Tăng 2 tăng 3 là gì năm 2024

(Baonghean.vn) - Sau chầu nhậu, Trần Đình Tuấn rủ nhóm bạn đi hát karaoke. Thế nhưng, lời đề nghị đi “tăng 2” đã bị một người trong nhóm từ chối. Chỉ vì lý do ấy mà Tuấn đã xuống tay với bạn của mình ngay tại quán nhậu.

Chém bạn vì không chịu đi “tăng 2”

Một ngày giữa tháng 11, người phụ nữ trẻ vội vã dẫn 2 đứa con nhỏ đến Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An. Chị là vợ của bị cáo Trần Đình Tuấn (27 tuổi), trú xã Tân Hương, huyện Tân Kỳ, bị tòa án đưa ra xét xử về tội Giết người.

Suốt quá trình đợi Hội đồng xét xử ra làm việc, người phụ nữ ấy vừa trông chừng 2 đứa con nhỏ (6 và 2 tuổi), vừa tranh thủ nhìn vào phía trong - nơi chồng mình đang ngồi rồi len lén gạt nước mắt. Từ khi chồng vướng vào lao lý, chị một mình gánh vác gia đình, nuôi dạy các con đang tuổi ăn học. Người ta bảo lấy chồng cùng tuổi nằm duỗi mà ăn, thế nhưng chị lại không được như vậy.

Vào tháng 3/2023, Tuấn từng bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng. Dù chưa bị xử lý hình sự nhưng việc bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính là sự nhắc nhở, cảnh cáo đối với Tuấn. Nhưng dường như ông bố trẻ ấy chưa chịu nhìn nhận lại bản thân, sống chậm lại. Thay vào đó, lần tham dự cuộc vui cùng nhóm bạn, Tuấn đã có hành vi chém người chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt.

Tăng 2 tăng 3 là gì năm 2024
Bị cáo Trần Đình Tuấn tại phiên tòa. Ảnh: Trần Vũ

Cụ thể, trưa ngày 18/5/2023, Tuấn cùng nhóm bạn có cả nam lẫn nữ ăn uống tại một quán ở thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ. Đến khoảng 15h cùng ngày, sau chầu nhậu, Tuấn rủ mọi người dừng uống, đi hát karaoke nhưng bị anh Lê Văn N. (31 tuổi) từ chối.

Bức xúc về việc anh N. không đồng ý đi hát và cho rằng anh này có "thái độ” với mình nên Tuấn đi ra phía sau khu vực nhà bếp lấy một con dao rồi giấu trong người. Khi trở lại phòng ăn, Trần Đình Tuấn tiếp tục rủ mọi người đi “tăng 2” nhưng anh N. vẫn từ chối.

Bất thình lình, Tuấn đứng dậy, cầm dao chém vào vùng cổ, đầu anh N. Chứng kiến sự việc, những người có mặt và chủ quán liền đến can ngăn nhưng Tuấn vẫn không dừng lại hành động của mình. Trái lại, gã còn cầm dao rượt đuổi anh N.

Bị chém bất ngờ, anh N. bỏ chạy khỏi hiện trường. Sau đó, nạn nhân được mọi người đưa đến bệnh viện cấp cứu, điều trị trong một thời gian. Cơ quan chức năng xác định, tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với bị hại là 28%.

Trả giá vì thói côn đồ

Trước bục khai báo, bị cáo Tuấn thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố. Bị cáo khai do hôm đó đã uống rượu nên bản thân có chút bốc đồng. Việc bị hại từ chối đi hát karaoke và có thái độ với mình khiến bị cáo bức xúc, dẫn đến hành vi sai trái.

Trước câu hỏi của Hội đồng xét xử, tại sao chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trong việc rủ nhau đi hát mà bị cáo đã có hành vi côn đồ là cầm dao chém vào những vùng nguy hiểm của bị hại như cổ, đầu… thì Tuấn im lặng. Sau đó, Tuấn lại đổ lỗi cho việc mình đã có men rượu.

Tại phiên tòa, bị cáo gửi lời xin lỗi tới bị hại. Sau khi gây ra vụ án, bị cáo đã tác động gia đình bồi thường 20 triệu đồng cho bị hại. Tham dự phiên tòa, bị hại trình bày vì những vết chém của bị cáo đã để lại di chứng trên người bị hại, nên hiện nay, sức khỏe của bị hại vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Bị hại lo lắng về sức khỏe sau này của mình mỗi khi trái gió trở trời.

