Bài tập vẽ biểu đồ tội phạm học năm 2024

  • 1. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 1 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TỘI PHẠM HỌC TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO HỌC SINH THỰC HIỆN NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA Tải tài liệu mẫu qua zalo 0936.885.877 Dịch Vụ Làm Khóa Luận Tốt Nghiệp Luanvantrithuc.com
  • 2. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 2 CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU CHUNG VÀ THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO HỌC SINH THỰC HIỆN Việt Nam luôn đặt chiến lược phát triển con người trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, câu “trẻ em là tương lai của đất nước” được toàn xã hội biết đến như là sự khẳng định một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm gần đây, nhà nước đã liên tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào chương trình giảng dạy của nhà trường đã góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật cho các em học sinh. Tuy nhiên tình trạng học sinh phạm tội không ngừng tăng lên, hành vi vi phạm cũng ngày một tinh vi hơn. Việc tìm hiểu; phân tích, đánh giá thực tế các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, thống kê chính xác những thông số về tình hình tội phạm do học sinh thực hiện là một biện pháp cần thiết nhằm giúp cho các cơ quan chức năng, nhà trường và gia đình hoạch định ra chiến lược quản lý và giáo dục các em, việc làm này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm sự phát triển bình thường và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các em. 1.1. Một số vấn đề lý luận về học sinh 1.1.1 Khái niệm học sinh Theo luật điểm tổng quan, khoa học về con người của C.Mác “Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng, vốn có của mỗi cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội khác”. Từ luận điểm trên của C.Mác ta có thể hiểu rằng con người là sản phẩm của tiến trình phát triển xã hội trong các nền văn minh nhân loại, vì con người là chủ thể của hoạt động sáng tạo ra của cải vật chất cho bản thân và cho xã hội từ xưa đến nay và cả mai sau. Chính vì lẽ đó mà trong mọi thời đại, đặc biệt trong cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, việc quan tâm đến phát triển con người ngay từ giai đoạn ban đầu được coi là yếu tố quyết định tăng tốc, bền vững của mọi quốc gia trên thế giới. Tại nước ta vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngay từ các cấp học đã được quy định cụ thể qua Luật Giáo dục năm 2005. Thuật ngữ “Học sinh” đã được Luật nói đến trong giáo dục phổ thông. Có thể nói giai đoạn học sinh là một giai đoạn đánh dấu bước ngoặc quan trọng cho sự hình thành và phát triển “nhân lẫn trí” của con người. Ta có thể khái quát về học sinh như sau: “Học sinh là những người đang trực tiếp ngồi trên ghế trường để theo học các chương trình văn hóa, tiếp thu những kiến thức mới, các kỹ năng cơ bản, nhằm trang bị một lối sống lành mạnh, giúp các em rèn luyện trí tuệ trong học tập, thúc đẩy sự nghiên cứu và sáng
  • 3. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 3 tạo làm giàu kiến thức cho bản thân. Qua đó tạo nền tảng vững chắc để bước sang giai đoạn trưởng thành. Đây là nguồn nhân lực kế thừa trong tương lai, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Đất nước”. 1.1.2 Độ tuổi của học học sinh Như chúng ta đã biết, con người phải đạt đến một độ tuổi nhất định nào đó mới đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình trong mọi ứng xử và tình huống của cuộc sống. Không thể có người sinh ra đã có đủ năng lực trách nhiệm hành chính, dân sự hay hình sự mà năng lực đó được phát triển và hoàn thiện qua các cấu tạo sinh học ở cơ thể người. Ở lứa tuổi học sinh, theo Điều 26, Luật giáo dục 2005 quy định: - Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi (từ 6 – 10 tuổi). - Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi (từ 11 – 14 tuổi). - Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi (từ 15 – 18 tuổi). Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ được học cao hơn hoặc thấp hơn so với độ tuổi quy định(1) ; nhưng phần lớn là đúng theo độ tuổi quy định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Có một số ít học sinh đã đạt độ tuổi thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) còn phần lớn là các em đang ở tuổi chưa thành niên. Ở nước ta, theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trẻ em là “Công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” (Điều 1). Khái niệm người chưa thành niên được sử dụng trong Bộ luật lao động, Luật Dân sự, Pháp lệnh xử lý hành chính, Bộ luật tố tụng Dân sự và Bộ luật Hình sự. Điều 20, Bộ luật Lao động quy định; “Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi và người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên”... Tuy nhiên, trong giới hạn nghiên cứu người viết chỉ tập trung vào nghiên cứu những em học sinh có độ tuổi từ 11-18 tuổi; tức là từ cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Vì ở độ tuổi này các em đã có một khả năng nhận thức điều khiển hành vi nhất định, thông qua hình thức học tập tại trường, trong gia đình và ngoài xã hội các em có thể suy nghĩ nhận thức được việc làm, hành động của mình gần như đầy đủ. Tuy nhiên trong giai đoạn này các em mới bắt đầu tiếp xúc với môi trường xã hội bên ngoài, biết bao điều mới lạ, kích thích sự tò mò tìm hiểu của các em, với khả (1) Điều 3 khoản 2, khoản 3 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông
  • 4. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 4 năng nhận thức điều khiển hành vi chưa đầy đủ nên các em rất dễ bị lôi kéo, sa ngã dẫn đến thực hiện hành vi, vi phạm pháp luật hay rơi vào các tệ nạn xã hội; đánh mất tương lai của chính mình. 1.1.3 Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh Tìm hiểu về mặt tâm, sinh lý học sinh cho thấy; các em phát triển rất nhanh về chiều cao và cơ thể. Sinh lý các em trong giai đoạn này phát triển khá hoàn chỉnh về giới tính. Vấn đề này chi phối, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm lý của các em, đây cũng là nguyên căn cơ bản gây mất tính cân bằng tâm lý, các em rất dễ bị kích thích, hiếu động, hay nóng giận thất thường. Sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi này đánh dấu sự chuyển tiếp giữa giai đoạn phát triển tâm lý tuổi thơ sang giai đoạn phát triển tâm lý của lứa tuổi đang trưởng thành. Như đối với một số em, tri thức sách vở làm cho các em hiểu biết nhiều, nhưng còn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì các em hiểu biết rất ít. Ngược lại cũng có những em ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường, mà chỉ quan tâm đến những vấn đề làm thế nào cho phù hợp với mốt, coi trọng việc giao tiếp với người lớn, với bạn lớn tuổi để bàn bạc, trao đổi với họ về các vấn đề trong cuộc sống, để tỏ ra mình cũng như người lớn. Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài, nhưng thực tế đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như: dũng cảm, tự chủ, độc lập…Ghi nhận dấu hiệu của tuổi mới lớn, quan trọng nhất là ở lứa tuổi này (phần lớn là những em học sinh học cấp 3) đã xuất hiện dấu hiệu tình cảm, tuổi bắt đầu rung động trước bạn khác giới. “Cái tôi” cũng đang được hình thành. Chính vì thế cá tính của từng người trong các em sẽ được biểu hiện rõ nhất trong giai đoạn này. Mặt tích cực của lứa tuổi này là sự hăng hái, sôi nổi trong các phong trào cũng như trong học tập, trong việc củng cố xây dựng các mối quan hệ với mọi người xung quanh, những hoạt động đầy nhiệt huyết ấy nhằm khẳng định nhân cách của bản thân mình, sự tò mò, cái mới, cái lạ trong các em cũng mạnh mẽ hơn. Bên cạnh mặt tích cực là những tiêu cực với những hành vi lệch lạc như sự am hiểu tò mò muốn cảm giác mạnh đã làm cho một số các em sa ngã vào con đường nghiện ngập, ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và toàn xã hội. Theo cuộc điều tra của nhóm Bác sỹ Bệnh viện Việt Pháp cho biết: Qua nghiên cứu một nhóm học sinh Phổ thông lạm dụng và nghiên cứu ma tuý ở Hà Nội các bác sĩ nhận thấy: Ma tuý mà các em thường dùng nhất là heroin ở dạng hít. Động cơ đưa các em vào con đường nghiện ngập chỉ là vì thích tự do, tìm thú tiêu khiển, tò mò, bắt chước. Báo cáo từ nghiên cứu này cho thấy:
  • 5. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 5 những học sinh có thói quen hút thuốc lá (77,8%), uống bia rượu (22,2%) thường có nguy cơ cao dẫn đến nghiện ma túy. Ngoài ra những em có tính cách hướng nội, cảm xúc không ổn định lại là con cái trong những gia đình mà bố mẹ ít quan tâm đến giáo dục và việc học hành cũng dễ mắc nghiện hơn những em khác(2) . Ngoài ra ở lứa tuổi này cũng xuất hiện những phẩm chất tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức tình cảm và ý chí của các em như: tính hung bạo, tính e thẹn, dễ cáo giận nhút nhát…nhiều khi các em không chịu nghe theo sự khuyên bảo của gia đình, thầy cô giáo tỏ ra nghịch ngợm, bướng bỉnh, chống đối và có những hành động phản kháng, thậm chí còn thô bạo, ngang ngược; những đặc điểm đó là nguyên nhân dẫn đến nhiều hành vi phạm tội của nhiều em học sinh, điều mà mỗi nhà, mỗi trường và toàn thể xã hội hiện nay quan tâm. Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên nói chung và học sinh nói riêng có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Thời kỳ ở lứa tuổi học sinh quan trọng ở chỗ: trong thời kỳ này những cơ sở, phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên. 1.1.4 Nhiệm vụ của học sinh đối với gia đình, nhà trường và xã hội Học sinh là nhân vật trung tâm trong nhà trường được nhà trường bảo đảm điều kiện thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc(3) . *Đối với nhà trường Mỗi học sinh phải chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy chế, nội quy, điều lệ nhà trường. Tôn trọng các thầy cô giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường; đoàn kết; giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn minh. Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường. Thực hiện nhiệm vụ (2) http://dantri.com.vn/c7/s7-209921/80-nguoi-nghien-la-tre-tuoi.htm [Truy cập ngày 14/05/2011] (3) Điều 2 Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy
