Nhiệm vụ của kế toán trưởng là gì năm 2024

Kế toán là một bộ phận đóng vai trò lớn trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, Nếu như bạn không biết kế toán trưởng là gì?, cơ hội của ngành kế toán hiện nay như thế nào, hoặc làm thế nào để trở thành kế toán trưởng thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Nhiệm vụ của kế toán trưởng là gì năm 2024

Nhiệm vụ của kế toán trưởng trong một doanh nghiệp

Kế toán trưởng là người đứng đầu quản lý cấp cao trong bộ phận hay phòng kế toán của một công ty, cơ quan nào đó,….

Mặt khác kế toán trưởng là một danh xưng cho những ai được bộ tài chính cấp phép. Công việc chính của họ là chỉ đạo, đề xuất tham mưu cho ban lãnh đạo và chịu trách nhiệm chính cho các kế hoạch tài chính của công ty. Đối với những công ty tập đoàn quy mô lớn thì họ sẽ giám sát các chuyên gia tài chính và dưới quyền của giám đốc tài chính

Nhiệm vụ của kế toán trưởng là gì năm 2024

Những quy định của nhà nước về kế toán trưởng

Tham khảo thêm: Tìm hiểu các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán

2. Pháp luật Việt Nam quy định về kế toán trưởng

2.1 Quy định chung về kế toán trưởng

Theo điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP của Chính phủ:

“1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.

Phụ trách kế toán:

  1. Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.
  1. Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.”

Còn trong điều 49 Luật kế toán số 88/2015/QH13 có quy định:

“1. Đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán.

Việc tổ chức bộ máy, bố trí người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán, kế toán trưởng thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

2.2 Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng

Theo khoản 1, điều 51 Luật kế toán số 88/2015/QH13:

“1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:

  1. a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
  2. b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.”

Và điều 54 Luật kế toán số 88/2015/QH13, thì:

“1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

  1. a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
  2. b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
  3. c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
  4. d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.

Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.”

2.3 Đối tượng không được đảm nhận chức vụ kế toán trưởng

Trong điều 52 Luật kế toán số 88/2015/QH13 có quy định về đối tượng không được đảm nhận chức vụ kế toán trưởng như sau:

“1. Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.

Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.”

Trong điều 19 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP, có bổ sung thêm:

“1. Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 52 Luật kế toán.

Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.”

2.4 Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng

Theo điều 55 Luật kế toán số 88/2015/QH13, kế toán trưởng chịu trách nhiệm và có các quyền sau:

“1. Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây:

  1. Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
  1. Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;
  1. Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.

Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.

Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngoài các quyền quy định tại khoản 2 Điều này còn có các quyền sau đây:

  1. Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;
  1. Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng;
  1. Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định;
  1. Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.”

Nhiệm vụ của kế toán trưởng là gì năm 2024

Trách nhiệm của kế toán trưởng trong doanh nghiệp là gì?

Tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn cách xử lý khi gặp lỗi khai quyết toán thuế

3. Vai trò của kế toán trưởng trong doanh nghiệp

Nhiệm vụ của kế toán trưởng là theo dõi và quản lý tài chính cho công ty. Nếu bạn mong muốn trở thành một kế toán trưởng bạn cần phải nắm và biết hết những công việc nghiệp vụ liên quan đến kế toán tài chính theo những quy định của nhà nước ban hành.

Chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng đồng thời đưa ra những kế hoạch chiến lược tài chính phù hợp với tình hình hoạt động của công ty theo từng giai đoạn. Ngoài ra bạn còn phải kiểm tra các hợp đồng bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp của bạn. Nhạy bén trong việc đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề ví dụ như tài sản cố định bị hư hỏng,…

Đối với nhiệm vụ kế toán trưởng sẽ đề xuất với ban lãnh đạo giải pháp xử lý khó khăn về tài chính do quy định tài chính không phù hợp. Đồng thời giám sát vốn của doanh nghiệp với mục đích giúp cho công ty hoạt động hiệu quả.

4. Nhiệm vụ của kế toán trưởng

4.1 Giám sát hoạt động của phòng kế toán

Kế toán trưởng có thể nói là người có quyền lực cao nhất ở bộ phận kế toán, đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra những vấn đề liên quan đến tài chính của công ty.

Ngoài ra kế toán trưởng còn phải phụ trách những công việc khác như: làm việc với ngân hàng, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ kỹ thuật hỗ trợ công ty vượt qua những khó khăn về mặt quản lý, cắt giảm chi phí hợp lý để tăng tính hoạt động của doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Nhiệm vụ của kế toán trưởng là gì năm 2024

Kế toán trưởng có nhiệm vụ giám sát kế toán viên hoàn thành mục tiêu tài chính của công ty

Xem thêm bài viết: Đến tháng 7/2022: Hơn 857 triệu hóa đơn điện tử được phát hành

4.2 Quản lý và báo cáo đúng, hợp pháp trong sổ sách của kế toán

Nếu bạn mong muốn làm kế toán trưởng bạn cần phải tính thật chính xác, kịp thời nhưng phải đảm bảo yếu tố đúng với pháp luật Việt Nam khi lưu những số liệu vào sổ kế toán, báo cáo tài chính hay các số liệu quan trọng khác. Nếu có sai sót thì kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật.

