Thói quen đổ lỗi của những kẻ thất bại năm 2024

Bất kỳ ai cũng muốn thành công và nổi tiếng, được xã hội thừa nhận và tôn trọng. Nhưng thực tế thì có rất ít người đạt được những điều ước mơ đó. Chỉ người nào biết khai thác tiềm năng thật sự của bản thân mình mới có được thành công. Còn những người thất bại thường không đủ quyết tâm và dũng khí để vượt qua sức ì của bản thân, chỉ có ý định mà không bao giờ thực hiện hay thực hiện một cách qua loa chiếu lệ những điều liên quan trực tiếp đến sự nghiệp của chính bản thân mình. Sau mỗi thất bại họ thường đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho số phận và những gì họ có thể đổ lỗi được.

Thói quen đổ lỗi của những kẻ thất bại năm 2024

Ảnh minh họa

Tại vì ta sinh ra và lớn lên ở vùng quê xa xôi hẻo lánh, ít ai đi học, cơ sở vật chất trường làng thì thiếu thốn, trình độ giáo viên thì kém cỏi lạc hậu.

Tại vì ta sinh ra và lớn lên trong gia đình quá nghèo khó, không có điều kiện học hành. Bố mẹ thì không quan tâm đến việc học hành cho lắm, chỉ lo cơm áo gạo tiền đã khó nói chi đến việc học cho con nên theo bố mẹ thì học cũng được không thì thôi.

Tại vì ta sinh ra trong gia đình bố mẹ là nông dân thì làm sao có gen di truyền tốt được, làm sao chúng ta thông minh được?

Khi ta học đại học có kết quả không tốt thì cũng có 1001 lý do để đổ lỗi. Tại vì chúng ta quá nghèo suốt ngày cứ lo nghĩ tuần sau hết tiền lấy gì mà ăn thì làm sao mà học tốt được. Tại vì ở nhà trọ đông đúc, ồn ào không thể tập trung được. Tại vì chúng ta nghèo không có tiền mua sách tham khảo. Tại vì giảng viên dạy dở, dạy quá khó hiểu. Tại vì…

Hay khi chúng ta đi làm mà bị thất bại thì cũng có nhiều lý do để đổ lỗi: nào là chính sách, chế độ công ty không tốt, đồng nghiệp không hợp tác, những điều đó mình chưa học qua, sếp không hỗ trợ và còn nhiều lý do khác nữa.

Cho dù bạn có đưa ra những lý do chính đáng và thuyết phục đến bao nhiêu đi chăng nữa, thì hậu quả của sự thất bại, bạn vẫn là người phải gánh chịu chứ không phải hoàn cảnh hay ai khác. Thật ra thì mục đích sâu xa của việc bào chữa là để che đậy sự yếu kém bản thân và cố gắng chứng minh cho mọi người thấy rằng ta đây là người tài năng, thất bại chẳng qua là do hoàn cảnh. Khoe khoang hay chứng tỏ chẳng mang lại lợi ích gì cho bản thân cả nhưng hậu quả thì vô cùng kinh khủng.

Tự giới hạn khả năng của mình vì luôn nghĩ rằng thất bại là do hoàn cảnh hay ai khác chứ không phải tại bản thân mình yếu kém. Nhưng khi chúng ta nghĩ rằng mình đã giỏi rồi thì đâu cần phải cố gắng. Mà không cần cố gắng thì làm sao tiến bộ được? Điều đó có nghĩa là bạn đang cho bộ não của mình được nghỉ dưỡng hay nói cách khác là không thèm khai thác tiềm năng bộ não của chính bản thân mình.

Hình thành thói quen nguy hiểm: đổ lỗi cho hoàn cảnh hay ai đó khi thất bại là điều rất dễ làm và hầu như người thất bại nào cũng làm được. Khi bạn thường đổ lỗi, đến một lúc nào đó ắt tạo thành thói quen mà chính bạn cũng không hề hay biết. Nó sẽ làm tê liệt khả năng tư duy của bộ não.