  • 6. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 6 học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của nhà trường; chủ động tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và tự rèn luyện đạo đức, lối sống. *Đối với gia đình Nhiệm vụ của mỗi học sinh đối với gia đình là phải biết vâng lời, hiếu thảo với Ông, Bà, Cha, Mẹ, biết lắng nghe các ý kiến của mọi người xung quanh, đoàn kết hòa thuận trong gia đình, kính trên nhường dưới, không tỏ ra bướng bỉnh, đua đòi, ra sức học tập nhằm nâng cao trình độ tri thức, rèn luyện kỹ năng đạo đức lối sống cho bản thân, giúp cho bản thân tự tin, vững vàng khi bước vào giai đoạn trưởng thành. Đồng thời phát huy truyền thống hiếu học trong gia đình, dòng họ, tạo tấm gương tiêu biểu trong học tập cũng như rèn luyện phẩm chất đạo đức; từ đó khích lệ các thành viên trong gia đình tham gia học tập, xây dựng lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó còn giúp cho phong trào hiếu học ở gia đình, địa phương luôn bền vững và ngày càng phát triển. *Đối với xã hội Tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của nhà trường. Giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn để cùng nhau học tập tiến bộ, những bạn chậm tiến, tự kỉ hòa nhập vào cộng đồng; không tụ tập hợp nhóm gây mất an ninh trật tự trong và ngoài trường học. Tóm lại, để thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường một cách có hiệu quả; đòi hỏi ở từng cá nhân của các em học sinh cần có ý thức tự giác, biết phát huy truyền thống đạo đức cách mạng, ra sức học tập, rèn luyện trí tuệ, đạo đức lối sống, bình tỉnh trong ứng xử giao tiếp, khi gặp vấn đề vượt quá khả năng của bản thân phải mạnh dạn đề xuất trao đổi với nhà trường, gia đình để tìm ra cách giải quyết thông minh và hợp lý, thể hiện con người của thời đại mới, thời đại của tri thức và tiến bộ. Có như thế mới hoàn thành sứ mệnh của một người học sinh, là chủ nhân tương lai cho đất nước. 1.2 Tìm hiểu về tình hình tội phạm do học sinh thực hiện 1.2.1 Khái niệm tình hình tội phạm do học sinh thực hiện Theo điều 8 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì khái niệm tội phạm là khái niệm đơn giản nhất và cơ bản nhất của Luật hình sự nhằm quy định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm. Có thể nói “tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực mang thuộc tính xã hội, thường xuyên thay đổi, giai cấp, pháp luật hình sự và được phản ánh bằng toàn bộ
  • 7. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 7 tình hình, cơ cấu, diễn biến của tổng thể các loại hoặc của một loại tội phạm đã xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định và trong một phạm vi nhất định(4) . Khác với khái niệm về tội phạm của Luật hình sự, khái niệm tình hình tội phạm là khái niệm nghiên cứu tội phạm, phản ánh một cách chung nhất, đầy đủ nhất toàn bộ số lượng cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm đã xảy ra trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Khái niệm tình hình tội phạm phản ánh một hiện tượng tiêu cực khác vì nó là căn cứ cho việc xác định nguồn gốc của hiện tượng tiêu cực này để từ đó đưa ra các giải pháp đấu tranh nhằm từng bước ngăn chặn, hạn chế, loại trừ chúng trong xã hội. Những dấu hiệu của tình trạng phạm tội căn cứ vào tình hình tội phạm xảy ra, diễn biến, cơ cấu và hậu quả của tội phạm gây ra cho xã hội. Xét từ góc độ văn hoá thì tội phạm do học sinh thực hiện là một hiện tượng phản văn hoá, thể hiện lối ứng xử theo kiểu luật rừng, coi thường luật pháp, bỏ qua nội quy trường học, đi ngược lại và làm hoen ố những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp trong xã hội, trong nhà trường. Xét từ góc độ giáo dục thì tội phạm do học sinh thực hiện là sự phản ánh kết quả giáo dục không được như mong muốn, là thước đo gián tiếp cho thấy hiệu quả và chất lượng ngược chiều với mục tiêu giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống theo chuẩn mực văn hoá. Với cách hiểu về tình hình tội phạm nói chung như đã nêu trên ta có thể hiểu tình hình tội phạm do học sinh thực hiện là: “những hiện tượng tiêu cực xuất phát từ những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội do một bộ phận học sinh thực hiện trong và ngoài nhà trường”. Hay chúng ta có thể hiểu đây là một khái niệm bao quát chung nhất, phản ánh đầy đủ về số lượng, cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm do học sinh thực hiện đã xảy ra trong xã hội ở một khoảng thời gian, không gian nhất định. Khái niệm tình hình tội phạm do học sinh thực hiện là cơ sở xác định nguồn gốc hiện tượng tiêu cực của các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài ra đánh giá tình hình tội phạm do học sinh thực hiện cũng là căn cứ để xác định mức độ, diễn biến, cơ cấu hậu quả của loại tội phạm này gây ra cho xã hội nói chung; để từ đó đưa ra các giải pháp đấu tranh nhằm từng bước ngăn chặn, hạn chế, loại trừ tội phạm này trong xã hội hiện nay. (4) Đại học quốc gia Hà Nội – Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn- Giáo trình tội phạm học-NXB Đại học quốc gia Hà Nội
  • 8. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 8 *Xác định tuổi phạm tội và chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam Luật hình sự Việt Nam căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm một số nước, cũng như dựa vào kết quả công trình nghiên cứu khảo sát về tâm lý và căn cứ vào chính sách hình sự của Nhà nước ta, điều 12 Bộ luật Hình sự quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi trở nên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm”. Trên thực tế những học sinh ở tuổi 11 đến chưa đủ 14 tuổi (tức là từ lớp 6 đến lớp 9) cũng có thể thực hiện hành vi phạm tội. Điển hình như vụ án Văn Bá Phúc, sinh năm 1996, học sinh lớp 9/1 Trường Trung học cơ sở Thanh Bình, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Vào khoảng 6 giờ 20 phút ngày 22/02/2011, một nhóm 3 học sinh gồm Bùi Văn Thắng (SN 1995, học sinh lớp 10 trường Phổ thông trung học Thủ Khoa Huân), Nguyễn Công Hậu (sinh năm 1995, học sinh lớp 10 Trung tâm kinh tế hướng nghiệp dạy nghề Tiền Giang) và Mai Quốc Tuấn đến trường gặp cự cãi và đánh Phúc ở trường. Cả 3 học sinh này bỏ đi, sau đó, Thắng và Hậu quay trở lại tiếp tục đánh Phúc. Khoảng 5 phút sau, Tuấn quay trở lại thì thấy cả hai ôm bụng chạy ra ngoài cổng trường. Tuấn vén áo của Thắng và Hậu lên thì thấy nhiều vết đâm. Lúc này, mọi người mới hô hoán lên, đưa Thắng và Hậu đến trạm y tế xã Thanh Bình. Văn Bá Phúc bị công an xã bắt ngay sau đó. Mặc dù nhanh chóng được đưa đến trạm y tế xã nhưng do bị đâm 3 nhát vào ngực và một nhát vào nách nên Thắng đã tử vong ngay trên đường đi cấp cứu. Sau đó khoảng 3 tiếng đồng hồ, Hậu cũng chết tại Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang vì một vết đâm trúng bụng. Theo các học sinh cùng lớp, do bị đánh nhiều, Phúc đã lấy dao bấm thủ sẵn trong cặp đâm các nạn nhân(5) . Như vậy, theo Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) thì với độ tuổi trên (từ 11 đến chưa đủ 14 tuổi) sẽ không thỏa điều kiện về chủ thể để truy cứu trách nhiệm hình sự; mặc dù trên thực tế đã có nhiều trường hợp phạm tội nghiêm trọng xảy ra. Đây cũng là một vấn đề đòi hỏi phải có biện pháp triệt để nhằm ngăn chặn một cách có hiệu quả tình trạng phạm tội do học sinh thực hiện hành vi nói trên góp phần đẩy lùi nạn trẻ hóa tội phạm của một số học sinh ở các trường. Qua đó sẽ giúp cho công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm thêm linh hoạt và chủ động hơn.` (5) http://hn.24h.com.vn/an-ninh-hinh-su/hoc-lop-9-dam-chet-2-hoc-sinh-lop-10-c51a359822.html (Truy cập ngày 13/05/2011)
  • 9. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 9 Tóm lại: Lứa tuổi học sinh là giai đoạn ranh giới giữa tuổi trẻ con và tuổi trưởng thành, là tiền đề cơ bản của một nhân cách con người hoàn chỉnh, nơi hội tụ nhiều mặt tích cực và cũng không ít những tiêu cực bao quanh. Vì vậy sự biến đổi của các em trong thời kỳ này là vô cùng quan trọng, việc thờ ơ, thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường đối với các em ở lứa tuổi này có thể dẫn đến một gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội. Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý của các em học sinh, giúp chúng ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách toàn diện. Chính vì thế, gia đình, nhà trường và xã hội cần có những phương hướng giáo dục đúng cách nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các tác động xấu đang ươm mầm cùng sự trưởng thành của các em. 1.2.2 Vai trò của các cấp chính quyền, nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công cuộc đổi mới của nước ta đang trải qua nhiều chặng đường, với từng bước đi thích hợp. Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đó, việc xây dựng một con người Việt Nam vừa có đức, vừa có tài, vừa hồng, vừa chuyên đáp ứng yêu cầu xã hội là một việc làm cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết, để đào tạo được đội ngũ nhân tài ấy trước hết phải bắt tay vào ngay từ lúc ban đầu ở giai đoạn là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Ngay từ lúc này vai trò của các cấp chính quyền, nhà trường, gia đình và các đoàn thể xã hội là rất lớn đối với quá trình học tập, rèn luyện của các em. Nhằm xây dựng thế hệ học sinh phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức tuân thủ theo pháp luật, giàu lòng yêu nước, có lối sống đẹp, có lý tưởng cách mạng và bản lĩnh văn hóa con người Việt nam. Đồng thời phát huy tính tiên phong, xung kích, năng động sáng tạo của học sinh trong tổ chức các hoạt động học tập, rèn luyện trong nhà trường và cộng đồng, đáp ứng nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền, nhà trường, gia đình và các đoàn thể xã hội sẽ giúp cho các em học sinh nâng cao được nhận thức của mình trong việc xác định động cơ học tập, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo, định hướng cho học sinh mục tiêu học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học theo nhu cầu xã hội, giáo dục bồi dưỡng nhân cách, giáo dục toàn diện cho học sinh đồng thời hình thành môi trường văn hóa lành mạnh trong và ngoài nhà trường, tạo điều kiện cho học sinh phát triển năng lực nhận biết, tham gia sáng tạo và hình thành hành vi văn hóa thẩm mỹ...
