Ủ bệnh bao lâu thì xét nghiệm dương tính

Sau khi tiếp xúc với F0, chúng ta phải xét nghiệm Covid-19. Và thời điểm xét nghiệm để có kết quả chính xác tùy thuộc vào việc người đó đã tiêm vắc xin hay chưa.

Ủ bệnh bao lâu thì xét nghiệm dương tính

Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên xét nghiệm Covid-19 bằng bộ test nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm PCR. Nguyên tắc chung là sử dụng phương pháp xét nghiệm nào thuận tiện và dễ tiếp cận nhất, theo Verywell Health.

Ủ bệnh bao lâu thì xét nghiệm dương tính

Nếu tiếp xúc với F0, chúng ta phải xét nghiệm Covid-19

SHUTTERSTOCK

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) khuyến cáo mọi người hãy xét nghiêm khi biết hoặc nghi ngờ bản thân nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, thời điểm xét nghiệm để có kết quả chính xác tùy thuộc vào việc người đó đã tiêm vắc xin hay chưa.

Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, nếu chưa tiêm vắc xin thì thời gian sớm nhất có thể cho ra kết quả dương tính là từ 24 đến 48 giờ. Nếu đã tiêm vắc xin thì khoảng thời gian này là 5 đến 7 ngày sau khi tiếp xúc mầm bệnh, theo CDC Mỹ.

Sở dĩ cần khoảng thời gian này là vì virus SARS-CoV-2 khi xâm nhập vào cơ thể sẽ cần thời gian để sinh sôi và phát triển đến mức mà các xét nghiệm có thể phát hiện, các chuyên gia cho biết

Trong khoảng thời gian chờ xét nghiệm, mọi người dù đã tiêm vắc xin hay chưa thì vẫn cần tự cách ly, tránh tiếp xúc, thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang để không lây bệnh cho người khác. 

Vắc xin hiện tại dù đạt hiệu quả cao nhưng không loại trừ 100% nguy cơ lây nhiễm. Một người nhiễm dù không triệu chứng nhưng vẫn có thể lây cho người khác. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 59% số người nhiễm bị lây từ F0 không triệu chứng, theo theo Verywell Health.

Với những người có triệu chứng, nếu xét nghiệm với bộ test nhanh kháng nguyên mà cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm lần 2 vào khoảng 24 đến 36 giờ sau đó. Nếu tiếp tục cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm PCR.

Khi Covid-19 vẫn còn là mối đe dọa thì tiêm vắc xin vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và người khác. Khi mọi người tụ tập với nhau trong không gian kín, để giảm nguy cơ lây nhiễm, các chuyên gia khuyến cáo những người có mặt cần phải đeo khẩu trang và mở cửa để không khí được thoáng mát.


Nguồn tin : Báo thanh niên


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ {{infoCompany.name}}

Chịu trách nhiệm chính: {{infoCompany.tenGiamDoc}} - Giám đốc Trung Tâm 

Giấy phép số:15/GP-STTTT do Sở Thông tin Truyền thông Quảng Ninh cấp ngày 21/09/2018

Địa chỉ: {{infoCompany.address}}

Điện Thoại: {{infoCompany.tel}}

Email: {{infoCompany.email}}

Cập nhật: 14:34 - 10/03/2022 | Lần xem: 43260

Tải lượng vi rút là số lượng vi rút có trong máu hay dịch tiết của người bệnh. Tải lượng cao có nghĩa là số lượng vi rút nhiều, đang nhân lên và khả năng lây truyền cao. Tải lượng vi rút cao thấp trong xét nghiệm COVID-19 thường được biết thông qua giá trị CT của RT-PCR. Tuy nhiên với việc làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại nhà chúng ta  vẫn có thể phỏng đoán phần nào tải lượng vi rút thông qua giai đoạn bệnh.

Trong quá trình nhiễm COVID-19 và điều trị tại nhà đối với F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, tải lượng vi rút trong cơ thể sẽ tăng lên và sau đó sẽ giảm đi theo diễn biến bệnh tự nhiên của vi rút. Các giai đoạn diễn tiến bệnh phản ánh tải lượng vi rút SARS-CoV-2 như sau:

Giai đoạn phơi nhiễm: Người bệnh mới tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2. Giai đoạn này xét nghiệm nhanh kháng nguyên sẽ không thể phát hiện. Thời gian của giai đoạn này có thể từ 24 – 48 giờ kể tính từ lúc tiếp xúc với mầm bệnh.

Giai đoạn ủ bệnh: giai đoạn này vi rút đã bắt đầu xuất hiện trong dịch tiết mũi họng, xét nghiệm nhanh kháng nguyên có thể phát hiện được. Tải lượng vi rút sẽ tăng dần từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của bệnh. Chúng ta sẽ thấy vạch T của xét nghiệm nhanh kháng nguyên sẽ đậm dần lên. Giai đoạn này người bệnh sẽ lây nhiễm cho những người xung quanh, bắt đầu của thời kỳ lây truyền bệnh.

Giai đoạn lây nhiễm:  Giai đoạn lây nhiễm là giai đoạn mà khả năng lây lan của vi rút là cao nhất vào thời điểm ngày thứ 5, thứ 6. Chúng ta thấy vạch T sẽ đậm hơn vạch C của xét nghiệm nhanh kháng nguyên. Giai đoạn này sẽ kéo dài đến ngày thứ 10. Tải lượng vi rút sẽ giảm dần từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10. Nếu quan sát kết quả xét nghiệm nhanh, chúng ta thấy vạch T sẽ nhạt màu dần so với vạch C.