Đừng bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh hay ai đó khi ta thất bại. Hãy tự nhìn lại bản thân mình còn điều gì chưa tốt để khắc phục và cải tiến.

Nhà triết học Arthur Schopenhauer từng nói những kẻ hèn nhát tạo ra những kẻ hèn nhát, những kẻ vô lại tạo ra những kẻ vô lại và những kẻ thua cuộc chỉ có thể tạo ra những kẻ thua cuộc mà thôi. Mặt khác, triết gia Immanuel Kant lại nhận định tính cách không thể được thừa hưởng mà nó được hình thành do ảnh hưởng của kinh nghiệm nội tại và hoàn cảnh bên ngoài.

Hai nhận định trên cùng đưa đến kết luận, sự thất bại của một người đôi khi không phải do thiếu may mắn mà là hệ quả của quá trình dài sống thiếu "chất". Dưới đây tổng hợp 9 thói quen dễ tạo nên một nhân cách, cuộc đời thất bại mà nhiều người thường hay tặc lưỡi cho qua.

1. Đổ lỗi cho mọi người về thất bại của bản thân

Bạn không vượt qua một kỳ thi nào đó và đây là lỗi của người giám thị? Bạn không được thăng quan tiến chức vì cho rằng sếp ghét đồng nghiệp khó ưa? Bạn không tìm được một công việc mới bởi suy nghĩ mọi người đang cố dìm bạn xuống? Hãy thôi đổ lỗi cho người khác đi nhé!

Thói quen đổ lỗi của những kẻ thất bại năm 2024

Cố gắng tìm một ai đó để đổ lỗi cho sai lầm của bản thân sẽ chỉ xoa dịu được một thời gian. Sau đó mọi chuyện lại lầm lỡ và đây là lý do những người thành công không quăng trách nhiệm lên vai kẻ khác. Thay vì cứ oán trách, họ cố gắng tìm giải pháp cho vấn đề để không bao giờ gặp lại.

2. So sánh bản thân với người khác

Chị em thường thích so sánh mình với người khác. Không quan trọng bạn chọn ai làm hệ quy chiếu (người thành công hơn hay kẻ thất bại), kết quả sẽ chẳng giúp ích gì đâu. Nếu bạn so sánh bản thân với một người rất thành công, chị em sẽ liên tục cảm thấy thương hại cho chính mình. Đây là một trong những cảm xúc hủy diệt nhất của con người và nó làm chậm sự phát triển tương lai. Mặt khác, nếu thích so sánh bản thân với một người thua xa mình, bạn có cơ hội để đưa ra lời bào chữa cho hành động sai trái.

Thói quen đổ lỗi của những kẻ thất bại năm 2024

Tất nhiên, so sánh là cần thiết để đánh giá sự phát triển cá nhân. Nhưng nên so sánh bản thân không phải với người khác mà là với chính chúng ta trong quá khứ (ngày hôm qua, vài tháng trước, vài năm trở lại đây).

3. Không tin tưởng ở bản thân

Đó là việc chúng ta liên tục nghĩ trong đầu "Mình không làm được đâu", "Cái này chắc chỉ ABC mới làm được..." Suy nghĩ này sẽ đẩy một người đến bờ vực của tự ti và rồi mãi thu mình trong vỏ ốc, không thể nắm lấy cơ hội và phát triển xa hơn.

Thói quen đổ lỗi của những kẻ thất bại năm 2024

4. Dễ dàng từ bỏ thói quen và mục tiêu đề ra

Nhiều người thích phàn nàn về sự bất hạnh của họ, rồi làm theo ý kiến của người khác, thay đổi niềm tin lẫn mục tiêu, thậm chí từ bỏ chúng vì những khó khăn nhỏ nhất. Kẻ thất bại có thể ăn chay hôm nay, nhưng ngày mai họ bắt đầu phán xét những người không ăn thịt vì không tiếp thu đủ chất.

