Biên bản bàn giao hàng hóa theo mẫu nhà nước năm 2024

Biên bản bàn giao hàng hóa (hay biên bản giao nhận hàng hóa) là chứng từ pháp lý xác nhận việc giao hàng, nhập hàng đã xảy ra đúng với thực tế, tức bên bán đã giao đủ số lượng hàng hóa cho bên mua như thỏa thuận của hai bên từ trước.

Hiện nay, hàng hóa có thể được giao nhận thông qua đơn đặt hàng, hợp đồng mua bán hoặc các dạng văn bản khác. Các bên có thể giao hàng trực tiếp hoặc thông qua đơn vị vận chuyển trung gian.

Việc xác nhận bàn giao hàng hóa là cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của bên bán và bên mua. Nếu không có biên bản bàn giao hàng hóa thì không có căn cứ chứng minh bên bán đã chuyển hàng cho bên mua và ngược lại.

Biên bản bàn giao hàng hóa theo mẫu nhà nước năm 2024
Biên bản bàn giao hàng hóa là gì?

Đặc điểm của biên bản giao nhận hàng hóa

Biên bản giao nhận hàng hóa giữa bên mua và bên bán thường có những đặc điểm sau đây:

  • Biên bản giao nhận hàng hóa phải bao gồm đầy đủ thông tin của bên mua và bên bán cũng như thông tin hàng hóa.
  • Biên bản phải được lập ngay lúc việc giao hàng được diễn ra chứ không phải sau khi lập hóa đơn và kết thúc hợp đồng.
  • Khi bên bán chuyển giao đủ số lượng hàng hóa theo thỏa thuận, bên mua sẽ tiến hành kiểm tra lại và ký tên xác nhận.
  • Biên bản bàn giao hàng hóa thường đính kèm với phiếu nhập kho (tại bên nhập hàng) và phiếu xuất kho (tại bên giao hàng).
    Tham khảo thêm: Áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá xuất kho của hàng hóa

Những nội dung cần có trong biên bản bàn giao hàng hóa

Biên bản bàn giao hàng hóa ở mỗi công ty có thể khác nhau và chưa có một khung quy định thống nhất. Tuy nhiên, thông thường loại biên bản này sẽ bao gồm những nội dung sau đây.

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ.
  • Tên công ty, đơn vị cung cấp hàng hóa.
  • Thông tin bên giao (tên công ty, số điện thoại, địa chỉ, người đại diện,…).
  • Thông tin bên nhận (tên công ty, số điện thoại, địa chỉ, người đại diện,…).
  • Thời gian thực hiện việc giao nhận hàng hóa (Ngày/tháng/năm).
  • Thông tin hàng hóa (tên hàng hóa, mã hàng, số lượng, chủng loại,…).
  • Các điều khoản thỏa thuận (nếu có).
  • Chữ ký, đóng dấu xác nhận giữa các bên.

Biên bản giao nhận hàng hóa thường sẽ được in thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý như nhau.

Biên bản bàn giao hàng hóa theo mẫu nhà nước năm 2024
Những nội dung cần có trong biên bản bàn giao hàng hóa

Xem thêm: Bộ chứng từ giao nhận hàng hóa đầy đủ gồm những gì?

Tổng hợp một số mẫu biên bản bàn giao hàng hóa thông dụng hiện nay

Biên bản giao nhận hàng hóa thông thường

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:…… ……, ngày……tháng……năm……

BIÊN BẢN BÀN GIAO HÀNG HÓA

Hôm nay, ngày……tháng……năm……tại ……………………………..chúng tôi gồm:

BÊN A (Bên bán / Bên giao hàng)

Công ty:.……………………………………………………………………………………..

Địa chỉ :.……………………………………………………………………………………..

Điện thoại:.…………………………………………………………………………………..

Người đại diện:……………………………………..Chức vụ:…………….………………..

BÊN B (Bên mua / Bên nhận hàng)

Công ty:.……………………………………………………………………………………..

Địa chỉ :.……………………………………………………………………………………..

Điện thoại:.…………………………………………………………………………………..

Người đại diện:……………………………………..Chức vụ:…………….………………..

Căn cứ hợp đồng mua bán số……………………giữa…………………………………

………………………………………………………………………………………………..

Hai bên thống nhất số lượng hàng hóa giao nhận như sau:

STTTên hàngChủng loạiĐơn vị tínhSố lượngGhi chú

Bên B xác nhận Bên A đã giao đúng số lượng và chủng loại hàng hóa như trên.

Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

(Ký tên) (Ký tên)

Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa kiêm phiếu xuất kho

Đơn vị:……………………………………………………………………………………….

Bộ phận:……………………………………………………………………………………..

