưu ý là có loại thì nhiều nước, có loại lại ít nước, sẽ ảnh hưởng đến độ ẩm tổng thể của bánh.

IV. Lỗi trộn bột 1. Trộn bột quá kĩ - Đây là lỗi mọi người thường gặp phải nhất, vì tâm lý là sợ trộn chưa đủ. Các bạn nên đọc kĩ công thức, để ý đến những từ ngữ kiểu như: trộn vừa quện, đánh bông mềm, đánh bông cứng, trộn nhẹ tay, trộn mạnh tay, trộn từ từ, trộn nhanh tay …còn nhẹ hay mạnh ở cường độ nào, nhanh chậm ở tốc độ nào, thì cái này sẽ có kinh nghiệm khi làm bánh nhiều. 2. Cho nguyên liệu không đúng thứ tự các bước trong công thức. 3. Nhiệt độ các nguyên liệu chưa đúng - Thông thường nhất là các nguyên liệu cần được để ở nhiệt độ phòng trước khi dùng để làm bánh. Vì thế, những nguyên liệu chúng ta phải cất trong tủ lạnh như bơ, sữa tươi, creamcheese, whipping cream,trứng… khi dùng để làm bánh cần đem ra ngoài trước 1 khoảng thời gian để các nguyên liệu này bớt lạnh. - Thỉnh thoảng sẽ có những nguyên liệu, những bước làm nóng nguyên liệu. Các bạn cần chú ý đến các từ miêu tả độ nóng được nhắc đến trong công thức, ví dụ: đun sôi, đun vừa lăn tăn sủi bọt, đun vừa đủ ấm, đun vừa đến lúc chạm vào sẽ thấy nóng quá phải rút tay lại ngay, … để làm nóng nguyên liệu cho chuẩn. Các thuật ngữ này trong Tiếng Anh đều sử dụng 1, 2 từ rất ngắn gọn, nhưng TV không có từ tương ứng nên thành ra phải viết hơi dài dòng 4. Thời gian để bột đã trộn xong ở ngoài không hợp lý - Thông thường các loại bánh ngọt có sử dụng các loại bột nở, hoặc dùng phương pháp đánh bong trứng, cần được cho vào lò nướng ngay khi đổ bột vào khuôn (tức là bạn đã phải làm nóng lò trước rồi đề phòng bột trộn xong mà lò vẫn chưa đạt nhiệt độ yêu cầu). Để bột ở ngoài để chờ lò nướng đạt nhiệt độ sẽ khiến bánh có khả năng bị hỏng cao. - Với cookies có thể tạm chấp nhận việc lò nướng nhỏ, không thể cho nhiều khay nướng vào lò cùng lúc, thì bánh sẽ phải chờ ở bên ngoài, cookies thường ít bị hỏng hơn và có hỏng thì mức độ vẫn chấp nhận được, không nghiêm trọng như các loại cake, muffin. - Với bánh mì, không phải bạn cứ ủ bột bao lâu tuỳ ý, bột ủ lâu quá sẽ bị lên men rượu làm cho bột không còn thơm mùi của bột mì, trứng, sữa.. nữa.

  1. Một số lỗi mắc phải trong quá trình làm bánh, mặc dù đã làm theo đúng công thức. 1. Nếu bánh nở không đều khi trong lò: - Bột không được trộn đều vào hỗn hợp chính. - Nhiệt độ trong lò không đều hoặc quá cao

2. Với bánh dùng phương pháp tách riêng lòng trắng và lòng đỏ trứng: Nếu bánh đặc và nặng, không nở: - Trứng quá nhỏ. Luôn sử dụng trứng to khi làm bánh, trừ phi công thức nêu rõ.

- Hỗn hợp trứng- đường đánh chưa đủ bông.

- Trộn bột chưa đúng kỹ thuật. Nên trộn bột nhẹ nhàng, nhưng dứt khoát. Nếu trộn bột bằng máy thì phải trộn bằng tốc độ chậm nhất có thể. - Cho bơ chảy vào hỗn hợp khi bơ vẫn còn nóng, làm cho bơ chìm xuống qua hỗn hợp trứng trắng đánh bông. - Nhiệt độ lò nướng quá thấp.

Khi mặt bánh bị lõm :

- Bánh nướng chưa đủ thời gian. - Mở lò quá sớm.

3. Bánh sử dụng kem bơ và đường:

Nếu hỗn hợp bột bị vón lại và tách nước:

- Thành phần nguyên liệu không được để nhiệt độ phòng trước khi sử dụng. - Bơ và đường không được đánh bông đủ độ trước khi cho trứng vào. - Trứng cho vào quá nhanh.

- Bơ, đường, và trứng chưa đánh đủ thời gian cần thiết để đạt độ bông. - Bột trộn bằng tốc độ cao . - Quá nhiều bột cho thêm vào hỗn hợp kem bơ. - Nhiệt độ lò chưa đủ nóng.

Nếu mặt bánh phồng và bị nứt:

- Nhiệt độ lò nướng quá cao, làm cho phía ngoài của bánh nhanh chóng bị nướng chín. Trong khi đó, ruột bánh vẫn chưa chín và tiếp tục nở, nên nó sẽ làm nứt phần mặt bánh. - Khuôn bánh không được đặt ở rãnh giữa lò. .

4. Nếu nho, hoa quả khô, các loại hạt chìm xuống đáy bánh:

- Hoa quả khô đó quá to và nặng. - Phần đường hay mứt bám ngoài quả khô đó còn dính nhiều - nó làm cho quả khô này bị trôi xuống khi hỗn hợp bột được làm nóng khi nướng.

Những lỗi hay gặp khi làm bánh cookie năm 2024

- Hoa quả khô sau khi rửa hay loại bỏ phần đường/ mứt bám ngoài, không được phủ một lớp bột trước khi cho vào hỗn hợp. - Hỗn hợp bột được đánh/ trộn quá lâu, hoặc quá nhão nên không thể giữ được hoa quả khô đúng chỗ của nó. - Nhiệt độ lò quá thấp, làm cho hỗn hợp bị chảy ra trước khi chúng đặc lại để giữ hoa quả đúng chỗ.