Tam đại con gà phần luyện tập

Xưa có anh học trò học hành dốt nát nhưng lại hay khoe chữ. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy đến chữ “kê”, học trò hỏi mà không biết, đánh nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, dặn học trò đọc khẽ và đến bàn thờ thổ công xin ba đài âm dương. Xin ba đài được cả ba, thầy lấy làm đắc chí, hôm sau bảo trẻ đọc to lên. Người bố nghe được, phát hiện ra, thầy liền chống chế bằng cách lí sự cùn: dạy thế là để biết đến tam đại con gà.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Mâu thuẫn trái tự nhiên và tình huống gây cười

a. Mâu thuẫn trái tự nhiên

- Đặc điểm trong truyện này là mâu thuẫn trái tự nhiên trong nhân vật chính được nói ra ngay từ đầu câu chuyện. Bản chất "dốt" của thầy đồ đã được khẳng định.

- Anh học trò dốt nát nhưng thích khoe chữ, “đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt”. Có người mời anh ta về dạy trẻ. Từ đó mâu thuẫn trái tự nhiên xảy ra: dốt nhưng giấu dốt, thích khoe chữ.

b. Tình huống mâu thuẫn gây cười

- Tình huống 1:

+ Gặp chữ “kê”, thấy mặt chữ nhiều, không biết chữ gì, học trò hỏi gấp, thầy nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”.

+ Sợ sai, bảo học trò đọc khẽ.

+ Thầy khấn thầm xin ba đài âm ở bàn thờ thổ công.

+ Thổ công cho ba đài âm, thầy lấy làm đắc chí, hôm sau ngồi bệ vệ trên giường, bảo trẻ đọc cho to.

-> Thầy đồ vừa dốt vừa mê tín, lừa bịp trẻ con. Tiếng cười bật ra từ chính sự ngu dốt, sĩ diện, thích khoe khoang của thầy đồ. Đồng thời, qua đó phên phán sự dốt nát của thầy đồ.

- Tình huống 2:

+ Khi bị bố học trò phát hiện, chất vấn, suy nghĩ của thầy đồ: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”.

-> Lời tự nhủ hài hước, biết mình dốt nhưng không chịu thừa nhận.

+ Lời ngụy biện của thầy: Dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà, “Dù dì là chị con công, con công là ông con gà” để gỡ bí, lí sự cùn. Từ đây tiếng cười bật lên từ sự vô lí, láu cá của thầy đồ.

=> Thầy đồ bộc lộ rõ bản chất là một kẻ dốt nát nhưng thích giấu dốt, thích khoe khoang, láu cá, sĩ diện. Như vậy, mâu thuẫn trái tự nhiên ở đây là giấu dốt. Càng ra sức che đậy thì bản chất dốt nát càng bị lộ tẩy.

2. Ý nghĩa phê phán của truyện

- Truyện phê phán thói giấu dốt - một tật xấu có thật trong một bộ phận nhân dân. Ý nghĩa phê phán đó toát lên từ hành động tức cười của một anh thầy đồ đã dốt mà lại còn muốn giấu dốt, nhưng cành cố tình chê giấu một cách liều lĩnh thì sự dốt nát lại càng lộ ra một cách ngây ngô. Anh học trò này lại đi dạy trẻ thì thói xấu đó có khả năng gây hậu quả khôn lường.

- Đằng sau sự phê phán đó còn là sự ngầm khuyên răn mọi người - nhất là những người đi học - chớ nên giấu dốt, hãy mạnh dạn học hỏi không ngừng.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Xây dựng các mâu thuẫn và đẩy các mâu thuẫn đó lên đến đỉnh điểm trong những tình huống kịch tính, giải quyết bất ngờ, hợp lí.

- Ngôn ngữ giản dị, có cả vần và nhịp.

- Sử dụng nhiều yếu tố gây cười khác nhau: hành động, cử chỉ, câu nói…có tác dụng gây cười.

2. Nội dung

Từ tình huống mẫu thuẫn trái tự nhiên, truyện bật lên tiếng cười phê phán thói dấu dốt - một thói xấu trong nội bộ nhân dân. Qua đó, khuyên mọi người không nên dấu dốt mà phải không ngừng học hỏi.

Hướng dẫn soạn bài Tam Đại con gà sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trong SGK và cung cấp các kiến thức cần thiết cho các em trước khi đến lớp. Mong rằng với phần soạn bài này sẽ  các em sẽ có thêm những kiến thức bổ ích và thú vị. Chúc các em có thêm phần soạn bài Tam đại con gà hay và đầy đủ.