BIÊN BẢN GIAO NHẬN HÀNG HÓA KIÊM PHIẾU XUẤT KHO

……, Ngày……tháng……năm……

Số:…………

Họ tên người nhận hàng:……………………………….Bộ phận:………………………………….

Lý do xuất kho:………………………………………………………………………………

Xuất tại kho (chi nhánh):………………………………..Lô:…………………………………………..

STTTên hàngMã hàngĐơn vị tínhSố lượngĐơn giáThành tiềnYêu cầuThực tếCộng

Tổng số tiền viết bằng chữ:………………………………………………………………..

Các chứng từ kèm theo:……………………………………………………………………

……, Ngày…..tháng…..năm ……Người lập phiếu

(Ký tên)

Người nhận hàng

(Ký tên)

Thủ kho

(Ký tên)

Kế toán trưởng

(Ký tên)

Giám đốc

(Ký tên)

Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN GIAO NHẬN HÀNG HÓA NỘI BỘ

Hôm nay, ngày……tháng……năm……tại ……………………………..chúng tôi gồm:

Ông/bà:…………………………………Chức vụ:…………….…………………(Bên giao)

Ông/bà:………………………………….Chức vụ:…………….………………. (Bên nhận)

Địa điểm giao nhận hàng hóa: …………….…………………….………………………….

Chúng tôi xác nhận việc giao nhận hàng hóa như sau:

STTTên hàngChủng loạiĐơn vị tínhSố lượngGhi chú

Hai bên đồng ý, thống nhất ký tên. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN

(Ký tên) (Ký tên)

Những khó khăn mà các doanh nghiệp thường gặp khi quản lý giao nhận hàng hóa

Khi thực hiện giao nhận hàng hóa, các công ty, nhà bán hàng thường gặp phải một số khó khăn nhất định, đặc biệt đối với những công ty có quy mô lớn, số lượng hàng hóa giao nhận mỗi ngày nhiều thì công việc quản lý sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Nếu bạn không xây dựng một quy trình giao nhận hàng hóa chuyên nghiệp thì nguy cơ rủi ro phát sinh là khá cao, không chỉ làm giảm uy tín, hình ảnh của công ty mà còn dẫn đến tình trạng thất thoát hàng hóa – là nguyên nhân hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của công ty.

Do đó, việc áp dụng công nghệ vào quy trình giao nhận hàng hóa, từ lúc tiếp nhận đơn hàng, kiểm tra tồn kho, đóng gói sản phẩm, tiến hàng giao hàng và xử lý phát sinh sau bán hàng là vô cùng cần thiết. Dù là giao nhận hàng hóa giữa người mua – người bán, ông ty – đại lý hay giữa các chi nhánh trong cùng công ty đều nên được đồng bộ và tự động hóa.

Hiện nay có nhiều phần mềm trên thị trường có thể hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề trên khi được tích hợp nhiều tính năng thông minh, tiện ích. Trong đó, GoSELL là phần mềm được hơn 18.000 doanh nghiệp, nhà bán hàng tin dùng khi hỗ trợ xuyên suốt quá trình kinh doanh của bạn chỉ trên một nền tảng duy nhất.

Quản lý giao hàng hiệu quả, chính xác với phần mềm GoSELL

Nhằm giúp các doanh nghiệp, nhà bán hàng có thể kinh doanh hiệu quả trên cả các kênh bán lẻ truyền thống và trực tuyến, GoSELL đã phát triển mô hình kinh doanh đa kênh toàn diện OAO (online and offline), hỗ trợ đồng bộ các nền tảng bán hàng về một hệ thống quản trị duy nhất.

Hệ sinh thái bán hàng đa kênh OAO bao gồm các giải pháp: GoWEB (thiết kế website), GoAPP (thiết kế ứng dụng bán hàng), GoPOS (quản lý bán hàng tại quầy), GoSOCIAL (kinh doanh trên Facebook và Zalo), GoLEAD (thiết kế landing page) và GoCALL (hệ thống tổng đài ảo). Sở hữu trong tay gói giải pháp này, bạn có thể tự tin vận hành hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả và thu hút khách hàng trên mọi nền tảng, góp phần gia tăng lợi nhuận theo cấp số nhân.

Biên bản bàn giao hàng hóa theo mẫu nhà nước năm 2024
Quản lý giao hàng hiệu quả, chính xác với phần mềm GoSELL

Đặc biệt, GoSELL sở hữu nhiều tính năng ưu việt, có thể hỗ trợ bạn xây dựng và hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa bao gồm:

Đồng bộ quản lý, lưu trữ dữ liệu lớn

GoSELL cho phép người bán xử lý giao nhận hàng hóa đồng loạt trên đa kênh và đa chi nhánh chỉ với vài thao tác click chuột cực kỳ đơn giản trên hệ thống. Phần mềm cũng hỗ trợ phân quyền nhân viên thực hiện các thao tác nhập hàng – xuất hàng, quản lý kho hàng nhanh chóng, chính xác.