4.3 Quản lý thật chặt việc quyết toán

Công việc quyết toán, thu chi các dòng tiền đồng thời kiểm kê tài sản vào cuối năm cũng rất quan trọng đối với một công ty dù lớn hay nhỏ. Chính vì thế kế toán trưởng cần phải quản lý thật chật và kỹ càng trong việc quyết toán cuối năm hoặc những thời điểm nào đó trong năm. Công việc này cũng sẽ giúp cho kế toán trưởng nắm được tình hình kinh doanh của công ty, cho nên cũng đưa ra những quyết định kịp thời là nên cắt giảm thu chi cho hợp lý.

4.4 Làm báo cáo tài chính của công ty

Làm báo cáo tài chính là những trang giấy tóm tắt lại tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty theo từng quý hoặc năm. Việc này sẽ được thực hiện theo từng đợt có sẵn hoặc đôi lý ban lãnh đạo sẽ yêu cầu. Việc này kế toán viên vẫn có thể lập những người chịu trách nhiệm cuối cùng vẫn là kế toán trưởng chính vì thế bạn cần phải giám sát thật chặt việc này.

4.5 Phân tích và dự báo nguồn tài chính cùng ban lãnh đạo

Công việc này hầu như là rất quan trọng đối với kế toán trưởng. Có thể nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, tình hình kinh doanh thị trường từ đó mà kế toán trưởng có thể đưa ra một báo cáo dự kiến tài chính phù hợp nhất với doanh nghiệp.

5. Những kỹ năng mà kế toán trưởng cần có

Bạn phải là người yêu những con số: bởi vì công việc của bạn mỗi ngày phải làm việc với con số.

Có kỹ năng logic trong phân tích: vì chức năng và nhiệm vụ của kế toán trưởng là có trách nhiệm phân tích số liệu tài chính của công ty. Chính vì thế kỹ năng này thật sự rất cần thiết.

Bạn phải có kỹ năng giao tiếp: Nếu một người lãnh đạo tốt là họ sẽ có những kỹ năng khéo léo trong việc giao tiếp, xử lý tình huống với nhân viên và ban lãnh đạo hoặc đối tác của họ. Như vậy họ mới có thể là một trưởng bộ phận giỏi.

Kỹ năng quản lý và teamwork: bạn là một người đứng đầu một bộ phận, bạn quản lý rất nhiều công việc chính vì thế bạn cần phải có kỹ năng quản lý, để bạn có thể quản lý nhân viên và công việc của mình sao cho đúng quy trình nhất.

Sắp xếp thời gian cũng là một kỹ năng mà kế toán trưởng cũng cần phải có, bởi vì khối lượng công việc của bạn khá nhiều liên quan đến con số giấy tờ sổ sách mà đòi hỏi tính chính xác cao nên kỹ năng này giúp bạn biết được công việc nào quan trọng cần nhiều thời gian và ngược lại.

Một kế toán trưởng kỹ năng cẩn trọng, chi tiết tỉ mỉ và tính kỹ luật cao bởi vì những số liệu thống kê báo cáo tài chính, thuế hay quyết toán công nợ yêu cầu đòi hỏi việc chính xác tuyệt đối 100% không nên có sai sót nào để công ty bạn không xảy ra những thiệt hại tổn thất lớn.

Nhiệm vụ của kế toán trưởng là gì năm 2024

Kỹ năng để trở thành một kế toán trưởng bạn cần trang bị

6. Lộ trình để trở thành một kế toán trưởng

Đầu tiên bạn phải bắt đầu từ vị trí kế toán có thể là kế toán thu mua, kế toán công nợ, kế toán tiền lương hay là kế toán thuế,…. Đây là những bước đi đầu tiên để bạn có thể làm quen với công việc.

Sau khi đã có kinh nghiệm từ những vị trí trên tầm 3 – 6 năm, lúc này chuyên môn của bạn cũng đã vững hơn rồi bạn có thể thử sức với vai trò là kế toán tổng hợp để đi sâu vào chuyên môn hơn nữa.

Sau khoảng thời gian bạn đã tự tin với những kiến thức từ những vị trí trên mình đã trải qua bạn có thể đề xuất với bạn lãnh đạo, giám đốc tài chính để đi đến vị trí kế toán trưởng.

Trên là những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp qua bài viết Kế toán trưởng là gì? Nhiệm vụ của kế toán trưởng trong doanh nghiệp mong rằng sẽ giúp bạn hiểu nhiều hơn về nhiệm vụ của một kế toán trưởng và kế toán trưởng là gì rồi nhé!