Câu trần thuật ghép là gì năm 2024

Xuất hiện trong chương trình Ngữ văn 8 học kì II, các kiểu câu phân loại theo mục đích nói và hành động nói là phần kiến thức khó và rất dễ gây nhầm lẫn.

Câu trần thuật ghép là gì năm 2024

Cô Nguyễn Thị Thu Trang (giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) chia sẻ: “Cùng một hành động nói nhưng nó lại được biểu hiện bởi nhiều kiểu câu khác nhau, ngược lại cùng một kiểu câu có thể được thực hiện bằng các hành động nói, do đó học sinh hay gặp khó khăn ở phần kiến thức này”.

Nhằm “gỡ rối” cho học sinh, cô Trang hệ thống hóa các kiến thức cơ bản nhất học sinh cần nhớ như sau:

Câu trần thuật ghép là gì năm 2024

Cô Nguyễn Thị Thu Trang đưa ra mẹo làm bài, cách hệ thống hóa kiến thức về kiểu câu phân loại theo mục đích nói, hành động nói.

Tùy vào cách phân loại, câu được chia thành các nhóm khác nhau. Tuy nhiên, ở phần này, học sinh tập trung cách phân loại các câu theo mục đích nói gồm có: câu nghi vấn (câu hỏi), câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật.

Kiểu câu Chức năng Hình thức Câu nghi vấn (câu hỏi)Chức năng chính: để hỏi. Ngoài ra, câu nghi vấn còn thực hiện các chức năng khác như để chào xã giao (Bác đi đâu đấy ạ?, Chị có khỏe không ạ?…), để cầu khiến, ra lệnh (Bạn có thể giúp tớ đóng cửa sổ được không?), để đe dọa, để khẳng định/phủ định, để bộc lộ cảm xúc (“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”). Hình thức: thể hiện thông qua các từ để hỏi như: à, ư, này, chưa, không, có không, khi nào, ở đâu, vì sao…và có dấu chấm hỏi cuối câu. Câu cầu khiến Chức năng chính: để yêu cầu, đề nghị, ra lệnh… ai đó làm gì. Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào…hoặc cuối câu có dấu chấm than hoặc câu có ngữ điệu cầu khiến.

Ví dụ: Bạn hãy giữ gìn sức khỏe. Chúng ta cùng làm việc nào.

Câu cảm thánChức năng chính: để bộc lộ cảm xúc.

Ví dụ: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…(Nam Cao – Lão Hạc)

Dấu hiệu nhận biết: có các từ cảm thán như trời ơi, than ôi, ôi, thương thay...hoặc cuối câu có dấu chấm than. Câu trần thuật Đây là kiểu câu phổ biến nhất trong giao tiếp. Nó có chức năng chính là kể, tả, thông báo, giới thiệu…Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện một số chức năng khác như yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc…

Ví dụ: Ngày hôm qua tôi gặp một chuyện buồn.

Hoặc câu: Tôi thấy phòng này rất nhỏ, anh không nên hút thuốc ở đây.

Kết thúc câu là dấu chấm câu.

Học sinh lưu ý trường hợp đặc biệt của câu trần thuật là câu phủ định. Câu phủ định là câu có từ phủ định (không, chẳng, chưa, đâu có, đâu…).

Có 2 kiểu câu phủ định: câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ.

Một số mẫu câu thể hiện ý nghĩa phủ định:

– A gì mà A (Học giỏi gì mà học giỏi.)

– Làm gì có A. (Làm gì có chuyện như anh nói).

(trong đó A là một cụm từ)

Các kiểu câu phân loại theo hành động nói

Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói (lời nói miệng, lời viết). Ngày nay khi mạng xã hội phát triển, con người không chỉ giao tiếp qua việc gặp gỡ trực tiếp mà có thể nói chuyện qua Facebook, Zalo…Có thể thấy, khi xã hội càng phát triển, các hành động nói được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, dù thể hiện dưới hình thức nào thì hành động nói cũng mang mục đích nào đó và biểu hiện qua một kiểu câu/một số kiểu câu nhất định. Học sinh theo dõi các nhóm hành động nói với kiểu câu tương ứng thông qua bảng liệt kê dưới đây.

