Ủ chua thức ăn cho bò tiếng anh là gì năm 2024

Ủ xanh là biện pháp bảo quản, dự trữ thức ăn thô xanh thông qua quá trình lên men yếm khí. Dự trữ được thức ăn trong thời gian dài.

1. Nguyên liệu: (tính theo trọng lượng 100kg thức ăn thô xanh)

- Thức ăn xanh: 100 kg cỏ voi, cỏ VA06, cỏ Guatemalla, thân, lá cây ngô sau thu hoạch, cây lạc, ngọn lá sắn...

- Bột ngô hoặc bột cám gạo: 5-10kg (không bị ẩm, mốc, thối hỏng...).

- Muối ăn: 0,5kg (nhằm tạo tính ngon miệng và bổ sung thêm chất khoáng cần thiết cho gia súc khi sử dụng).

2. Thời vụ ủ: Có thể ủ quanh năm, nhưng để dự trữ thức ăn cho vụ đông thì tiến hành ủ từ tháng 9-11 dương lịch vì thông thường nếu ủ theo đúng kỹ thuật có thể bảo quản thức ăn sau ủ từ 3-4 tháng.

3. Hố, túi ủ và các dụng cụ cần thiết:

Tùy theo điều kiện kinh tế và điều kiện của từng nông hộ, địa phương mà có thể sử dụng hố xây hoặc hố đào có lót bạt dứa hay dùng túi nilon để ủ.

- Hố ủ: Chọn nơi cao ráo, không ứ đọng nước, thuận tiện đi lại và cạnh chuồng nuôi. Hố có thể có thể làm hố tròn, hố vuông hay hình chữ nhật. Kích thước tùy vào số lượng gia súc và định lượng thức ăn/con/ngày. Tuy nhiên với hố có thể tích 1m3 (1m x 1m x 1m) có thể chứa 300-400kg nguyên liệu. Do đó, nên làm 1 hố ủ có dung tích ủ đảm bảo trữ lượng thức ăn đủ cho số lượng gia súc sử dụng trong vòng 15-20 ngày.

- Túi ủ: Dùng túi nilon bên ngoài là bao tải dứa hoặc có thể tận dụng vỏ bao đựng phân đạm làm túi ủ. Thông thường 3 túi ủ được 100kg thức ăn xanh.

- Các dụng cụ cần thiết: Dao, thớt hoặc dùng máy thái thức ăn dùng để băm, thái thức ăn. Bạt, bao dứa, rơm rạ, tấm lợp... để che đậy hố ủ.

3. Kỹ thuật ủ:

Khi ủ có thể sử dụng và ủ nhiều loại cỏ với nhau nhưng phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo các bước sau:

Bước 1: Băm và phơi nguyên liệu:

Cỏ thu hoạch về tiến hành băm, thái thành từng đoạn dài 3-5cm, sau đó đem đi phơi tái.

- Phơi dưới sân hoặc bạt dứa sạch để giảm bớt độ ẩm (lượng nước) trong cỏ. Khi cỏ có độ ẩm khoảng 65-70% là phù hợp để đem ủ.

- Kiểm tra độ ẩm của cỏ trước khi ủ bằng cách dùng tay nắm một nắm cỏ sau khi phơi trong vòng 1 phút, rồi từ từ nhả ra và thấy:

+ Cỏ mở ra từ từ, các nếp trên lá để lại đường gấp không rõ ràng, không bị gẫy nát thì độ ẩm đạt 65-70%.

+ Cỏ mở ra từ từ, các nếp trên lá không để lại đường gấp, không bị dập nát thì độ ẩm trên 70% tiếp tục phơi.

+ Cỏ bung ra ngay thì độ ẩm dưới 60%, nếu là cỏ non đem ủ thì có chất lượng tốt, cỏ già sẽ cứng nên khi đem vào túi ủ rất dễ bị thủng túi.

Bước 2: Cân và phối trộn nguyên liệu:

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, tiến hành cân theo tỷ lệ: 100kg cỏ + 5-10kg bột ngô hoặc cám gạo + 0,5kg muối ăn rồi phối trộn nguyên liệu.

Để đảm bảo các nguyên liệu được trộn đều với nhau, cần tiến hành trộn đều muối ăn với bột ngô hoặc cám gạo, sau đó đem hỗn hợp này trộn đều với cỏ.

Bước 3: Cách ủ:

- Với túi ủ: Nguyên liệu sau khi đã trộn đều đem cho vào túi càng nhanh càng tốt sau đó buộc kín túi ngay. Tốt nhất là từ khi cắt thức ăn về cho đến khi cho vào túi ủ diễn ra trong cùng một ngày.