Được nói lời sau cùng trước khi tòa vào nghị án, bị cáo xin tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về làm lại cuộc đời, nuôi vợ và hai đứa con nhỏ. Chỉ vì phút bốc đồng, ham vui sau khi có chén rượu mà ông bố trẻ đã đẩy cuộc đời mình vào cảnh tù tội, để lại nỗi đau không chỉ cho bản thân mà còn đối với những đứa con đang tuổi ăn, tuổi học.

Tăng 2 tăng 3 là gì năm 2024
Với tội Giết người, Tuấn phải lĩnh án 12 năm 6 tháng tù. Ảnh: Trần Vũ

Nhận định hành vi của bị cáo có tính côn đồ, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt mà dùng dao chém vào vùng nguy hiểm trên người bị hại; việc bị hại không chết là do được cấp cứu kịp thời nên cần xử lý nghiêm để có tính răn đe và phòng ngừa chung. Tuy nhiên, cũng cần xem xét một số tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo. Sau khi cân nhắc các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trần Đình Tuấn 12 năm 6 tháng tù về tội Giết người.

Dù bản án dành cho bị cáo đã được tuyên, nhưng vụ án đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về cách ứng xử của một bộ người trẻ trong đời sống hiện nay. Đây còn là bài học về tác hại của rượu bia và các chất kích thích khiến con người mất khả năng kiểm soát hành vi, gây ra hậu quả không gì bù đắp được.

Tầng là một thuật ngữ của kiến trúc xây dựng chỉ về khoảng không gian giữa hai mặt phẳng sàn hoặc giữa một mặt phẳng sàn và mái trong một ngôi nhà, tòa nhà. Tầng là thông số để tính ước lượng chiều cao của tòa nhà, tầng gần mặt đất nhất (tầng trệt) là tầng cơ bản, nền tảng của ngôi nhà. Bề mặt tiếp xúc của mỗi tầng đối với những hoặc đồ vật trên nó gọi là sàn nhà.

Tầng không đồng nghĩa với sàn hay tấm, sàn và tấm không không phải là thông số ước lượng chiều cao tòa nhà. Ta có thể gọi là tầng trệt nhưng không thể gọi tấm trệt, cũng như có thể gọi là tấm mái nhưng không gọi là tầng mái.

Tầng có thể sắp xếp bao gồm: Tầng trệt (tầng dưới cùng của một ngôi nhà thông thường), tầng hầm (tầng nằm dưới mặt đất trong một số công trình xây dựng kiên cố), các tầng trên (tầng một, tầng hai, tầng ba... tương đương với lầu một, lầu hai, lầu ba....) và cao nhất của một tòa nhà thường là tầng thượng, đối với một ngôi nhà thông thường thì có tầng thượng (sân thượng) phía trên có thể đổ một tấm bê tông (một kết cấu xây dựng) khoảng 30% diện tích của ngôi nhà và thường được gọi là chuồng cu. Ở tầng trệt một số ngôi nhà hay tòa nhà có thể bố trí tầng lửng. Ban công cũng là một dạng tầng đặc biệt khi nó là một phần diện tích của ngôi nhà nhô ra ngoài không gian của tòa nhà.

Tại Việt Nam, thông thường miền Nam gọi tầng sát mặt đất là trệt, rồi đến lầu 1, lầu 2. Trong khi đó, miền Bắc thì gọi tầng sát mặt đất là tầng một, tầng kế tiếp là hai, ba… Theo cách tính như vậy thì trệt tương đương với tầng 1, lầu 1 tương đương tầng 2, lầu 2 tương đương tầng 3.

Khi nói đến số tầng nhà là có thể hình dung được chiều cao khối xây của tầng nhà. Nếu thống nhất hiểu như vậy, ta có thể nói tòa nhà nào đó có 34 tầng, gồm 1 trệt, 3 hầm và 30 lầu (1 tầng trệt, 3 tầng hầm và 30 tầng lầu).

Việc đánh số và tên gọi theo các văn bản chính thức cũng không thống nhất. Theo TCVN 6003-1:2012 thì định nghĩa tầng 1 là tầng đầu tiên có sử dụng có mục đích, có nghĩa là tầng hầm thấp nhất sẽ được gọi là tầng 1.