Hà nội mỗi ngày đăng ký bao nhiêu xe máy năm 2024

Như vậy, kể từ ngày 22/10 tới đây, các tổ chức, cá nhân khi được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký, biển số phương tiện giao thông sẽ phải nộp lệ phí theo quy định tại Thông tư số 60/2023/TT-BTC.

Đối với các tổ chức, cá nhân có trụ sở, nơi cư trú ở khu vực nào thì nộp lệ phí cấp chứng nhận đăng ký, biển số phương tiện giao thông theo mức thu lệ phí quy định tương ứng với khu vực đó.

Đối với trường hợp cấp chứng nhận đăng ký, biển số xe ô tô trúng đấu giá cho xe mới, tổ chức, cá nhân trúng đấu giá nộp lệ phí cấp chứng nhận đăng ký, biển số phương tiện giao thông, như sau: (i) đăng ký cấp giấy chứng nhận, biển số tại khu vực I áp dụng mức thu lệ phí tại khu vực I; (ii) đăng ký cấp giấy chứng nhận, biển số tại khu vực II và khu vực III áp dụng mức thu lệ phí tại khu vực II.

Đối với xe ô tô, xe mô tô của công an sử dụng vào mục đích an ninh đăng ký tại khu vực I hoặc đăng ký tại Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an thì áp dụng mức thu tại khu vực I.

Trị giá xe mô tô làm căn cứ áp dụng mức thu lệ phí cấp chứng nhận đăng ký, biển số phương tiện giao thông là giá tính lệ phí trước bạ tại thời điểm đăng ký.

Quy định về mức thu lệ phí

- Xe ô tô (trừ xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống; rơ moóc, sơ mi rơ moóc đăng ký rời): mức thu lệ phí 500.000 đồng/lần/xe (mức cũ từ 150.000 - 500.000 đồng/lần/xe).

- Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống (bao gồm cả xe con pick-up): 20 triệu đồng/lần/xe.

- Xe rơ moóc, sơ mi rơ moóc đăng ký rời: 200.000 đồng/lần/xe (mức cũ từ 100.000 - 200.000 đồng/lần/xe).

- Đối với xe mô tô: trị giá đến 15 triệu đồng: 1 triệu đồng/lần/xe (mức cũ từ 500.000 nghìn đồng - 1 triệu đồng/lần/xe).

- Xe mô tô trị giá trên 15-40 triệu đồng: 2 triệu đồng/lần/xe (mức cũ từ 1-2 triệu đồng/lần/xe).

- Xe mô tô trị giá trên 40 triệu đồng: 4 triệu đồng/lần/xe (mức cũ từ 2-4 triệu đồng/lần/xe

Những trường hợp được miễn lệ phí

Thông tư cũng nêu rõ, có 4 trường hợp được miễn lệ phí như sau:

Thứ nhất, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc.

Thứ hai, viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự, nhân viên hành chính kỹ thuật của cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự nước ngoài, thành viên các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và thành viên của gia đình họ không phải là công dân Việt Nam.

Thứ ba, tổ chức, cá nhân nước ngoài khác (cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc, cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ, các đoàn của tổ chức quốc tế, thành viên của cơ quan và tổ chức khác) không thuộc các đối tượng nêu trên, nhưng được miễn nộp hoặc không phải nộp lệ phí cấp chứng nhận đăng ký, biển số phương tiện giao thông theo cam kết quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thứ tư, xe mô tô ba bánh chuyên dùng cho người khuyết tật.

Tổ chức thu lệ phí nộp 100% số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương). Nguồn chi phí trang trải cho việc thu lệ phí cấp chứng nhận đăng ký, biển số phương tiện giao thông do NSNN bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi NSNN theo quy định của pháp luật.

Miễn lệ phí đăng ký, cấp biển số xe mô tô ba bánh chuyên dùng cho người khuyết tật

Thông tư 60/2023/TT-BTC ngày 07/9/2023 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có hiệu lực từ ngày 22/10/2023, miễn lệ phí đăng ký, cấp biển số với xe mô tô ba bánh chuyên dùng cho người khuyết tật.

Your browser does not support the audio element.

BNEWS Khi mua ô tô, xe máy mới, sau bao lâu phải đăng ký? Mua xe mới sau bao ngày phải đăng ký? Mua xe mới công dân phải làm thủ tục đăng ký xe và đăng ký biển số xe như thế nào?

Sau khi mua ô tô hoặc xe máy mới và để xe lăn bánh, phương tiện phải được đăng ký và gắn biển số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Vậy khi mua xe mới thì sau bao lâu, chủ xe phải đi đăng ký xe?

Theo thống kê từ Phòng CSGT Hà Nội, trong tháng 12, trên toàn thành phố Hà Nội có 27.184 phương tiện đăng ký mới (tăng 1.000 phương tiện so với cùng kỳ năm ngoái). Trong đó, có 6.830 ô tô (tăng 969 trường hợp); 19.485 xe mô tô (tăng 250 phương tiện); 869 xe máy điện (giảm 218 phương tiện).

Cùng với việc đăng ký mới, lực lượng CSGT Hà Nội cũng đã hoàn tất các thủ tục đổi biển, sang tên, chuyển vùng của hơn 7.000 phương tiện. Tính đến nay, hiện CSGT Hà Nội đang quản lý khoảng 6,9 triệu phương tiện, trong đó có 787.000 ô tô và gần 6 triệu mô tô; 158.000 xe máy điện, 202 xe xích lô…

Cuối năm 2008, Hà Nội có 2,2 triệu phương tiện, trong đó có 185.000 ô tô, nhưng chỉ sau 10 năm phát triển, con số này đến hết năm 2017 đã là 6 triệu phương tiện, tăng gần 3 lần.

Từ đầu năm 2019 đến nay, trung bình mỗi tháng, Hà Nội đang có thêm khoảng 27.000 ô tô, xe máy, xe đạp điện được cấp biển số để đổ ra đường. Ngoài ra, còn hơn 1,2 triệu phương tiện từ ngoại tỉnh vào Hà Nội tham gia giao thông. Với taxi và xe ô tô chở khách dưới 9 chỗ, từ năm 2012, Hà Nội đã dừng gia tăng số lượng phương tiện mới. Tại thời điểm dừng, số lượng taxi trên địa bàn Hà Nội là 17.400 chiếc, tuy nhiên con số taxi thực tế được thống kê hiện nay là 20.000 xe.

Cùng với đó, số lượng xe chở khách dưới 9 chỗ tham gia loại hình taxi công nghệ hiện đã được Sở GTVT Hà Nội cấp phù hiệu là 21.800 xe. Như vậy, số lượng xe taxi và phương tiện hoạt động như taxi trên địa bàn Hà Nội hiện nay là khoảng 41.800. Trong khi đó, biện pháp hạn chế, chặn đà tăng trưởng của xe cá nhân chưa thực hiện được theo lộ trình - một thực tế ngược lại đang diễn ra tại Thủ đô là lượng ô tô, xe máy tiếp tục gia tăng chóng mặt.

Sở GTVT và Phòng CSGT Hà Nội đều nhận định mật độ phương tiện giao thông tăng cao trên các tuyến đường, nhất là các khu vực có nhiều chung cư, khu đô thị, trung tâm thương mại là nguyên nhân phát sinh các điểm ùn tắc.

Theo tính toán, trung bình mỗi ngày một người dân Hà Nội bị ùn tắc giao thông từ 15 - 20 phút, tương ứng mỗi năm người dân và ngân sách Hà Nội mất khoảng 15.000 tỷ đồng.

UBND TP Hà Nội cho biết các điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố đang giảm dần qua các năm. Đến cuối năm 2015, Hà Nội có 44 điểm ùn tắc giao thông thì năm 2016 còn 41 điểm (xử lý được 20 điểm, phát sinh mới 17 điểm). Năm 2017 còn 37 điểm ùn tắc (xử lý được 17 điểm, phát sinh mới 13 điểm). Năm 2018, TP Hà Nội còn 33 điểm sau khi đã xử lý được 12 điểm và để phát sinh thêm 8 điểm. Trong 6 tháng đầu năm 2019, thành phố đã xử lý được 6 điểm nên số điểm ùn tắc hiện chỉ còn 27 điểm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!