Hành động nói

Kiểu câu phân loại theo hành động nói

Trình bày (kể, tả, giới thiệu, nhận xét, đánh giá, báo cáo, dự báo…) Câu trần thuật (kiểu câu chính), câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn. Hỏi (hỏi, đề nghị, bộc lộ cảm xúc…)Câu nghi vấn (kiểu câu chính), câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán. Điều khiển (yêu cầu, ra lệnh, đề nghị, khuyên nhủ…)Câu cầu khiến (kiểu câu chính), câu cảm thán, câu trần thuật, câu cầu khiến Hứa hẹn (hứa, bảo đảm, đe dọa…)Câu trần thuật (kiểu câu chính), câu cầu khiến, câu cảm thán Bộc lộ cảm xúc (cảm ơn, xin lỗi, than phiền…) Câu cảm thán, (kiểu câu chính), câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cầu khiến.

Đặc điểm của các kiểu câu phân loại theo hành động nói

Cô Nguyễn Thị Thu Trang chia sẻ thêm, để học tốt chương trình Ngữ văn lớp 8, ngoài nội dung về phân loại câu theo mục đích nói, hành động nói, học sinh cần quan tâm đến kiến thức về hội thoại, lựa chọn trật tự từ trong câu , các tác phẩm đọc – hiểu và phần tiếng tập làm văn.

\>>> Ẵm trọn kiến thức tất cả các môn ôn thi vào 10 đạt điểm cao với bộ sách <<<

Câu trần thuật ghép là gì năm 2024

Vậy có tổng cộng bao nhiêu kiểu câu?

Có tổng cộng 9 kiểu câu bao gồm 5 kiểu câu theo hành động nói và 4 kiểu câu theo mục đích nói. Chính vì thế khi gặp các dạng bài liên quan tới kiểu câu, các em học sinh cần lưu ý những con số này để có thể đưa ra đáp án chính xác một cách tốt nhất.

Với khối lượng kiến thức nhiều như vậy, học sinh cần có một lộ trình học và ôn tập phù hợp. Quý phụ huynh và học sinh có thể tham khảo nhanh CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT của HOCMAI. Các khóa học bao gồm đầy đủ các môn: Ngữ văn, Toán, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh…và khái quát toàn bộ nội dung sách giáo khoa cùng trọng tâm kiến thức cần nhớ trong chương trình bên cạnh hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra định kỳ.

Thế nào là câu trần thuật khái niệm?

Câu trần thuật (Declarative sentence) trong tiếng Anh là loại câu thường được sử dụng để diễn đạt thông tin hoặc tuyên bố một sự thật, một ý kiến, hoặc một chân lý nào đó. Câu trần thuật kết thúc bằng dấu chấm và đây cũng là loại câu phổ biến nhất trong tiếng Anh sau câu hỏi, câu cảm thán và câu mệnh lệnh.nullPhân biệt câu tường thuật tiếng Anh và câu trần thuật - VUSvus.edu.vn › cau-tuong-thuatnull

Lời kể trần thuật là gì?

Trần/tường thuật hay kể/dẫn chuyện (tiếng Anh: narration) là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu, khái quát hóa, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần/tường thuật nhất định. Vai trò của trần thuật rất lớn.nullTrần thuật – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Trần_thuậtnull

Kết câu trần thuật là gì?

Nói về kết cấu trần thuật, trên trang Wikipedia.org đã định nghĩa: “Kết cấu trần thuật, là một yếu tố văn học, thường được mô tả như là khung của một cấu trúc, cái làm nền tảng cho trật tự và cách thức mà một câu chuyện được trình bày cho người đọc, người nghe, hoặc người xem.nullKẾT CẤU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAOmedia.neliti.com › media › publicationsnull

Câu trần thuật có tất cả bao nhiêu chức năng?

Câu trần thuật có chức năng chính dùng làm kể, thông báo, nhận định, miêu tả,... Ngoài ra, câu trần thuật còn tồn tại ở thể dùng làm yêu cầu đề nghị hay bộc lộ tình cảm. Tuy nhiên, đây không phải là chức năng chính của câu trần thuật.nullĐặt câu trần thuật dùng để hứa hẹn, kể, cảm ơn, khuyên bảo?luatminhkhue.vn › dat-cau-tran-thuat-dung-de-hua-hen-ke-cam-on-khuye...null