Giai đoạn hậu lây nhiễm và phục hồi: Giai đoạn này bắt đầu sau ngày thứ 10, là giai đoạn mà ngưỡng phát hiện của xét nghiệm nhanh khánh nguyên sẽ không phát hiện được vi rút, đồng nghĩa với việc lúc này người nhiễm sẽ không còn khả năng lây lan. Xét nghiệm kháng nguyên nhanh lúc này sẽ cho kết quả âm tính.

Ủ bệnh bao lâu thì xét nghiệm dương tính

Các giai đoạn của diễn biến bệnh Covid-19 và tải lượng virus SARS-CoV-2

Ủ bệnh bao lâu thì xét nghiệm dương tính

Tải lượng vi rút tăng dần được thể hiện qua vạch T của xét nghiệm nhanh kháng nguyên

Chúng ta lưu ý nếu xét nghiệm nhanh âm tính nhưng vẫn muốn làm xét nghiệm RT-PCR. Trong trường hợp nhận được kết quả RT-PCR dương tính với CT từ 31-36 thì chúng ta cũng không hoang mang, lo lắng. Vì lúc này kết quả RT-PCR phát hiện đó chỉ là xác của vi rút SARS-CoV-2 và khả năng lây nhiễm cho người khác rất thấp. Thời gian phục hồi của người nhiễm COVID-19 dù đã khỏe mạnh nhưng xác vi rút SARS-CoV-2 vẫn còn tồn tại trong cơ thể kéo dài đến hơn ngày thứ 25 hoặc có thể lâu hơn.

Đây cũng là cơ sở cho việc Bộ Y tế gần đây đã cập nhật điều kiện kết thúc cách ly của F0 tại nhà. SARS-CoV-2. Theo Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28/1/2022, các F0 điều trị tại nhà sẽ được dỡ bỏ cách ly khi: (1) đã cách ly, điều trị đủ 7 ngày và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính với virus SARS-CoV-2; (2) Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm nhanh vẫn còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vaccine. Không cần thiết phải làm lại xét nghiệm.

Diễn giải môt số thuật ngữ:

Vạch C: vạch Control là vạch chuẩn của test.

Vạch T: vạch test thể hiện vạch của người bệnh.

N: Negative là kết quả âm tính

P: Positive là kết quả dương tính

RT-PCR: Real-time Polymerase Chain Reaction là xét nghiệm sinh học phân tử realtime RT-PCR là một phương pháp xét nghiệm xác định sự hiện diện của SARS-CoV-2 thông qua phát hiện vật liệu di truyền của nó.

Ct value (threshold cycle value): được gọi là giá trị chu kỳ ngưỡng trong xét nghiệm sinh học phân tử. Là số chu kỳ mà máy xét nhiệm mới phát hiện được sự có mặt của vật chất di truyền của vi rút. Giá trị càng CT càng cao thì số lượng vi rút trong mẫu xét nghiệm càng thấp, khả năng lây truyền càng giảm.

Một số kiến thức hỗ trợ cho người dân:

Hướng dẫn tự lấy mẫu và thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên Covid-19: https://hcdc.vn/category/van-de-suc-khoe/covid19/tin-tuc-moi-nhat/huong-dan-tu-lay-mau-va-thuc-hien-xet-nghiem-nhanh-khang-nguyen-covid19-tai-nha-d4fa6ade0c80ee0f69066a7e0b869f55.html

Cập nhật thông tin test nhanh:

https://hcdc.vn/category/van-de-suc-khoe/covid19/tin-tuc-moi-nhat/cap-nhat-thong-tin-test-nhanh-d4a19c00e2d7eb23e10141e1a1569d3d.html

Võ Tuấn Linh – Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC)

Thời gian ủ bệnh của COVID

Thông thường, các trường hợp sau khi phơi nhiễm Covid-19 thì sau thời gian từ 2 - 14 ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Trung bình thường là sau 5 ngày đối với các trường hợp cơ thể bình thường, không có bệnh này hay những vấn đề sức khoẻ khác.

Sau bảo lâu test lại Covid?

Thậm chí một số trường hợp vẫn chưa âm tính trở lại dù đã hết các triệu chứng. Theo CDC Mỹ, F0 chỉ nên xét nghiệm lại sau 5 ngày kể từ khi phát hiện mắc COVID-19. Nếu kết quả dương tính, thì tiếp tục cách ly thêm 5 ngày nữa.

F0 bảo lâu thì âm tính?

Đa phần F0 có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong vài ngày đầu tiên nhiễm virus. Trong thời gian cách ly điều trị tại nhà theo quy định, tùy theo triệu chứng, thường F0 sẽ âm tính trở lại (trong vòng 5 ngày, hoặc trong vòng 10 ngày).

Bị Covid bảo nhiêu ngày thì không lây cho người khác?

Vì dù test nhanh vẫn dương tính với nCoV, bệnh nhân sau 10 ngày sẽ ít có nguy cơ diễn biến nặng. Về khả năng lây lan virus, các nghiên cứu đến nay cũng cho thấy, sau 10 ngày kể từ thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên, nguy cơ lây SARS-CoV-2 rất thấp, gần như bằng không./.