  • 10. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 10 Như vậy, với việc làm tốt vai trò của mình, các cấp chính quyền, nhà trường, gia đình và các đoàn thể xã hội sẽ đào tạo cho đất nước một thế hệ trẻ có trình độ, tri thức, đạo đức vững vàng, các em sẽ có cách xử lý tình huống thông minh và có ý thức tự giác tuân thủ pháp luật đầy đủ, từ đó góp phần cho sự phát triển của xã hội, hạn chế và đẩy lùi các loại tội phạm nói chung, tội phạm do học sinh thực hiện trên từng địa phương nói riêng. Chính vì vai trò của các chủ thể này rất quan trọng nên cần thiết phải có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm quản lý, giáo dục các em một cách toàn diện, hướng đến xây dựng môi trường giáo dục “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, không có tệ nạn xã hội và hành vi tội phạm. 1.2.3 Thực trạng về tình hình tội phạm do học sinh thực hiện Thực trạng về tình hình tội phạm do học sinh thực hiện là một hiện tượng thực tế đang diễn ra hằng ngày ở từng địa phương, tại các nhà trường trên cả nước. Đó là sự đánh giá về mức độ của tội phạm cũng như về tính chất và cơ cấu của tội phạm được thực hiện bởi những em học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường. 1.2.3.1 Tình hình tội phạm do học sinh thực hiện ngày càng có xu hướng tăng nhanh về số vụ và số lượng phạm tội Tình trạng học sinh mang hung khí tới trường và sẵn sang đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn xuất hiện ngày càng nhiều trong các trường phổ thông trên toàn quốc. Thực tế này được báo động tại Hội thảo về giải pháp, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực học đường do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 25/11/2009. Ngành Giáo dục đang phải đối mặt với tình trạng bạo lực học đường ngày càng có xu hướng gia tăng và tính chất vụ việc ngày càng nguy hiểm. Ông Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết. Thống kê từ 38 sở Giáo dục Đào Tạo gửi về Bộ từ năm 2003 - 2009 có tới 8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử lý kỷ luật. Báo động hơn trong thời gian gần đây, nhiều vụ bạo lực nguy hiểm như: nữ sinh tập đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, nam sinh dùng dao kiếm, mã tấu chém nhau ngay trong sân trường. Có nhiều trường hợp mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu đã dùng dao rạch mặt bạn, đâm chết bạn giữa sân trường, xảy ra ở nhiều nơi: Hà Nội, Hà Tĩnh, Lai Châu, Gia Lai, Bắc Giang, Bình Dương, Quảng Ninh… Cũng theo khảo sát tại trường trung học cơ sở Phạm Văn Hai, TP Hồ Chí Minh, Khi được hỏi “Thái độ, hành động của em khi chứng kiến học sinh đánh nhau?”, trong số học sinh lớp 8, 9 của nhà trường chỉ có 7.7% học sinh cho biết sẽ can ngăn và 14.8% học sinh trả lời báo cho người lớn biết để can thiệp, còn lại đến 77.5% học sinh thì
  • 11. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 11 không can ngăn, để mặc đánh nhau. Các em cũng đã trả lời nguyên nhân vì sao mình không can ngăn khi chứng kiến các bạn đánh nhau như sau: 27.5% học sinh sợ “bị trả thù”; 70.7% học sinh cho rằng việc riêng của ai, người đó tự giải quyết; 1.8% học sinh thừa nhận do các em thích bạo lực, thích xem đánh nhau. Theo đánh giá của Bộ Giáo Dục–Đào Tạo hành vi đánh nhau ở học sinh, gần đây có chiều hướng gia tăng. Thống kê mới nhất của ngành giáo dục, từ đầu năm học 2009- 2010 đến tháng 7-2010, trên toàn quốc đã xảy ra khoảng 1.598 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Các nhà trường đã xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh và buộc thôi học có thời hạn 735 học sinh Đối tượng tham gia đánh nhau phần lớn là học sinh cuối cấp trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Thực tế Trong thời gian vừa qua, các cấp, các ngành và hầu hết các phụ huynh tại Đà Nẵng và nhiều tỉnh khác trong cả nước hết sức hoang mang về tình trạng tội phạm do học sinh thực hiện diễn biến phức tạp. Theo báo cáo mới nhất của Công an Thành phố Đà Nẵng, trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2009, Công an Thành phố Đà Nẵng đã xử lý 755 đối tượng là học sinh phạm tội, trong đó 87 trường hợp bị khởi tố. Riêng năm 2008 và 3 tháng đầu năm 2009, đã tiến hành khởi tố 17 vụ, 57 đối tượng liên quan đến hành vi cướp, cướp giật tài sản, cưỡng đoạt tài sản, trộm cắp, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy và cố ý gây thương tích(6) . Tại Đồng Tháp Theo một thống kê chỉ trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh, từ năm học 2005-2006 đến năm học 2007-2008 xảy ra 110 vụ học sinh đánh nhau, hầu hết các vụ đánh nhau đều có sử dụng hung khí(7) . Chỉ tính từ thời điểm tháng 5/2008 đến tháng 9/2010, tại các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố Vinh (Nghệ An) đã xảy ra 189 vụ với 281 đối tượng là học sinh, vi phạm pháp luật. Trong đó cướp, cướp giật 26 vụ; cố ý gây thương tích 96 vụ và trộm cắp tài sản 36 vụ. Đặc biệt, trên địa bàn Thành phố còn có khoảng 20 đối tượng là học sinh, nghiện ngập ma túy, tham gia mua bán trái phép chất ma túy(8) . Cũng theo báo cáo tại hội nghị Tổng kết thực hiện Chương trình tổ chức phòng chống ma tuý trong trường học giai đoạn 2006-2010, trong 5 năm qua thì cả nước còn 659 học sinh, nghiện, phạm tội ma tuý(9) . (6) http://www.tin247.com/da_nang_gia_tang_toi_pham_hoc_duong-6-21499212.html [Truy cập ngày 20/04/2011] (7) http://news.socbay.com/toi_pham_hoc_duong_-617860347-251723776.html [Truy cập ngày 25/03/2011] (8) Trang web Công an nghệ an http://congannghean.vn/NewsDetails.aspx?NewsID=8938 [Truy cập ngày 13/03/2011] (9) http://www.molisa.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/52169/seo/Ca-nuoc-con-659-hoc-sinh-sinh-vien-nghien- pham-toi-ma-tuy/language/vi-VN/Default.aspx [Truy cập ngày 15/03/2011]
  • 12. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 12 Không riêng ở Đà Nẵng, Đồng Tháp, Nghệ An… tình hình tội phạm do học sinh thực hiện ở Thành phố Hà Nội cũng diễn ra rất phức tạp, theo số liệu thống kê của công an thành phố Hà Nội từ đầu năm 2010 đến nay, Công an thành phố Hà Nội phối hợp với sở giáo dục và đào tạo giải quyết 214 vụ gây mất trật tự an ninh trường học, xử lý 224 đối tượng liên quan; trong đó có nhiều vụ án nghiêm trọng xảy ra như cướp, cưỡng đoạt tài sản học sinh(10) . Từ các số liệu của các địa phương trên cho ta thấy các hành vi tội phạm của học sinh diễn ra ở khắp mọi nơi, Điều này cho thấy vấn nạn tội phạm do học sinh thực hiện không chỉ tồn tại ở các thành phố lớn mà đã vào tận những nơi vùng sâu, vùng xa…và số vụ cũng như về số lượng phạm tội trong học sinh ở các nơi điều tăng. * Tính chất băng nhóm ngày càng thể hiện rõ sự phức tạp và nghiêm trọng Thông qua các mối quan hệ bạn bè, các em thường tập trung lại rồi thành lập nhóm bạn chơi với nhau, giúp đỡ lẫn nhau kể cả khi gây hấn, xô xác với bạn bè khác nhóm; thậm chí còn ấu đã, hay tổ chức nhiều hành vi khác như khiêu khích sẳn sàng sử dụng hung khí để tấn công; chống trả lại các nhóm bạn khác nhằm mục đích chứng tỏ bản thân mình; vị trí của nhóm mình. Sở dĩ các em thường liên kết thành từng nhóm là vì các em có những nhu cầu, những thắc mắc, cần sự thông cảm, chia sẽ đóng góp ý kiến mà trong tổ chức nhóm các em sẽ thực hiện điều đó dễ dàng hơn. Cho nên các em thường liên kết lại nhằm tạo thêm sức mạnh và có sự hỗ trợ của những hung khí như dao, mã tấu, côn, gậy …để gây án dễ dàng và có hiệu quả cao. Như trường hợp của 2 nhóm học sinh đứng đầu là Cao Minh Quân (16 tuổi) và Lê Kim Nghĩa (15 tuổi) đều là học sinh của lớp 8N của Trung tâm Giáo dục thường xuyên Quận 4. TP Hồ Chí Minh. Sáng 03/12/2010 nhóm học sinh lớp 8N xích mích với nhóm của Nguyễn Mạnh Cường (học sinh lớp 11N1), đã tổ chức đánh hội đồng tại con hẻm bên hông của Trung tâm giáo dục thường xuyên. Tiếp tục đến sáng ngày 04/12/2010; Nguyễn Mạnh Cường, (học sinh lớp 11N1) cùng nhóm học sinh của mình mang theo 4 con dao dài khoảng 40cm và 1 cây sắt tròn bằng Inox có đầu mài nhọn tìm nhóm học sinh lớp 8N để tiếp tục đánh nhau. Khi tiếng trống trường điểm giờ ra chơi, nhóm của Cường và nhóm học sinh lớp 8N tiếp tục đánh nhau trên tầng thượng của trung tâm giáo dục thường xuyên. Tại đây, Cường bị nhóm học sinh lớp 8N đánh hội đồng nên bị thương ở mặt và chạy xuống lớp 10N3 tầng 2. Không buông tha, nhóm học sinh lớp 8N vẫn tiếp tục truy đuổi sát nút. Em Trần Xuân Thiện, lớp trưởng 10N3 đứng gần đó chạy (10) http://www.baomoi.com/Info/Toi-pham-hoc-duong-chua-thuyen-giam [Truy cập ngày 15/03/2011]
  • 13. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 13 ra can ngăn, tuy nhiên, nhóm học sinh lớp 8N lao đến đánh tới tấp và chém thẳng vào chân. Kết quả là 3 học sinh bị thương trong vụ đánh “chém” nhau trong trường(11) . Một vụ án hành xử theo kiểu xã hội đen đã xảy ra trước cổng trường trung học phổ thông Ngô Quyền (Đà Nẵng). Lúc đó, vào khoảng 12 giờ ngày 26/9/2009, lúc em Trương Quang Nghĩa (lớp 11/8) vừa ra đến cổng trường thì một đối tượng ngồi trong quán nước chạy tới gọi vào. Khi Nghĩa phát hiện nhóm đối tượng cầm hung khí lao vào đánh mình, biết chống trả không được. Em liền bỏ chạy, được 1 đoạn thì bị nhóm này bắt kịp dùng gạch đánh vào đầu khiến em chết ngay tại chỗ; nguyên nhân là do xích mích với Lê Hoàng Mỹ (Lớp 12/4 cùng trường) từ trước, nên Mỹ đã rủ thêm bạn đến trả thù Nghĩa(12) . Cũng tại Thành phố Đà Nẵng; chưa đầy 1 tháng đã xảy ra 3 vụ học sinh đâm nhau làm 1 trường hợp tử vong và 2 trường hợp phải nhập viện cấp cứu. như trường hợp em Võ Nhật Linh, lớp 11A8, Trường trung học phổ thông Trần Phú, chiều ngày 16/9/2009 vừa bước ra cổng trường sau giờ tan lớp liền bị nhóm đối tượng là Trần Trịnh Minh Tuấn (Sinh 1983, ngụ phường Bình Thuận, quận Hải Châu) và Đỗ Bá Tuấn (Sinh 1992, ngụ phường Bình Hiện, quận Hải Châu) thủ sẵn hung khí tấn công, khiến em phải vào bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cấp cứu. Sau khi bị bắt và điều tra, hai đối tượng gây án này khai nhận là trước đó không hề quen biết hay mâu thuẫn gì với Linh mà do bạn nhờ đi đánh giùm nên đã ra tay. Các vụ án không chỉ xảy ra bên ngoài cổng trường mà học sinh còn thực hiện nơi hành lang lớp học. Điển hình như vào lúc 14 giờ 15 phút ngày 10/10/2009. Vào giờ giải lao, em Trương Khánh Nguyên (học sinh lớp 10/9 Trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) đã bị bạn cùng trường là em Nguyễn Duy Phương A (học sinh lớp 10/4) dùng kéo cắt giấy đâm nhiều nhát vào lưng, khiến em Nguyên phải cấp cứu tại Bệnh viện Đà Nẵng(13) . Từ những trường hợp phân tích trên chúng ta cũng thấy rõ tính nguy hiểm nghiêm trọng của loại tội phạm này, tính chất băng nhóm sẽ làm cho vụ việc nghiêm trọng hơn, nó tác động rất lớn đến môi trường giáo dục, cũng như đạo đức xã hội. Lứa tuổi học sinh lẽ ra phải chăm lo học hành, tiếp thu những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này, nhưng giờ đây một bộ phận học sinh dường như đã quên hẳn nhiệm vụ đó mà (11) http://www.tvfxqvn.com/hoc_sinh_duoi_chem_nhau_nao_loan_san_truong-6-21689453.html [Truy cập ngày 11/04/2011] (12) http://ca.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=153809 [Truy cập ngày 15/04/2011] (13) http://www.tin247.com/da_nang_hoc_sinh_dam_nhau_trong_truong_hoc-6-21495316.html [Truy cập ngày 19/04/2011]
  • 14. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 14 chỉ lao vào những thói hư, tật xấu, kết bè phái, băng nhóm tham gia các tệ nạn xã hội, tụ tập thực hiện nhiều hành vi tội phạm, gây mất an ninh trật tự ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội. *Tình hình tội phạm do học sinh nữ thực hiện cũng diễn ra rất phổ biến Tình hình tội phạm do học sinh thực hiện ngày nay không còn giành riêng cho các phái nam nữa, học sinh nữ đối tượng được xem là “chân yếu tay mềm” hay “yểu điệu thục nữ” mà giờ đây cũng thường “thượng cẳn chân hạ cẳn tay”. Theo cuộc khảo sát của khoa xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường Trung học phổ thông thuộc Quận Đống Đa (Hà Nội) về tình trạng bạo lực nữ sinh đã cho thấy nhiều kết quả đáng lo ngại. Cụ thể, có đến 96,7% số học sinh trong mẫu được hỏi cho rằng, ở trường các em có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Mức độ bạo lực trong nữ sinh là 44,7% rất thường xuyên; 38% thường xuyên; và 17,3% không thường xuyên. Kết quả khảo sát cũng cho con số đáng lo khi có tới 64% các em nữ được hỏi thừa nhận là đã từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác. Đáng chú ý, hầu hết những chuyện đánh nhau lần đầu tiên đều diễn ra trong khuôn viên trường học, và những lần đánh nhau tiếp theo thì đa số lại diễn ra ngoài trường học. Việc nữ sinh đánh nhau có lẽ đã trở nên quen thuộc với nhiều học sinh. Chính vì vậy, khi được hỏi “quan niệm về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ” thì có đến 45,3% cho rằng, điều đó là “bình thường”; 30,7% trả lời có thể chấp nhận được; và chỉ có 24% học sinh “không chấp nhận” hành vi bạo lực trong nữ sinh. Trong số các nữ sinh đã từng có hành vi hành hung người khác, hầu hết đều biết bạo lực gây nên tổn thương về tinh thần và thể xác, làm mất đi thiện cảm của mọi người đối với con gái. Nhưng vẫn còn gần 1/4 cho rằng, hành vi bạo lực không gây ra hậu quả gì. Khảo sát cho thấy, có những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cớ gây ra xung đột, như không ưa thì đánh (24%); bị khiêu khích nên đánh (16%); đánh vì lí do tình cảm (13,3%). Đáng lo ngại là, có những lý do không thể hình dung được, ví dụ: người khác nhờ đánh (20%) và chẳng có lý do gì cũng đánh (12%). Còn phải kể thêm một yếu tố thúc đẩy hành vi bạo lực trong học sinh đó là sự cổ vũ của bạn bè, trong đó có các nam sinh. Cũng theo cuộc khảo sát với câu hỏi “Khi đánh nhau với học sinh khác, bạn thường dùng hình thức nào là chủ yếu?”, thì có tới 1/2 số em cho biết, thường “đánh tập thể”. Điều này cho thấy, bạo lực cũng như hành vi do học sinh thực hiện không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn, cũng có nghĩa rằng, đa số học sinh coi chuyện đánh nhau bình thường. Thậm chí, nhiều em còn đứng ngoài xem và cổ
  • 15. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 15 vũ đánh nhau, như là cổ vũ bóng đá. Về phương tiện sử dụng khi đánh nhau, có 1/3 không sử dụng phương tiện nào, các em có thể túm tóc, cào cấu, xé áo, và lăng nhục ... Cách hành hung này tuy không gây nên những thương tích nghiêm trọng về thể chất, nhưng lại gây ra những tổn thương về tâm lý, tinh thần đối với nạn nhân. Một điều đáng sợ nữa là, có những nữ sinh sử dụng hung khí trong khi hành hung bạn. Vật hành hung có thể là dép, guốc (28%); gậy gộc (8%), gạch đá (4%), thậm chí là dao lam, ống túyp nước (0,7%). Những phương tiện này, tùy mức độ mà có thể gây nên thương tích, thậm chí gây tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạn học cùng trường. Qua kết quả khảo sát, với câu hỏi “Bạn có thường nhìn thấy các nữ sinh đánh nhau trong khuôn viên trường?”, 64% học sinh cho biết đã từng nhìn thấy. Bên cạnh, nhận xét về hiện tượng học sinh đánh nhau, đâm chém nhau trong thời gian gần đây, 56% giáo viên cho rằng tình trạng bạo lực đang gia tăng, học sinh đang có xu hướng giải quyết mâu thuẫn bằng sức mạnh. 67% học sinh đã chọn giải pháp tích cực khi nhìn thấy bạn bè đánh nhau: can ngăn bạn, gọi người lớn can thiệp... Bên cạnh cũng có 2,6% học sinh trả lời sẽ cổ vũ khi nhìn thấy bạn đánh nhau. Để lý giải việc không can ngăn khi nhìn thấy bạn bị đánh, hơn một nửa (54%) các em giải thích sợ bị trả thù. Lý do khác có số lượng học sinh trả lời nhiều thứ hai là: “chuyện riêng của ai, người đó tự giải quyết”(14) . Qua kết quả khảo sát trên cho thấy vấn đề đáng lo ngại khác là lối sống “thời ơ mặt kệ” đang hình thành một cách đáng sợ trong lứa tuổi học trò, việc quá thường xuyên khi nhìn thấy hành vi bạo lực diễn ra (44,7%) đã làm cho nhiều em học sinh cảm thấy bình thường và dần thuyên về xu hướng bạo lực khi giải quyết các vấn đề, các em sẵn sàng sử dụng tất cả vũ khí có thể để tấn công đối phương mà không hề suy nghĩ trước, với vũ khí đó sẽ làm cho bạn tổn thương, thậm chí dẫn đến chết người…đây là hành vi của tội phạm nguy hiểm cần được chúng ta nhìn nhận và có giải pháp phù hợp, nhằm kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi tình hình tội phạm nói trên. - Hành vi do học sinh nữ thực hiện ngày càng nguy hiểm với nhiều hình thức táo bạo hơn Một phương tiện được các học sinh sử dụng mang tính chất bạo lực về tinh thần, đó là sử dụng thiết bị ghi hình (điện thoại di động) để ghi hình vụ hành hung, sau đó đưa lên mạng Internet như là cách để làm nhục nạn nhân và thậm chí là để khoe thành tích của mình. Điển hình như vụ đánh nhau tại một vườn hoa công cộng được tung lên (14) http://phapluattp.vn/20100408011515573p0c1019/64-hoc-sinh-tung-nhin-thay-nu-sinh-danh-nhau.htm [Truy cập ngày 15/04/2011]
  • 16. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 16 internet vào thời gian tháng 03/2011 gần đây của 2 nhóm học sinh lớp 6 và lớp 7 trường trung học cơ sở Việt Nam – Angiêri, Trong tiếng cổ vũ của hàng chục học sinh đứng xung quanh, hai nhóm này lao vào giật tóc, tát thẳng vào mặt và dùng chân đá liên tiếp vào bụng nhau. Chưa dừng lại ở đấy, có học sinh còn nắm tóc đối thủ kéo áp mặt xuống đất rồi thẳng tay tát, sự việc này ghi hình lại và được các em tung lên mạng một cách không suy nghĩ, như là thành quả của những trận đối đầu nhau(15) . Hay vụ đánh nhau hội đồng được quay và tung lên mạng của học lớp 11 tại cổng sau trường trung học phổ thông Việt Trì, hình ảnh đầu tiên hiện lên là một nữ sinh với chiếc áo trắng bị cởi hết cúc, trên vai áo in phù hiệu của nhà trường, đang bị một nhóm con gái đánh tơi tả, tóc sổ ra, xoã xuống mặt nhưng liên tục phải dùng tay vén tóc lên để ghi hình(16) …Trường hợp đánh nhau gây ảnh hưởng lớn trên mạng internet vào tháng 03/2011 vừa qua là của 2 học sinh nữ trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông (Hà Nội). Những học sinh tham gia đánh và có mặt trong đoạn video clip trên là: Nguyễn Quỳnh Anh (SN 1994, học sinh lớp 10A13 trường THPT Trần Nhân Tông) là người bị đánh. Vũ Ngọc Diệp (SN 1994, cùng là học sinh lớp 10A13 trường THPT Trần Nhân Tông) là người có mâu thuẫn với Nguyễn Quỳnh Anh dẫn đến đánh nhau. Phạm Tường Vi (SN 1993, học sinh trường Tô Hoàng) là người đánh Nguyễn Quỳnh Anh; Mai Thùy Linh (SN 1994, học sinh lớp 10A10 trường THPT Đoàn Kết) là người có mặt trong đoạn video và phát tán lên trang web Flickr đầu tiên; Chu Minh Huyền (SN 1994, học sinh lớp 10A14 trường Trần Nhân Tông) là đối tượng dùng điện thoại di động quay lại cảnh đánh nhau và gửi cho Linh để phát tán lên mạng Internet. Được biết chiều 2/3/2011, trong giờ ra chơi Nguyễn Quỳnh Anh đã dẫm vào chân Vũ Ngọc Diệp dẫn đến mâu thuẫn. Khoảng 12h25 ngày 3/3/2011, Diệp đã hẹn Quỳnh Anh đến chùa Hai Bà Trưng để "giải quyết mâu thuẫn". Tại đây, bạn của Diệp là Phạm Tường Vi, (người trực tiếp đánh Quỳnh Anh) đã túm tóc, dùng tay đánh vào mặt và đầu của Quỳnh Anh. Do bị mọi người xung quanh ở đây can ngăn nên Vi tóm Quỳnh Anh, đưa ra vườn hoa Pasteur (Quận 2 Bà Trưng – Hà Nội) đánh tiếp. Khi đến công viên Pasteur (Quận 2 Bà Trưng – Hà Nội), Vi tiếp tục đánh Quỳnh Anh và giật áo…, còn Diệp xông vào dùng chân đạp vào đầu Quỳnh Anh. Tại thời điểm đó, có Tú, Hùng, Linh ngồi ở ghế đá, Ôn Minh Huyền, Trung, Đức đứng cạnh xe máy của mình, còn Chu Minh Huyền dùng điện thoại W595 quay lại (15) http://ipvnn.com/tieudiem/articles/2011/02/30-hoc-sinh-co-vu-nu-sinh-danh-nhau-da-man.asp [Truy cập ngày 17/05/2011] (16) http://www.vfej.vn/vn/chi_tiet/22299/video_clip_nu_sinh_danh_nhau_o__phu_tho__da_tim_ra_cac_doi_tuong [Truy cập ngày 15/05/2011]
  • 17. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 17 toàn bộ đưa lên mạng Internet. Sau khi đã quay đoạn video, Vi bảo Linh phát tán lên trang web Flickr. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn đã có khoảng 5.000 lượt người truy cập và bình luận. Do có nhiều người phản đối nên khoảng 21h Linh tự gỡ đoạn video này xuống. Nhưng chỉ từ 19 - 21h, đoạn video này đã được nhiều người tải về và đưa lên nhiều trang web khác nhau(17) . Một đoạn phim (học sinh lớp 6, lớp 7 một trường Trung học cơ sở ở TP. Hồ Chí Minh), lột áo bạn trong lớp lại xuất hiện trên website Youtube.com. Dài hơn 6 phút, đoạn phim này quay cảnh ba nữ sinh thay nhau bạt tai, đấm, đá, đạp vào đầu, mặt, ngực và lột áo một sữ sinh khác, kèm theo tiếng cười đùa vô cảm: “Đạp đầu đi”, “đạp mặt đi” của những người chứng kiến. Hành vi hết sức tàn nhẫn(18) . Chưa hết sững sờ bởi Clip học sinh lớp 6, 7 ở một trường Trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh trên, thì cách đó vài ngày cư dân mạng lại xôn xao về clip quay cảnh một nữ sinh bị đánh, lột áo, bắt quỳ xin lỗi... trước sự chứng kiến và cổ vũ của các bạn nam. Trong clip dài gần 4 phút, một giọng nữ liên tục hét lên: "Mày nhớ chửi tao cái gì không?". Và sau mỗi lần dứt câu hỏi, học sinh này lại giang tay tát thẳng vào mặt một nữ sinh đứng cúi mặt, tay giữ vạt áo vừa bị xé. Quây quanh đó là cả chục học sinh. Liên tiếp những học sinh này lột áo của nữ sinh bị đánh. Mấy nam sinh đứng xem cười khoái chí, không ngớt lời bình luận. Chỉ đến khi nạn nhân cúi gằm mặt, tay che trước ngực, quỳ gối xin mới được đám bạn cho phép mặc áo vào…Chỉ trong 2 ngày, đoạn video này đã có hơn 100.000 lượt người xem cùng hàng trăm bình luận bày tỏ thái độ. Đập vào mắt người xem là tràn lan các video có cảnh nữ sinh "ra đòn" với bạn(19) . Tại trang chia sẻ video Youtube, chỉ cần gõ từ khóa "nữ sinh đánh nhau", trên màn hình máy tính đã hiện ra cả trăm video với các tiên gọi: "Nữ sinh hành hạ bạn ở Bắc Giang", "Nữ sinh Phú Thọ đánh nhau bằng giầy cao gót", "9X đánh nhau"... (17) http://vov.vn/Home/Cac-hoc-sinh-trong-clip-danh-nu-sinh-da-lo-dien/20103/137865.vov [Truy cập ngày 24/05/2011] (18) http://nguoiduatin.vn/nu-sinh-tra-tan-lot-ao-ban-o-lop-hoc-a4935.html [Truy cập ngày 24/05/2011] (19) http://nongnghiep.vn/NongnghiepVN/vi-VN/61/158/121/108/108/46454/Default.aspx [Truy cập ngày 24/05/2011]
  • 18. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 18 Một số hình ảnh học sinh nữ mặc đồng phục của trường vung tay, giơ chân, cầm guốc đánh nhau… Những hình ảnh bạo lực không hiếm gặp trên mạng Internet(20) Như vậy, với những mâu thuẫn tưởng chừng như rất nhỏ nhưng lại được các học sinh biến thành những hành vi thô bạo, phi văn hóa, từ đó cho thấy một thực trạng rõ ràng; học sinh đang thiếu sự giáo dục về kỹ năng tháo gở mâu thuẫn và văn hóa trong ứng xử. Internet giờ đây lại trở thành một vũ khí phổ biến và nguy hiễm đối với học sinh. Liên tiếp nhiều Video clip đánh nhau của các học sinh nữ được tung lên mạng một cách thiếu suy nghĩ từ các học sinh khác như một điều cảnh báo cho ngành giáo dục cũng như toàn xã hội về sự nghiêm trọng của tình hình tội phạm do học sinh thực hiện trong thời gian qua, từ đó cho thấy mức độ và tầm ảnh hưởng của vấn đề này là rất lớn đối với cộng đồng xã hội. Bởi sau nhiều hội thảo, hội nghị để “mổ xẻ”, kêu gọi chống bạo lực do học sinh thực hiện thì những clip nữ sinh đánh nhau liên tục xuất hiện trở thành một thách thức nhức nhối. Những nhận định, luận bàn từ nhiều góc độ tâm lý, đạo đức, giáo dục… trước đó, rõ ràng đã không thể ngăn được tình hình tội phạm do học sinh thực hiện. (20) Trang web Hội liên hiệp phụ nữ TP.Hồ Chí Minh http://www.phunuonline.com.vn/2010/Pages/khung-khiep- bao-luc-tuoi-hoc-tro.aspx [Truy cập ngày 20/05/2011]
  • 19. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 19 Trong các clip được tung lên, rõ ràng những nữ sinh đánh bạn đã hành xử như một người chưa từng được giáo dục…Đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn lại chính mình để thấy chúng ta quá chú trọng nuôi dưỡng một con người thể xác mà ít để tâm đến phần tâm hồn. Bởi lẽ, những hành vi vi phạm ở góc độ nhỏ từ những chuyện đánh nhau, xô xác tưởng chừng như bình thường ấy lại là nguyên nhân chính làm cho tình hình tội phạm do học sinh thực hiện tăng nhanh về số lượng; tính chất của tội phạm này ngày phức tạp hơn. 1.2.3.1 Một số tội phạm tiêu biểu do học sinh thực hiện Để minh chứng cho tình hình tội phạm do học sinh thực hiện chúng ta có thể tìm hiểu một số loại tội phạm tiêu biểu do học sinh thực hiện như sau: * Tội phạm cố ý gây thương tích: Theo thống kê từ năm 2005 đến năm 2009, tổng số vi phạm hình sự trong học sinh khoảng 8.000 trường hợp; trong đó có hơn 2.000 trường hợp đánh nhau, chiếm 25%(21) ; đây là loại tội phạm chiếm tỉ lệ cao nhất so với các loại tội phạm khác do học sinh thực hiện. Đây là loại tội phạm thể hiện được đặc tính tâm lý của người học sinh thích chứng tỏ mình mạnh và luôn muốn bảo vệ người khác. Do đó khi có xích mích với bạn hoặc các bạn bè nhờ cậy thì chấp nhận ngay không cần suy nghĩ việc đó đúng hay sai. Những nơi mà tội phạm do học sinh thực hiện đó là: công viên, trường học, đường phố…Nguyên nhân dẫn đến những vụ ấu đả này không có gì đặc biệt có khi chỉ là và chạm xe đạp, xe máy, do trêu chọc nhau, đùa giỡn quá trớn, “bị nhìn đểu”… Động cơ phạm tội của những học sinh này chủ yếu là vụ lợi hoặc thù ghét, nhiều lúc do tính hiếu động; các trò đùa của trẻ con. Vì nhiều em đang trong tuổi mới lớn chưa hiểu biết nhiều về cách ứng xử trong cuộc sống nên dễ bị lẫn lộn giữa biểu hiện bên ngoài và ý thức bên trong. Cụ thể như sự liều lĩnh của bản thân các em lại cho đó là dũng cảm; nông nổi, ngang ngược các em cho đấy là bản lĩnh, lúc nào cũng tự cho bản thân mình là đúng, nên hay là không nên, điều này làm ảnh hưởng đến suy nghĩ nhất thời của các em và đồng thời dẫn đến việc phạm tội. Điển hình như vụ Phạm Hữu Đại; 15 tuổi, học sinh lớp 9 Trường Trung học cơ sở Tuy Phước (Bình Định) và Trần Lê Quốc Huy; 16 tuổi, Trường trung học phổ thông Xuân Diệu (Bình Định). Do mâu thuẫn từ trước. Vào khoảng 12h00 ngày 11/3/2011, hai học sinh trên đã vào trường trung học phổ thông Tuy Phước 1 tìm em Hồ Ngọc Linh (học sinh lớp 10 của trường). Khi vừa tới, phát hiện em Hồ Ngọc Linh đang từ phía nhà (21) http://phapluattp.vn/20091125105153475p0c1019/hoc-sinh-thieu-ky-nang-song-sos.htm [Truy cập ngày 20/02/2011]
  • 20. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 20 vòm đi vào phòng học, hai đối tượng này liền đuổi đánh em Linh. Thấy học sinh trường bị đánh, thầy giáo Đoàn Thanh Hướng (giáo viên dạy môn Sinh vật của trường) ra can ngăn liền bị một tên rút dao thủ sẵn trong người đâm thầy Hướng 2 nhát vào người, khiến thầy Hướng bị thương khá nặng, đi cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định(22) . * Tội phạm giết người: Có một số trường hợp tội phạm do học sinh thực hiện phạm tội giết người, không chỉ ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội mà còn thể hiện sự xuống cấp về đạo đức của học sinh, đó là hành vi giết cả cha, mẹ, thầy cô giáo hoặc những người thân trong gia đình. Theo thống kê của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo từ năm 2005 - 2009, tổng số vi phạm hình sự trong học sinh có khoảng 8.000 trường hợp trong đó có 83 vụ giết người chiếm 1,03%(23) . Điển hình là vụ án Nghiêm Viết Thành là học sinh Trường Trung học phổ thông Dân lập Thành Đông; Thành phố Hải Dương; Thành cho rằng bố có “quan hệ” với một người phụ nữ khác, Thành dựa vào đó tìm cách vòi tiền bố. Và ông Yên đã phải chi cho Thành 2 triệu/tháng để ăn tiêu. Có nhiều tiền trong tay, Thành càng sa đà vào chơi bời. Ngày 20/4/2009, Thành xin bố tiền để tổ chức sinh nhật nhưng không được đáp ứng, còn bị bố quát mắng. Đến dịp 30/4/2009, Thành vét sạch tiền trong túi để chơi game, lô đề và cá độ bóng đá rồi bị thua, dẫn đến nợ nần chồng chất. Hết tiền, Thành lại về nhà xin tiền nhưng ông Yên kiên quyết không cho. Trong lúc bí bách, Thành đã lấy trộm chiếc Điện thoại di động của bố rồi mang đi bán và sau đó bị bố phát hiện. Sáng 7/5/2009, Thành bỏ học đi chơi điện tử, không có tiền trả, Thành bị các chủ nợ thúc ép nên buộc phải về nhà tiếp tục xin bố tiền, nhưng không được. Đến khoảng 21h ngày 7/5/2009, khi chỉ có 2 bố con trong nhà, Thành đã cầm dao phay giấu vào trong người, đi lên phòng trên, nơi ông Yên đang xem ti vi. Lúc đó, Thành rút dao chém một nhát vào đầu khiến ông Yên gục ngay tại chỗ. Để phi tang, Thành chặt xác bố thành 4 mảnh, chờ đến khuya, Thành mang xác bố đi vứt làm 4 lần. Xong đâu đấy, hắn về nhà lau các vệt máu dưới sàn nhà, lục ví lấy 8,5 triệu đồng rồi đi ngủ như không có chuyện gì xảy ra(24) . Hay là vụ án của Hồ Văn Hải (SN 1993) và Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) cả 2 cùng trú tại xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam và là học sinh lớp 11 Trường THPT Âu Cơ. Vào khoảng 20h ngày 27/3, cả hai đến lán trại làm vàng tại thôn Điềm, xã (22) http://www.cand.com.vn/vi-VN/toiphama-z/2011/3/146106.cand [Truy cập ngày 25/04/2011] (23) http://phapluattp.vn/20091125105153475p0c1019/hoc-sinh-thieu-ky-nang-song-sos.htm [Truy cập ngày 21/05/2011] (24) http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=48388&ChannelID=80 [Truy cập ngày 24/05/2011]
  • 21. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 21 Tư, huyện Đông Giang để trộm cắp lấy tiền tiêu xài. Khi đến đây, Hải và Trường phát hiện và lấy được một can dầu diesel khoảng 20 lít đem ra khỏi lán. Trong lúc cả 2 đang loay hoay thì bị anh Trần Văn Nghị (SN 1985), Trần Văn Huynh (SN 1989), cùng ở huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), là phu vàng ở tại lán trại đi chơi về bắt gặp. Bị phát hiện hành vi, Hải đã rút dao nhọn để sẵn trong túi quần đưa cho Trường rồi cả hai đâm chết anh Nghị và anh Huynh (25) . Điển hình như vụ án Huỳnh Minh Thái, 18 tuổi, học sinh lớp 11C1, Trường Trung học phổ thông Phan Ngọc Hiển (thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) phạm tội giết người. Nạn nhân là em Tuyết Chung Hậu, 15 tuổi (là học sinh lớp 8, Trường Trung học cơ sở Phan Ngọc Hiển. Được biết từ đầu năm học 2008 - 2009, Thái đã dụ dỗ Hậu lấy cắp tiền, vàng và một số tài sản có giá trị khác của cha mẹ em Hậu để đưa cho Thái bán lấy tiền tiêu xài. Khi gia đình nạn nhân phát hiện cách ly Hậu ra khỏi Thái, thì Thái bắt đầu nghi ngờ và sợ bị trả thù nên tìm cách giết nạn nhân hòng bịt đầu mối. Tối 3/5/2009 Thái rủ em Hậu vào trường của Thái đang theo học và dùng dây siết cổ em Hậu rồi bỏ về. Nhưng sau đó, nạn nhân đã tỉnh lại và tìm đường trở về nhà(26) . Vụ án Ngày 14/5/2010, trong giờ giải lao giữa tiết học, Nguyễn Tiến Đạt, học sinh lớp 10A9, trường trung học phổ thông Cổ Loa, Đông Anh (Hà Nội), ra sân trường chơi. Lúc đó, Trần Văn Minh, học sinh lớp 10A12 bất ngờ vỗ mạnh vào vai Đạt. Do bị đau, Đạt đã phản ứng, khiến đôi bên xảy ra cãi vã, xô xát. Mang mâu thuẫn cũ, ngày 22/5/2010, Minh điện thoại cho Ngọc, em họ thông báo kế hoạch dọa đánh cảnh cáo người đã chửi mình vào đúng ngày bế giảng năm học. Đến sáng ngày 24/5/2010, nhớ lời hẹn, Ngọc rủ thêm Lê Ngọc Lâm (16 tuổi, học sinh lớp 10) đến trường Cổ Loa. Tới nơi, cả hai phải đứng đợi bên ngoài vì cổng trường đóng. Lúc đó, Ngọc và Lâm gặp Nguyễn Huy Tiến và Trần Cao Cường, 16 tuổi, học sinh lớp 10 đang đứng cùng một số người khác. Cả nhóm quyết đứng đợi tan lễ bế giảng. 10h30, học sinh trong trường ra về, trong số đó có Minh và Đạt. Nhìn thấy Ngọc đứng đợi, Minh chỉ về phía Đạt ra dấu chỉ đó là người chửi mình hôm trước, ra cho 1 trận. Ngọc hưởng ứng, chạy bộ đuổi theo cậu học sinh lớp 10, cao lớn đang đi xe đạp. Minh, Tiến, Lâm, Cường và Đỗ Ngọc Tuấn (16 tuổi) chạy khoảng 30m thì đuổi kịp Đạt. Minh là người xông đến đấm liên tiếp vào mặt Đạt. Tiếp đó, cả bọn hùa theo xông vào đấm, đá. Cậu học sinh không dám phản ứng, để cho nhóm Minh, Ngọc đánh tới tấp. Khi thấy bảo vệ của trường tới, cả nhóm mới bỏ chạy. (25) http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=256729

    ixzz1SWUH7B2I [Truy cập ngày 26/04/2011] (26) http://phapluattp.vn/253727p0c1019/mot-hoc-sinh-giet-nguoi-de-bit-dau-moi.htm [Truy cập ngày 25/05/2011]

  • 22. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 22 Đạt được đi cấp cứu nhưng đã tử vong sau khi bị đánh chỉ 15 phút. Kết quả khám nghiệm cho thấy, nạn nhân chết do chảy máu dưới màng cứng, gây chèn ép não, tụt hạnh nhân tiểu não vì chấn thương. Thương tích xây xát tại vùng trán, vùng chấm sau tai trái gây chảy máu dưới màng cứng do vật tày có diện tác động với lực mạnh và đột ngột gây nên(27) . Trường hợp của 2 học sinh của Trường trung học cơ sở Nguyễn Đình Chiểu (Đã Nẵng) Sự việc xảy ra vào khoảng hơn 6h, trước giờ vào học buổi sáng ngày 27/4/2010, Biết Thảo bỏ nhà đi chơi, ba Thảo nhờ Vân tìm giúp. Vân đã tìm được và chỉ chỗ cho ba Thảo đến tìm Thảo về. Bực mình vì Vân đã chỉ chỗ cho ba Thảo đến tìm nên Thảo hẹn Vân ở lớp Thảo trước giờ vào học. Trong lúc cãi nhau, không kiềm chế được, Cả hai đã đánh nhau, Thảo lấy dao lam để trong cặp ra và rạch trúng một đường ở tay và bị trúng tiếp một đường nữa ở trán. Cả hai vết thương phải khâu mất 30 mũi kim(28) . Hay ngày 20-2-2008, Phạm Ngọc Vũ, học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông Đại Mỗ (Hà Nội) bị một nhóm thanh niên chém chết, chỉ vì mâu thuẫn rất trẻ con, đơn giản tranh giành nhau chỗ ngồi ở sân trường. Lưu Danh Thắng, bạn cùng trường với Vũ đã thuê người bên ngoài giết chết Vũ(29) . Tội giết người ở lứa tuổi này tuy không nhiều nhưng tính chất nghiêm trọng của từng hành vi gây ra sự lo ngại rất lớn cho xã hội. Chính hành vi này nó ảnh hưởng đến dư luận xã hội, đến truyền thống đạo đức, tâm lý, tình cảm của những người xung quanh trong xã hội và ngay đối với những tội phạm nhỏ tuổi này. * Tội phạm cướp, cướp giật: đây là loại tội phạm chiếm tỉ lệ cao so với các tội giết người do học sinh thực hiện. Theo thống kê từ năm 2005 – 2009 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, tổng số vi phạm hình sự trong học sinh, khoảng 8.000 trường hợp, trong đó gần 1.400 trường hợp cướp tài sản, chiếm 17,5%(30) . Tội phạm này thường xảy ra ở thành phố, thị xã nhiều hơn ở nông thôn, miền núi. Điển hình là 2 học sinh lớp 12 của Trường phổ thông trung học Dân lập Lương Thế Vinh (TP Hải Phòng) thực hiện hàng chục vụ cướp giật, 2 đối tượng có tên Nguyễn Hải Huy, 18 tuổi, ở số nhà 6/17 đường Phạm Hồng Thái, quận Hồng Bàng và Ngô Xuân (27) http://ngoisao.net/news/hinh-su/2011/01/160280-nhom-hoc-sinh-danh-chet-nguoi-linh-an/ [Truy cập ngày 12/04/2011] (28) http://www.tinmoi.vn/Nu-sinh-lop-7-dung-dao-lam-rach-mat-va-tay-ban-hoc-05156048.html [Truy cập ngày 19/03/2011] (29) http://tamlyhocduong.edu.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Hien-tuong-hoc-duong/Tim-hieu-ve-Bao- luc-hoc-duong-4 [Truy cập ngày 14/05/2011] (30) http://tamlyhocduong.edu.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Hien-tuong-hoc-duong/Tim-hieu-ve-Bao- luc-hoc-duong-4 [Truy cập ngày 14/05/2011]
  • 23. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 23 Hùng, 19 tuổi, ở số nhà 55/182 đường Đà Nẵng, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng tại nơi ở của chúng về hành vi cướp giật. Tại cơ quan điều tra, 2 đối tượng này khai nhận do ăn chơi sa đọa nên chúng đã rủ nhau đi cướp. Chúng đã thực hiện trót lọt 26 vụ cướp giật thuộc địa bàn TP Hải Phòng. Đa số những vụ này chúng đều hoạt động trong giờ lên lớp, hai tên thường lẻn ra ngoài, lượn xe trên phố để đối tượng để cướp, sau khi thực hiện 1 - 2 vụ cướp giật rồi thản nhiên trở về lớp học nhằm qua mặt nhà trường và gia đình cũng như sự theo dõi của cơ quan Công an(31) . Hoạt động của loại tội phạm này ngày càng trắng trợn, những năm trước chúng thường lợi dụng sơ hở của nạn nhân để cướp nhưng những năm gần đây thì chúng thường lập thành những băng nhóm gây áp lực cho nạn nhân và đặc biệt hơn nữa chúng chủ động tạo ra hoàn cảnh để nạn nhân rơi vào tình huống đó rồi cướp tài sản. Tội phạm do học sinh thực hiện ngày nay hoạt động với thủ đoạn ngày càng nguy hiểm hơn chúng có thể sử dụng hung khí hoặc sử dụng xe máy để hổ trợ cho việc cướp tài sản của mình. Tài sản thường nhằm vào những đồ vật gọn nhẹ, dễ tiêu thụ như: đồng hồ, di động, túi xách có chứa tài sản, trang sức vòng, vàng, nữ trang đeo trên mình … Như ngày 12/7/2010, Công an Quận 2 (TP.Hồ Chí Minh) cho biết đã xử lý một băng nhóm cướp giật gồm các đối tượng là Trần Thị Hồng Nhung (Sinh năm 1992) Võ Thành Lợi (Sinh năm 1993) và Nguyễn Việt Thắng (Sinh năm 1992) tất cả cùng thường trú tại Quận 10, TP.Hồ Chí Minh và là học sinh trường cấp 2 – 3 Diên Hồng - Quận 10 - TP.Hồ Chí Minh. Cụ thể, khoảng 11h30’ ngày 9/7/2010 sau khi rời một tiệm Internet tại Quận 3, các đối tượng rủ nhau đi cướp. Cả nhóm chở nhau trên hai xe gắn máy chạy về hướng Quận 2 tìm đối tượng để cướp. Đến trước nhà số 19 đường Lê Thước, Khu phố 1, Phường Thảo Điền, Quận 2, nhóm cướp phát hiện chị Nguyễn Thị Ngọc Lan (Sinh năm 1979, ngụ Quận 2) đang dừng xe bên đường nghe điện thoại. Lúc này, chúng ép xe sát vào nạn nhân, để Thắng ngồi sau giật Điện thoại di động của chị Lan. Còn Lợi chở Nhung lái xe ngăn cản để cho đồng bọn tẩu thoát. Sau khi bị bắt giữ, băng nhóm này thừa nhận là nghiện game nặng đi cướp để kiếm tiền chơi games và tiêu xài(32) . * Tội phạm trộm cắp: thủ đoạn của học sinh thực hiện trộm cắp ít tinh vi, xảo huyệt so với tội phạm người lớn nhưng không bị phát hiện do thực hiện nhiều lần vụ trộm nhỏ nên rút được nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện hành vi của mình. Thông (31) http://www.tin247.com/hai_hoc_sinh_trung_hoc_thuc_hien_gan_30_vu_cuop-6-21416878.html [Truy cập ngày 24/05/2011] (32) http://www.tin247.com/hoc_sinh_di_cuop_de_lay_tien_choi%E2%80%A6_games-1-21617904.html [Truy cập ngày 27/05/2011]
  • 24. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 24 thường thì chúng không có chuẩn bị hoặc lập kế hoạch sẵn, không điều tra về thói quen của nạn nhân mà chúng chỉ lợi dụng sơ hở trong việc bảo vệ tài sản thì trộm cắp ngay. Song thủ đoạn chủ yếu là chúng cùng đồng bọn đi lang thường gặp ai để quên xe đạp thì trộm cắp ngay, hay vào những nơi như bệnh viện, trường học sơ hở thì trộm cắp ngay. Như vụ Nguyễn Văn Thủy, sinh 1993, ở thôn Câu Đông, xã Quang Trung, huyện An Lão, là học sinh lớp 12 Trường trung học phổ thông An Lão (huyện An Lão, Tỉnh Hải Phòng). Sau nhiều buổi học môn tin học trên lớp, thấy nhà trường sơ hở trong quản lý máy tính tại phòng tin học, Thủy nảy sinh ý định trộm cắp các linh kiện máy tính để bán lấy tiền ăn tiêu. Vào lúc 15h15 ngày 20/2/2011 (là chủ nhật nên khuôn viên nhà trường vắng người qua lại), Thủy đột nhập vào phòng tin học số 3 trộm cắp 42 thanh ram, chíp main và 16 ổ cứng của máy tính. Sau đó, Thủy mang số thiết bị trộm cắp được đem bán tại đường Lạch Tray được 15 triệu đồng. Sau khi xảy ra vụ việc, ban giám hiệu Trường trung học phổ thông An Lão đã trình báo Công an huyện An Lão. Ngày 21/2/2011, Công an huyện An Lão đã ra lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Thủy, học sinh của trường, thu giữ trên người Thủy 1 chíp vi tính hỏng và 15 triệu đồng(33) . Như gần đây ngày 11/04/2011 Công an huyện Quỳnh Lưu vừa lập hồ sơ xử lý 4 đối tượng là Nguyễn Đức Hiệp, Lê Đình Lý, Nguyễn Văn Hùng và Trần Hữu Cường, đều trú tại xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu, lớn nhất 14 tuổi, nhỏ nhất mới 12 tuổi, đang là học cấp trung học cơ sở đã 8 lần trộm cắp phụ kiện đường sắt, gây nguy hiểm cho các đoàn tàu…Các đối tượng này xin bố mẹ đi học sớm, rồi dùng mỏ lết để tháo trộm phụ kiện đường sắt giấu vào cặp sách tích trữ dần và mang đi bán(34) . Vụ phá máy ATM xảy trên đường Nguyễn Sỹ Sách (thành phố Vinh, Nghệ An). Công an tỉnh đã tạm giữ Phùng Bảo Quốc, Phạm Doãn Hùng (14 tuổi) và Phạm Đức Chính (15 tuổi). Tất cả đều là học sinh lớp 9 cùng một trường tại Vinh. Tại cơ quan điều tra, các đối tượng giữa tháng 11/2010, Quốc biết có vụ khoan cắt máy ATM để trộm 1,3 tỷ đồng ở TP Hồ Chí Minh nên bàn với bạn cùng lớp là Hùng và Chính lập kế hoạch phá máy ATM. Sau khi lên mạng tìm hiểu về máy rút tiền tự động, ba cậu học sinh lớp 9 đi quanh thành phố Vinh tìm hiểu quy luật hoạt động của các bảo vệ trạm ATM. Ngày 3/12/2010, Quốc đưa Hùng một triệu đồng để mua bình oxy, bình ga và máy hàn. Hôm sau, Hùng bảo thiếu tiền, Quốc đem xe đạp ở hiệu cầm đồ đưa thêm cho bạn 300.000 đồng để sắm tiếp công cụ cùng 2 hộp sơn, dây dẫn, kìm cộng lực…Rạng sáng 9/12/2010, (33) http://www.anhp.vn/VN/TrangChu/TinTuc/AnNinhXaHoi/2011/2/28/18966/ [Truy cập ngày 21/05/2011] (34) http://chongtrom.vicongdong.vn/41264466/4-hoc-sinh-THCS-trom-cap-phu-kien-duong-sat [Truy cập ngày 16/04/2011]
  • 25. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 25 Hùng, Quốc, Chính bắt đầu thực hiện kế hoạch tại một cây ATM của Ngân hàng thương mại Sài Gòn trên đường Nguyễn Sỹ Sách(35) . Có một số tội phạm do học sinh thực hiện có sự chuẩn bị trước. Song, phần lớn là những hành vi mang tính cơ hội hoặc không được chuẩn bị kỹ lưỡng, còn để lại nhiều sơ hở nên sẽ bị phát hiện nhanh hay có thể bị bắt quả tang. Với trạng thái tâm lý chưa hoàn chỉnh, dễ giao động và rất sợ sệt một khi thực hiện việc phạm tội lo lắng bị trừng phạt các em sẽ nhanh chóng khai nhận. Cụ thể là vụ của 4 học sinh cùng lớp 12, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Cẩm Xuyên (Hà Tỉnh) gồm Phan Xuân Mùi ,Nguyễn Văn Quý, Trần Tuấn Nhật và lớp trưởng Nguyễn Quốc Tâm. Để gây ấn tượng trước các bạn gái, 4 học sinh này đã lên kế hoạch là phải có nhiều tiền để tổ chức cho các bạn. Để có tiền, lớp trưởng Tâm đã tổ chức trộm cắp. Sau nhiều lần thăm dò, dòm ngó các cơ sở, nhà hàng lớn tại địa bàn thị trấn Cẩm Xuyên, thấy khó thực hiện được hành vi trộm cắp lớn của mình, bọn chúng chuyển sang kế hoạch trộm cắp nhỏ lẻ. Sáng 8/3/2009, trên đường đến trường, Nguyễn Quốc Tâm phát hiện thấy nhà chị Trịnh Thị Minh (ở thôn Đại Hòa, xã Cẩm Hòa) đóng cửa đi vắng. Tâm nghĩ đây là cơ hội cho cả nhóm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Đến lớp học, Tâm xin thầy cho nghỉ tiết học thứ 2 rồi tổ chức cho nhóm đột nhập nhà chị Minh. Đến nơi, Tâm và Phan Xuân Mùi đứng canh gác, bố trí để Trần Tuấn Nhật, Nguyễn Văn Quý leo lên mái nhà dỡ ngói đột nhập vào trong. Sau khi lục lọi mọi nơi bọn chúng lấy được 2 chiếc điện thoại di động, một dây chuyền vàng 24k và 1,7 triệu đồng. Thực hiện xong hành vi trộm cắp, cả nhóm mang tất cả đồ vừa trộm được đi bán được 8,2 triệu đồng rồi chia nhau đi mua sắm, tổ chức cho bạn bè ăn nhậu. Tiếp theo đó vào ngày 10/3/2009, phát hiện gia đình chị Phan Thị Dung (cũng ở thôn Đại Hòa, xã cẩm Hòa) đi vắng, bọn chúng tiếp tục thực hiện thủ đoạn cũ là dỡ ngói đột nhập vào nhà và lấy đi một động cơ máy nổ trị giá 3,2 triệu. Sau khi bị mất tài sản, lần lượt các gia đình bị hại đến trụ sở Công an huyện Cẩm Xuyên trình báo truy tìm thủ phạm. Qua những nguồn tin nhận được, cơ quan công an đã lập kế hoạch, rà soát đối tượng và xác định được 4 học sinh này đã gây ra những vụ trộm trên. Ngày 23/3/2009, trong lúc đang chuẩn bị cho việc thực hiện vụ trộm mới, cả 4 tên đã bị bắt giữ. Tại cơ quan công an, bọn chúng đều khai nhận rằng lý do thực hiện các vụ trộm chủ yếu là để lấy tiền ăn chơi. Mở rộng điều tra, cơ quan chức năng còn phát hiện ra nhóm học sinh này còn gây ra nhiều vụ trộm khác. (35) http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2010/12/3ba24022/ [Truy cập ngày 20/05/2011]
  • 26. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 26 Chỉ trên địa bàn xã Cẩm Huy và thị trấn Cẩm Xuyên, băng nhóm này đã gây ra 11 vụ trộm điện thoại di động(36) . Tội phạm do học sinh thực hiện tội trộm cắp qua nhiều minh chứng cho thấy đối tượng trộm cắp của chúng bao gồm tất cả đồ vật, từ vật có giá trị nhỏ đến các tài sản có giá trị lớn. Nhìn chung tội phạm do học sinh thực hiện hầu hết các loại tội phạm mà bọn tội phạm lớn gây ra (trừ tội xâm phạm an ninh quốc gia), xâm phạm vào các chương: xâm phạm trật tự quản lý hành chính, các tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm quyền sở hữu, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người … 1.2.3.2 Thông số tội phạm ẩn Để có cơ sở đánh giá chính xác hơn thực trạng tình hình tội phạm do học sinh thực hiện bên cạnh xem xét phần tội phạm rõ tức là phần tội đã được xử lý và đưa vào thống kê như trên thì phần tội phạm ẩn cũng cần được nghiên cứu vì phần ẩn của tình hình tội phạm do học sinh thực hiện luôn tồn tại trong xã hội. Theo lý luận về tội phạm học, tội phạm ẩn tự nhiên là khái niệm dùng để chỉ tất cả những tội phạm đã xảy ra trên thực tế nhưng các cơ quan chức năng không phát hiện, không có thông tin về chúng. Đối với tội phạm do học sinh thực hiện lý do ẩn thuộc dạng này có thể do chính người thực hiện tội phạm, do người bị thiệt hại không tố giác tội phạm, do quy định của pháp luật …Mặc dù vậy nhưng đối với loại tội phạm này tỉ lệ ẩn rất thấp. Nhưng những năm gần đây loại tội phạm này càng hoạt động nhiều hơn với hành động ngày càng tinh vi và xảo huyệt hơn. Tội phạm do học sinh thực hiện hầu như không có tổ chức hoặc có tổ chức nhưng rất lỏng lẻo, không tinh vi như người thành niên thực hiện, nên rất dễ bị phát hiện, tuy nhiên về mặt bản chất thì nó để lại hậu quả rất nặng nề cho tương lai của các em. Tội phạm ẩn nhân tạo, khác với tội phạm ẩn tự nhiên, loại ẩn này lại có nguyên nhân từ phía chủ thể áp dụng pháp luật. Tội phạm ẩn nhân tạo đối với tội phạm do học sinh thực hiện là những hành vi bị coi là tội phạm đã xâm phạm đến trật tự xã hội, đã xảy ra và các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà hành vi này lại bị tác động bởi bất cứ loại hình phạt nào kể cả việc miễn trách nhiệm hình sự. Nguyên nhân của dạng ẩn này là do cơ quan tiến hành tố tụng đã không khởi tố vụ án hình sự hoặc đình chỉ vụ án hình sự không đúng pháp luật… Tội phạm ẩn thống kê, là những hành vi phạm tội và người phạm tội đã bị xử lý bằng chế tài hình sự nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà không được đưa vào con số (36) http://www.baomoi.com/Lop-truong-kiem-truong-nhom-trom-cap/104/2578411.epi [Truy cập ngày 24/04/2011]