Thói quen đổ lỗi của những kẻ thất bại năm 2024

Khi khó khăn xuất hiện, những người thành công tìm kiếm một giải pháp để vượt qua chúng, chứ chẳng phải là cách để thay đổi mục tiêu của họ.

5. Không biết giao tiếp và thấu cảm với mọi người

Kẻ thua cuộc không biết cách xây dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh và thậm chí họ có thể kiêu ngạo với tầng lớp thấp hơn. Đây là lý do tại sao nếu bạn muốn biết bộ mặt thật của một ông sếp, hãy chú ý đến cách anh ta giao tiếp với nhân viên dịch vụ.

Những người có trách nhiệm với cuộc sống của họ biết rằng việc xây dựng các mối quan hệ không những cần thiết với môi trường chuyên nghiệp mà cả ngoài đời thường. Họ không bỏ lỡ cơ hội mở rộng vòng tròn quen biết và nỗ lực để giữ liên lạc với những người đó.

Thói quen đổ lỗi của những kẻ thất bại năm 2024

6. Luôn chần chừ

Những người thất bại luôn trì hoãn mọi thứ hoàn thành mục tiêu của họ và rồi biến cuộc sống thành vô vàn điều nhàm chán, tẻ nhạt.

Thói quen đổ lỗi của những kẻ thất bại năm 2024

Những người thành công sống cho ngày hôm nay. Steve Jobs luôn thích đặt câu hỏi sau: "Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời, bạn có muốn làm những gì sắp làm hôm nay không?" Đó là cách tốt nhất để ngừng trì hoãn và bắt đầu sống trọn từng khoảnh khắc từ bây giờ.

7. Khước từ quan điểm của người khác

Luôn cho mình đúng, biết tất và ý kiến của người khác đều sai lầm là biểu hiện của những người thất bại, nông cạn, năng lực kém.

Có một hiệu ứng rất thú vị trong tâm lý học được gọi là hiệu ứng Dunning-Kruger. Đó là một thiên kiến nhận thức trong đó những người kém cỏi muốn vượt trội về ảo tưởng, đánh giá mình luôn ở trên tầm kẻ khác. Hiệu ứng này cũng hoạt động theo hướng ngược lại. Năng lực của một người càng cao, họ càng ít tranh luận và tin tưởng vào ý kiến của riêng họ.

Thói quen đổ lỗi của những kẻ thất bại năm 2024

8. Luôn đặt yếu tố miễn phí, rẻ lên hàng đầu

Có thể bạn chưa biết, thứ đắt nhất trên đời này là sự miễn phí. Kẻ thất bại chạy theo sự rẻ rúng để đổi lấy chất lượng kém. Họ chỉ quan tâm là nó rẻ và nó giúp tiết kiệm tiền, nhưng tư duy này vô cùng sai trái.

Người thành công sẽ không tiết kiệm quá mức như vậy. Họ hiểu giá trị đồng tiền và giá trị của sản phẩm để đầu tư đúng mực, phục vụ cho cuộc sống trở nên tốt hơn.

Thói quen đổ lỗi của những kẻ thất bại năm 2024

9. Luôn sân si và ghen tị với người khác

Các nhà tâm lý học nhận định cảm giác ghen tuông sẽ không giúp chị em hài lòng với cuộc sống của chính mình. Điều này là do những người ghen tị thường không thực sự muốn sở hữu thứ mà họ ghen tị. Kẻ xấu tính chỉ tức giận rằng những người khác đạt được điều trong cuộc sống của họ và nắm bắt những gì họ muốn.

Thói quen đổ lỗi của những kẻ thất bại năm 2024

Muốn trở nên thành công, hay gần nhất là sống như một người thanh lịch, chuẩn mực thì đừng làm 9 thói quen trên nhé chị em ơi!