Mặt khác, khi quản lý dữ liệu bằng Excel, một lượng lớn dữ liệu có thể khiến máy tính của bạn bị quá tải, mất thời gian khi xử lý từng file bị tách lẻ. Điều này khiến công việc quản lý đã khó khăn nay càng mất nhiều công sức hơn. Tuy nhiên, với GoSELL bạn hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề này dễ dàng với khả năng lưu trữ dữ liệu không giới hạn, đảm bảo độ chính xác, an toàn.

Theo dõi biến động kho hàng

Hệ thống GoSELL cho phép người bán đồng bộ và theo dõi biến động hàng hóa đa kênh, đa chi nhánh, kiểm soát chính xác toàn bộ số lượng hàng tồn trong kho. Toàn bộ dữ liệu xuất nhập kho sẽ được lưu trữ một cách đầy đủ và chi tiết nhất, giúp người bán dễ dàng kiểm tra, đối chiếu.

Đặc biệt, trong GoSELL phiên bản 4.0 đã cho phép người bán quản lý sản phẩm theo vị trí trong kho hàng, giúp bạn nắm chính xác sản phẩm đang ở vị trí nào trong kho để thuận tiện cho việc lấy hàng. Ngoài ra, hệ thống cũng hỗ trợ quản lý phiếu xuất / nhập hàng hóa dựa trên vị trí sản phẩm theo lô.

Quản lý quá trình chuyển hàng chặt chẽ

Khi hàng hóa đã hoàn tất đóng gói sẽ chuyển xuống bộ phận vận chuyển. Tùy theo đối tượng giao nhận mà bạn có thể linh hoạt sử dụng các tính năng sau đây để theo dõi lịch sử chuyển hàng:

  • Quản lý đơn hàng (người bán – người mua): Cho phép tạo cùng lúc nhiều đơn hàng theo từng kênh hoặc chi nhánh khác nhau. Đồng thời, hiển thị đầy đủ thông tin chi tiết như đơn hàng, người gửi, người nhận, đơn vị vận chuyển,… để người bán dễ dàng theo dõi và quản lý.
  • Quản lý chi nhánh: Ccho phép quản lý chi nhánh tập trung dễ dàng trên cùng một nền tảng, kiểm soát toàn bộ quá trình vận hành hàng hóa từ nhập hàng, chuyển hàng, kiểm kho và tổng kết báo cáo doanh thu theo từng chi nhánh riêng biệt.
  • Quản lý đại lý bán hàng: Cho phép đại lý của bạn xây dựng website bán hàng của riêng mình và bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tình hình kinh doanh của họ trên nền tảng quản trị GoSELL. Bên cạnh đó, tính năng còn cho phép bạn tạo đơn chuyển hàng cho đại lý và kiểm soát quá trình vận chuyển chuyên nghiệp, tự động cập nhật tồn kho sau khi chuyển hàng thành công.

Kết luận

Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong nội dung biên bản bàn giao hàng hóa mới nhất năm 2023. Với những thông tin mà GoSELL vừa cung cấp, hy vọng bạn có thể xây dựng và hoàn thiện quá trình quản lý giao nhận hàng hóa nhanh chóng, chính xác nhất.

Biên bản giao nhận tài sản cố định do ai lập?

Cách lập Biên bản giao nhận TSCĐ Khi có tài sản mới đưa vào sử dụng hoặc điều tài sản cho đơn vị khác, đơn vị phải lập hội đồng bàn giao gồm: Đại diện bên giao, đại diện bên nhận và 1 số uỷ viên. – Biên bản giao nhận TSCĐ lập cho từng TSCĐ.

Biên bản giao nhận hàng hóa do ai ký?

Biên bản giao hàng được ký xác nhận bởi người đại diện hợp pháp của các bên.

Biên bản giao nhận lắp khi nào?

Biên bản giao nhận hàng hóa có những đặc điểm như sau: Biên bản sẽ được lập ngay sau khi hợp đồng mua bán được ký kết. Khi bên bán đã thực hiện giao đủ số lượng hàng hóa, sản phẩm cho bên mua và bên mua sẽ kiểm tra lại và ký xác nhận vào biên bản.

Bàn giao hàng hóa là gì?

Biên bản giao nhận hàng hóa (hay biên bản bàn giao hàng hóa) là văn bản xác nhận việc giao hàng, nhận hàng đã xảy ra đúng với thực tế, theo đó bên bán đã thực hiện hoạt động giao hàng cho bên mua và bên mua đã nhận được đầy đủ hàng hóa theo đúng sự thỏa thuận của hai bên trước đó.