  • 27. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 27 thống kê nghĩa là phần này đã bị bỏ lọt bên ngoài. Nguyên nhân dẫn đến tội phạm ẩn này có thể là do cán bộ sơ suất bỏ sót số liệu, hoặc do các địa phương chưa nộp đầy đủ các báo cáo thống kê cho các cơ quan trung ương để tổng hợp chung, hoặc do chỉ thống kê theo tội danh có mức án cao nhất của bị cáo, trong khi đó bị cáo lại phạm nhiều tội…Tội phạm ẩn thống kê không mang tính nguy hiểm cao, tìm tàng như tội phạm ẩn tự nhiên và ẩn nhân tạo nhưng sẽ gây ra sự sai lệch trong việc đưa ra các quy định, hướng đấu tranh phòng chống tội phạm, nghĩa là sẽ tốn kém về thời gian, chi phí mà không đạt kết quả như mong muốn. Như vậy có thể nói tỷ lệ tội phạm ẩn phản ánh khả năng đấu tranh phòng, ngừa tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật, tỷ lệ này càng thấp thì càng chứng tỏ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và ban hành các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phù hợp với tình hình thực tế. Vì nếu hoạt động này có hiệu quả ngay từ hoạt động điều tra thì sẽ nhanh chống phát hiện được những hành vi phạm tội do học sinh thực hiện từ đó có biện pháp xử lý kịp thời nhằm răn đe và giáo dục các em phạm tội. Riêng trong giai đoạn thống kê tội phạm do học sinh thực hiện, khi làm tốt công tác thống kê; số lượng tội phạm và người phạm tội đã qua xét xử, số lượng các tội phạm và người phạm tội đã bị phát hiện nhưng không đủ điều kiện để đưa ra xét xử, hoặc không cần áp dụng thủ tục xét xử. Từ đó có thể đưa ra một cách nhìn tổng quát, tương đối chính xác về tình hình tội phạm do học sinh thực hiện để có một biện pháp phòng ngừa tội phạm một cách triệt để và phù hợp với tình hình tội phạm do học sinh thực hiện đang diễn ra. Cho nên việc nghiên cứu tội phạm ẩn sẽ góp phần quan trọng vào việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm do học sinh thực hiện nói riêng, tội phạm nói chung trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. 1.3 Hậu quả của tình hình tội phạm do học sinh thực hiện 1.3.1 Đối với xã hội Nhiều hành vi mang tính chất tội phạm của học sinh đã được phản ánh qua các kênh thông tin đại chúng trong thời gian gần đây cho thấy, tuy không phải là dòng chảy chủ đạo của văn hoá học đường, song dẫu sao cũng gây nhiều lo ngại cho xã hội. Bởi vì tình hình tội phạm do học sinh thực hiện đã vượt ra ngoài khuôn khổ của cái gọi là “thứ ba học trò” (không còn là trò chơi nghịch ngợm, ngộ nghĩnh; không chỉ diễn ra với “nam thanh” mà còn lan mạnh trong “nữ tú”). Thực trạng tội phạm do học sinh thực hiện đã khiến cho bức tranh giáo dục không còn được tinh khiết như bản chất của nền giáo dục
  • 28. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 28 định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, tình tội phạm do học sinh thực hiện đã tạo cho xã hội một gánh nặng rất lớn về giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, ví dụ như đào tạo dạy nghề; tạo công ăn việc làm cho các em sau khi chấp hành xong sự chế tài của pháp luật... tạo nên tính bất ổn, thiếu trật tự, kỉ cương trong xã hội. Bên cạnh đó còn gây khó khăn cho công tác phòng ngừa tội phạm ở từng địa phương, cũng như công tác theo dõi, giám sát quản lý các em không phạm tội… 1.3.2 Đối với gia đình, nhà trường Trước thực trạng tội phạm do học sinh thực hiện gia tăng như hiện nay khiến cho không ít các bậc phụ huynh hoang mang, lo lắng cho con em của mình; rồi bao gia đình đứng trước tình trạng tan vỡ hạnh phúc do con hư, thường xuyên đánh nhau gây gổ với bạn; rồi thì “ trẻ con mất lòng người lớn” từ những xích mích của trẻ con mà các bậc phụ huynh phải to tiếng, mất tình làng nghĩa xóm…gây mất trật tự xã hội. Nhà trường vốn là môi trường an toàn nhưng giờ đây thì đã khác rất nhiều. Tình hình tội phạm học sinh thực hiện diễn ra nhiều nơi, ngay trong lớp, trong giờ học, ngoài sân trường, nhà vệ sinh, trước cổng trường, đằng sau trường…Trước tình trạng đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập chung của toàn trường cũng như các hoạt động giáo dục khác… 1.3.3 Đối với nạn nhân Hậu quả của tội phạm do học sinh gây ra đối với nạn nhân là ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của nạn nhân, nạn nhân sẽ bị tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần với những chấn động nặng nhẹ; có nhiều trường hợp có thể gây đến tử vong tùy thuộc vào mức độ của hành vi phạm tội gây ra. Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập, công tác… Về lâu dài, hậu quả của tình hình tội phạm do học sinh thực hiện có thể nghiêm trọng hơn. Những nạn nhân bị những hành vi tội phạm do học sinh thực hiện xâm hại thường dễ mắc các chứng như suy nhược, lo âu, thiếu sự tự tin trong cuộc sống và sức khoẻ tinh thần suy yếu…Nhiều nạn nhân nghĩ tới việc tự tử như một giải pháp để thoát khỏi các hành vi đó. Một nghiên cứu do nhà nghiên cứu Mottot Florence thực hiện ở châu Âu, đăng trên tạp chí Sciences Humaines của Pháp (số tháng 2/2008) khẳng định có đến 61% nạn nhân của tội phạm học đường có ý định tự tử. Còn theo số liệu của toà khám nghiệm y lý bang Victoria (Mỹ) năm 2007, có tới 40% nạn nhân các vụ tự tử từng là đối tượng của nạn tội phạm học đường(37) . (37) http://www.tin247.com/giet_ban_vi_bi_bat_nat-6-21410434.html [Truy cập ngày 18/05/2011]
  • 29. tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa GVHD: Nguyễn Chí Hiếu SVTH: Nguyễn Chí Miền Trang 29 Đối với một số nạn nhân, những di chứng của một thời thơ ấu bị bắt nạt còn kéo dài cho tới khi trưởng thành. Thậm chí, do nỗi ám ảnh của những hành vi bạo lực, hay vì chịu không nỗi những hành vi bạo lực liên tục kéo dài, một số nạn nhân này đã trở thành thủ phạm của chính các hành động bạo lực tại trường học. Theo một nghiên cứu của tiến sĩ Catherine Blaya thuộc Đại học Bordeaux 2 (Pháp), khoảng 20% - 46% nạn nhân của các vụ bạo lực học đường đã tái diễn chính những hành động bạo lực mà các em từng phải chịu đựng nhằm vào các nạn nhân hay người gây bạo lực(38) . Điển hình như vụ án Trương Mạnh Tiền (15 tuổi); Theo cáo trạng, Tiền và Thành học chung tại trường phổ thông cơ sở Phước Hiệp (Củ Chi). Từ đầu năm lớp 9, Tiền bị Thành nhiều lần đánh rất đau mà “không cần phải có lý do”. Thậm chí, cậu học sinh này còn chặn đường đi học của Tiền để "thư giãn" bằng những cú đấm đá. Tức giận, vì chịu không nỗi những hành vi bắt nạt vô cớ liên tục như vậy. Tiền mua một con dao giấu trong cặp định đâm cảnh cáo cho Thành sợ và không đánh mình nữa. Sáng ngày 6/11/2008, trước giờ vào học, Tiền đang ngồi nói chuyện với vài người bạn thì bị Thành đến đánh mạnh vào đầu và lưng. Trước khi bỏ đi, Thành còn chỉ mặt Tiền dọa lúc ra về sẽ kéo cả "băng" đến đánh. Thấy vậy, Tiền lấy dao đâm một nhát trúng lưng Thành rồi chạy lên Ban giám hiệu nhà trường thú tội, Thành đã tử vong ngay trên đường đưa đến bệnh viện(39) . Rỏ ràng với trường hợp trên Tiền vì chịu không nỗi những hành vi bắt nạt liên tục và kéo dài của Thành, nên đã cùng đường nảy sinh ra ý định phạm tội (đâm bạn) nhằm mục đích để thoát khỏi những hành vi bắt nạt của Thành. 1.3.4 Đối với những học sinh thực hiện hành vi phạm tội Chính bản bản thân của các em khi thực hiện hành vi phạm tội có thể bị tổn thương về thể xác lẫn tinh thần. Đồng thời các em phải chịu sự chế tài như bị đuổi học, thậm chí còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phải lao vào con đường tù tội hay bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục. Hậu quả pháp lý để lại cho các em rất lâu dài và sẽ có vết bẩn trong lý lịch nhân thân của mình. Điển hình như Sáng 16.12.2010, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử vụ án La Đức Hiến (17 tuổi), học sinh lớp 10 trường Trung học phổ thông Hồng Bàng (Huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) về tội giết người. Theo cáo trạng, ngày 26.3.2010, do mâu thuẫn nhỏ trong giờ học vật lý với Lưu Thành Tú, Hiến dùng compa đâm vào lưng bạn mình đến chảy máu. Sau khi tan học, trên đường về nhà, Hiến còn dùng vỏ chai nước ngọt đập vào đầu khiến Tú bất tỉnh. (38) http://www.sggp.org.vn/hosotulieu/2008/9/165075/ [Truy cập ngày 16/04/2011] (39) http://www.tin247.com/giet_ban_vi_bi_bat_nat-6-21410434.html [Truy cập ngày 18/05/2011]