ADSENSE

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Cái dốt không che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ.
  • Nghệ thuật gây cười của truyện được khai thác từ mâu thuẫn trái tự nhiên được thể hiện trong câu chuyện

 2. Soạn bài Tam đại con gà chương trình chuẩn

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Tìm hiểu mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật “thầy” (anh học trò dốt làm thầy dạy trẻ) qua việc phân tích ba khía cạnh sau:

“Thầy” liên tiếp bị đặt vào những tình huống nào?

  • Là anh học trò học hành dốt nát mà lại làm thầy đồ đi dạy học trò, dạy chữ nhưng lại “thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì”. Học trò hỏi gấp, thầy đáp liều
  • Chủ nhà phát hiện thầy dạy sai thì ra sức bao biện, giấu dốt

“Thầy” đã giải quyết các tình huống đó ra sao?

  • Tình huống thứ nhất: “thầy” chọn cách “nói liều”, sợ sai bảo học trò đọc nhỏ rồi sau đó thay vì hỏi người giỏi “thầy” lại khấn thổ công
  • Tình huống thứ hai: khi chủ nhà phát hiện dạy sai, “thầy” vẫn bao biện, “lí sự cùn”, giấu dốt, không chịu thừa nhận cái sai của mình.

Trong quá trình giải quyết các tình huống, “thầy” đã tự bộc lộ cái dốt của mình như thế nào?

  • Trong tình huống thứ nhất: cái dốt của “thầy” là đã dốt mà lại hay khoe chữ, làm thầy dạy chữ mà “thấy mặt chữ nhiều nét, rắc rối” lại không biết đọc.
  • Cái dốt của “thầy” càng lộ rõ hơn khi cố giải thích, lí sự về việc đọc sai của mình.

Câu 2: Hãy chỉ ra ý nghĩa phê phán của truyện. (Có phải chỉ phê phán một đối tượng cụ thể là anh học trò dốt không?

  • Câu truyện không chỉ phê phán anh học trò dốt mà phê phán tật xấu giấu dốt, không chịu học hỏi của một bộ phận nhân dân. Câu truyện còn khuyên mọi người đặc biệt là những người đi học: chớ nên giấu dốt, hãy thừa nhận cái sai của mình và mạnh dạn học hỏi từ người khác.
  • Truyện chỉ dừng lại ở mức phê phán nên tạo ra tiếng cười mang tính chất sảng khoái, không có tính đả kích gay gắt.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Tìm hiểu mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật “thầy” (anh học trò dốt làm thầy dạy trẻ) qua việc phân tích ba khía cạnh sau:

  • “Thầy” liên tiếp bị đặt vào những tình huống nào?
    • Trong truyện Tam đại con gà, "ông thầy" liên tiếp bị đưa vào hai tình huống:
      • Thầy đồ đi dạy học trò nhưng "thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hơi gấp, thầy cuống, nói liều...".
      • Khi bị người nhà phát hiện dạy sai, thầy ra sức bao biện để chối tội và giấu dốt.
  • “Thầy” đã giải quyết các tình huống đó ra sao?
    • Trong lần thứ nhất, để "giải quyết tình huống", "ông thầy" đã nhắm mắt chọn cách nói liều. Hài ước hơn khi ngay sau đó, "ông thầy" còn viện đến thổ công để "chứng giám" một cách hú họa cho sự dốt nát của mình.
    • Trong tình huống thứ hai, "ông thầy" đã giải quyết để bào chữa cho mình bằng một cái "lí sự cùn".
  • Trong quá trình giải quyết các tình huống, “thầy” đã tự bộc lộ cái dốt của mình như thế nào?
    • Qua chỉ hai tình huống, cái bản chất "dốt" của thầy đồ đã được bộc lộ rõ ra. Cái mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật này là dốt >< khoe giỏi. Thầy đồ đi dạy học mà dốt đến mức cái chữ tối thiểu trong sách cũng không biết, không đọc được. Dốt như vậy mà thầy đồ vẫn ham khoe giỏi (sau khi khấn thổ công, "thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to"). Sự hài ước của câu chuyện lên đến đỉnh điểm khi thầy đồ, dù đã biết mình dạy dốt vẫn cứ nhất quyết bao biện cho mình bằng một cái "lí sự cùn" hoàn toàn không thể tin tưởng được. Tất cả những hành động cố gắng "lấp liếm" cái dốt này, quả thực chỉ làm cho thầy đồ càng thảm hại hơn thôi.

Câu 2: Hãy chỉ ra ý nghĩa phê phán của truyện. (Có phải chỉ phê phán một đối tượng cụ thể la anh học trò dốt không?)