+ Cách cho vào túi: Cho từng lớp vào túi cao từ 15 - 20cm, rồi dùng tay lèn chặt, chú ý cần nén trên toàn bộ bề mặt, xung quanh và các góc, sau đó tiếp tục cho các lớp khác cứ như vậy cho đến khi đầy bao thì dùng dây buộc chặt lại, ghi ngày tháng ủ, đưa vào bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh chuột, bọ, gián... cắt thủng bao, không khí sẽ xâm nhập làm mốc, thối thức ăn.

- Với hố ủ: Vệ sinh sạch sẽ hố ủ trước khi đem nguyên liệu vào ủ. Lót đáy hố bằng gạch hoặc rơm khô, xung quanh bằng bạt dứa, túi nilon đảm bảo kín, không bị hở. Cách đưa nguyên liệu vào tương tự như đem vào túi ủ, khi đầy hố thì phủ thêm 1 lớp rơm rạ và tiến hành che đậy kín đảm bảo không khí và nước mưa không vào.

- Sau 1 tháng ủ thì có thể lấy ra cho gia súc ăn được.

II. PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN

Vào ngày đầu tiên nên cho ăn lượng nhỏ để cho trâu, bò ăn quen dần, sau đó tăng dần và đến ngày thứ 3 hay ngày thứ 4 thì cho ăn lượng tối đa cần thiết. Lượng thức ăn ủ xanh cho trâu, bò ăn một ngày đêm là: Trâu, bò: 7-12kg; bê, nghé: 4-7kg. Ngoài ra cho ăn thêm cỏ xanh và rơm.

Lưu ý: Trâu, bò có chửa ở thời kỳ cuối, trâu, bò nuôi con, bê, nghé quá nhỏ, đang bị tiêu chảy không cho ăn thức ăn ủ xanh.

https://khuyennong.quangtri.gov.vn/tai-lieu-khuyen-nong/phuong-phap-u-chua-thuc-an-de-du-tru-cho-trau-bo-trong-mua-dong-500.html https://khuyennong.quangtri.gov.vn/uploads/news/2022_09/u-chua-co-cay-chuoi.jpg

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị https://khuyennong.quangtri.gov.vn/uploads/baner1.png

Do vậy, vào mùa đông, thời tiết trở nên bất thường và mưa rét đậm, rét hại, gia súc phải được nhốt trong chuồng hoặc ít được chăn thả, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, thì việc dự trữ thức ăn thô xanh cho trâu, bò là hết sức cần thiết. Ngoài ra việc chế biến ủ chua thức ăn sẽ kích thích vị giác ăn ngon miệng, Cải thiện chất lượng dinh dưỡng do hoạt động của vi sinh vật giúp cho vật nuôi tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng... Để chủ động nguồn thức ăn bổ sung cho trâu, bò trong mùa đông, bà con chăn nuôi có thể áp dụng phương pháp ủ chua để dự trữ thức ăn như sau: 1. Nguyên lý: Ủ chua là biện pháp bảo quản, dự trữ thức ăn thô xanh thông qua quá trình lên men yếm khí (không có oxi). Nhờ hệ vi sinh vật lên men, tạo ra axít lactic và một lượng nhất định các axít hữu cơ khác, tạo môi trường có pH thấp từ 4- 4,5 ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hỏng, thối nguyên liệu nhờ vậy thức ăn được bảo quản lâu dài. 2. Sử dụng nguyên liệu ủ chua Nguyên liệu làm thức ăn ủ chua rất đa dạng, đó là các phần còn lại sau thu hoạch như thân lá cây ngô, ngọn lá mía, ngọn lá sắn, các loại cỏ trồng như cỏ voi, cỏ ghilê, cỏ sả,... Nhìn chung nguyên liệu sau khi thu cắt cần được ủ ngay tránh để lâu, dễ bị thối ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ủ chua, Nếu nguyên liệu nhiều nước có thể phơi tái trước khi ủ đảm bảo độ ẩm trung bình khoảng 65-70%. Nguyên liệu trước khi ủ phải sạch sẽ, rũ bỏ hay rửa sạch đất cát, sau đó chặt hay cắt nhỏ thành những đoạn kích thước khoảng 3 – 5 cm để có thể nén chặt trong quá trình ủ và thuận tiện cho gia súc ăn sau này. Ngoài ra bà con còn cần chuẩn bị thêm một số nguyên liệu bổ sung như: 5 – 10kg bột ngô hoặc cám gạo và 0,5kg muối ăn. Nếu nguyên liệu già nhiều xơ ít đường cần cho thêm 2 – 5 lít rỉ mật. (Lưu ý: khối lượng nguyên liệu bổ sung này sử dụng cho 100kg thức ăn xanh) 3. Phương pháp ủ chua Bước 1: Băm và phơi nguyên liệu Sau khi thu hoạch cỏ, rơm rạ hoặc phụ phẩm nông nghiệp tiến hành băm thái thành từng đoạn 3 - 5cm. Sau khi đã thái cỏ xong, bà con đem đi phơi tái để làm giảm bớt hàm lượng nước có trong cỏ xuống 65 - 70% là thích hợp và tiến hành đem ủ. Cách kiểm tra độ ẩm của cỏ trước khi ủ chua thức ăn cho trâu bò: nắm 1 nắm cỏ đã phơi trong vòng 1 phút rồi nhả từ từ ra và quan sát. Nếu cỏ mở ra từ từ, để lại các nếp gấp không rõ ràng ở trên thân lá và không bị gãy nát thì đã đạt đủ điều kiện. Nếu cỏ mở ra từ từ, không để lại nếp gấp trên thân lá, không bị gãy nát thì cỏ vẫn còn khá tươi, cần được phơi tiếp. Còn nếu cỏ mở bung ra ngay thì độ ẩm dưới 60%. Bước 2: Cân và phối trộn nguyên liệu Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu theo công thức phía trên, tiến hành phối trộn nguyên liệu. Lưu ý, nên trộn muối ăn với bột ngô, cám gạo cho đều trước rồi đem trộn đều hỗn hợp này với cỏ. Bước 3: Phương pháp ủ chua thức ăn cho trâu bò – Sử dụng bao nilong để ủ: Cho từng lớp vào bao với chiều cao mỗi lớp từ 15 - 20cm, rồi nén chặt trên toàn bộ bề mặt, xung quanh thành bao và các góc, để đuổi hết không khí ra khỏi bao, đảm bảo hiệu quả nguyên liệu vào cho quá trình lên men. Tiến hành nén các lớp khác tương tự như hướng dẫn cho đến khi đầy bao, buộc chặt đầu bao và ghi ngày tháng ủ, đem bao tải để vào nơi khô ráo thoáng mát, đảm bảo không cho chuột bọ, gián và các loài gặm nhấm cắn thủng bao tải, tránh không khí xâm nhập làm nấm mốc sinh sôi, gây ôi thối thức ăn ủ chua. – Sử dụng hố ủ: vệ sinh sạch sẽ hố ủ trước khi đem ủ nguyên liệu. Lót gạch hoặc một lớp rơm khô xuống đáy hố, bao xung quanh bằng bạt dứa, bao nilon đảm bảo hố ủ kín, không hở để khí không chui được vào. Cách nén nguyên liệu trong phương pháp ủ chua thức ăn cho trâu bò tương tự nhau dù sử dụng bất kì loại vật dụng chứa đựng nào. Khi nguyên liệu đầy hố, tiến hành phủ 1 lớp rơm rạ và đậy kín bằng bạt, nilon đảm bảo không cho không khí và nước mưa thấm vào hố. Sau khi ủ chua khoảng 15 – 20 ngày có thể lấy thức ăn ra và cho trâu bò ăn được. 4. Cách sử dụng và một số lưu ý khi ủ thức ăn cho trâu bò * Kiểm tra chất lượng thức ăn và cách cho trâu, bò ăn - Trong thời gian đầu chỉ nên cho vật nuôi ăn một lượng nhỏ cho bò quen dần, sau đó tăng dần số lượng, một ngày cho bò ăn khoảng 5-10kg thức ăn ủ chua ngoài ra, có thể ăn kèm với cỏ xanh và rơm. - Tuy nhiên, không thể sử dụng hoàn toàn thức ăn ủ chua thay thế thức ăn xanh vì có thể gây rối loạn tiêu hóa gây ra tiêu chảy cho bò vì ăn quá nhiều. Lưu ý: Trước khi cho bò ăn bà con cần kiểm tra màu sắc của cỏ sau khi đã ủ chua phải có màu vàng giống với màu vàng dưa chua, có mùi thơm, không bị mốc. Không cho gia súc ăn thức ăn khi ủ đã bị hỏng. * Một số lưu ý khi ủ thức ăn cho trâu, bò Trước khi đem ủ, nếu nguyên liệu ử được phơi tái là tốt nhất (vừa diệt côn trùng, ấu trùng vừa tránh các hiện tượng nấm mốc, đảm bảo chất lượng ủ). Đảm bảo nguyên liệu được nén chặt sẽ được chất lượng thức ăn ủ tốt. Buộc kín túi hoặc đậy kín hố ủ để tránh hở không tạo được khả năng lên men khi ủ. Khi lấy thức ăn từ bể hoặc túi ủ nên lấy gọn gàng, phần nào ủ trước thì lấy trước, lấy xong thì che đậy lại ngay nhằm hạn chế không khí lọt vào.