  • Câu chuyện không phải chỉ phê phán một đối tượng cụ thể là anh học trò dốt mà thông qua đó, nó phê phán tật xấu – giấu dốt – có trong một bộ phận nhân dân. Câu chuyện còn ngầm ý khuyên răn mọi người – nhất là những người đi học – chớ nên giấu dốt vì giấu dốt thì sẽ chẳng bao giờ tiến bộ được, hãy mạnh dạn học hỏi, bổ sung những kiến thức mình còn thiếu.

Vừa rồi là những gợi ý soạn bài Tam đại con gà bằng cách trả lời 2 câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài trong SGK. Để ôn tập và nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm phần hướng dẫn luyện tập dưới đây.

3. Soạn bài Tam đại con gà chương trình nâng cao

Câu 1: Truyện Tam đại con gà

Truyện cười cái dốt hay cái thói giấu dốt, sĩ diện hão của anh học trò làm thầy đồ? Hãy phân tích cái láu cá “vụng chèo khéo chống” của nhân vật này và sự phát triển của mâu thuẫn gây cười trong truyện. Theo anh (chị), yếu tố nào của truyện là yếu tố bất ngờ gây cười thú vị nhất? Hãy phân tích yếu tố đó và nêu ý nghĩa của truyện.

  • Truyện Tam đại con gà cười cái thói giấu dốt mà lại sĩ diện hão của một ông “thầy” dốt chữ.
  • Cái láu cá của nhân vật này được thể hiện thông qua các mâu thuần gây cười:
    • Lần 1: Gặp chữ “kê” là gà, “thầy” không biết chữ gì, bị học trò hỏi dồn, thầy cuống nói liều “dủ dỉ là con dù dì”.
    • Lần 2: Vì sợ sai nên bảo học trò đọc khẽ.
    • Lần 3: “Thầy” tìm đến thổ công để xin ba đài âm dương.
    • Lần 4: Bị chủ nhà chất vấn, “thầy” giải thích vòng vo, vô căn cứ.

⇒ Chính những mâu thuẫn này đã tạo ra tiếng cười. Yếu tố bất ngờ gây cười đó là chi tiết “Mình đã dốt, Thổ Công nhà nó cũng dốt nữa”.

Câu 2: Đặc sắc về nghệ thuật gây cười dân gian?

  • Truyện cười rất ngắn gọn. Truyện phải gói kín mở nhanh mới tạo được sự bất ngờ.
  • Kết cấu chặt chẽ mọi chi tiết hướng tới sự gây cười. Tiếng cười ở cuối truyện, cái cười thường được tạo ra từ những mâu thuẫn.
  • Truyện ít nhân vật, nhân vật chính là đối tượng của tiếng cười.
  • Ngôn ngữ giản dị nhưng rất tinh, rất sắc, nhất là ngôn ngữ và cử chỉ của nhân vật ở cuối truyện.

4. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1: Phân tích hành động và lời nói của nhân vật “thầy” để làm sáng tỏ thủ pháp gây cười trong truyện

Gợi ý trả lời:

Các em có thể tham khảo các gợi ý dưới đây:

  • Nhân vật Thầy đồ trong truyện cười Tam đại con gà đã có những hành động và lời nói bộc lộ rõ bản chất ngu dốt của mình khiến người đọc bật ra tiếng cười một cách thoải mái, tự nhiên nhất.
    • Hành động: nhân vật đã có những hành động cụ thể là: bảo học trò đọc khẽ, khấn xin âm dương thổ công, bệ vệ ngồi trên giường bảo trẻ đọc thật to. Hai hành động đầu tiên là biểu hiện cho sự thận trọng muốn che giấu cái dốt của mình. Hành động thứ ba, ngược lại là biểu hiện của sự đắc chí, sự yên tâm tuyệt đối vào mình và vào thổ công. Và chính vì vậy hành động thứ ba là hành động có khả năng bộc lộ rõ nhất bản chất nhân vật và khiến tiếng cười bật ra một cách thoải mái nhất.
  • Lời nói:
    • Dủ dỉ là con dù dì.
    • Dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà.
    • Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà...
  • Các lời nói càng về sau càng chứa đựng nhiều sự phi lý, ngô nghê, vô nghĩa, thế nhưng nhân vật đem ra làm vũ khí để ngụy biện, chống chế, che giấu cái dốt của mình. Vì thế sự dốt nát lộ càng rõ, càng đầy đủ.
  • Như vậy hành động và lời nói của nhân vật càng về sau càng đáng cười. Thủ pháp tăng tiến trong miêu tả hành động và lời nói của nhân vật là thủ pháp gây cười trong truyện cười này.

5. Một số bài văn mẫu văn bản Tam đại con gà

Truyện Tam đại con gà khuyên răn mỗi chúng ta hãy mạnh dạn học hỏi để tiến bộ hơn nữa, tránh thói giấu dốt, sĩ diện hão. Để hiểu hơn về câu chuyện này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây: