Xác định nhiệm vụ là gì

Xin cho hỏi tôi đang làm việc trong Bộ Tài nguyên và Môi trường và muốn đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ thì được đặt hàng vào thời gian nào? Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ làm việc theo phương thức gì? - Câu hỏi của anh Hoàng Duy [Bình Dương].

Đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ vào thời gian nào?

Đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ vào thời gian nào? [Hình từ Internet]

Theo khoản 6 Điều 3 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định như sau:

Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp bộ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ nhằm giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ trung hạn hoặc dài hạn, được triển khai dưới hình thức tập hợp các đề tài, đề án, dự án sản xuất thử nghiệm có mục tiêu chung, cùng một lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực theo chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo Điều 14 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định như sau:

Đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể đề xuất nhiệm vụ theo mẫu M3-PĐXNV, M4-PĐXNV; các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Bộ có thể đặt hàng nhiệm vụ theo mẫu M1-PĐHNV, M2-PĐHNV và gửi qua trang thông tin điện tử của Vụ Khoa học và Công nghệ.
2. Vụ Khoa học và Công nghệ tổng hợp, rà soát, tra cứu thông tin và xin ý kiến danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ do lãnh đạo Bộ đặt hàng, các tổ chức, cá nhân đề xuất, đặt hàng 02 đợt/năm vào các ngày 15 tháng 3 và 15 tháng 9.
a] Đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp bộ thì xin ý kiến đánh giá của Ban chủ nhiệm chương trình [nếu có];
b] Đối với các nhiệm vụ độc lập [không thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp bộ] thì Bộ xin ý kiến chuyên gia tư vấn độc lập;
c] Đề xuất nhiệm vụ không được chấp nhận được thông báo trên trang thông tin điện tử của Vụ Khoa học và Công nghệ và cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo đó, cá nhân trong Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ theo mẫu M3-PĐXNV, M4-PĐXNV 02 đợt/năm vào các ngày 15 tháng 3 và 15 tháng 9.

- Đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp bộ thì xin ý kiến đánh giá của Ban chủ nhiệm chương trình [nếu có];

- Đối với các nhiệm vụ độc lập [không thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp bộ] thì Bộ xin ý kiến chuyên gia tư vấn độc lập;

- Đề xuất nhiệm vụ không được chấp nhận được thông báo trên trang thông tin điện tử của Vụ Khoa học và Công nghệ và cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ bao gồm những ai?

Theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định như sau:

Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tổ chức theo từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mỗi lĩnh vực có thể có một hoặc nhiều Hội đồng theo lĩnh vực chuyên môn.
2. Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo lĩnh vực chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập gồm 09 thành viên:
a] Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ;
b] Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ, Vụ Khoa học và Công nghệ;
c] Ủy viên Hội đồng gồm: Các nhà khoa học có chuyên môn phù hợp; đại diện các Vụ chức năng trực thuộc Bộ; thư ký khoa học là chuyên viên của Vụ Khoa học và Công nghệ;
Vụ Khoa học và Công nghệ cử chuyên viên làm thư ký hành chính phục vụ phiên họp Hội đồng.
3. Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn, xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ đề xuất đặt hàng, bao gồm: Xác định tên, mục tiêu, nội dung chính, sản phẩm dự kiến đạt được và phương thức tổ chức thực hiện của từng nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
4. Tài liệu phục vụ họp Hội đồng gồm: Quyết định thành lập Hội đồng; phiếu đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo mẫu M3-PĐXNV hoặc M4-PĐXNV; bảng tổng hợp đề xuất danh mục nhiệm vụ theo mẫu M5-THĐX; kết quả tra cứu thông tin theo mẫu M6-KQTrC và phiếu nhận xét đề xuất nhiệm vụ theo mẫu M7-PNXĐX.

Theo đó, Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tổ chức theo từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Mỗi lĩnh vực có thể có một hoặc nhiều Hội đồng theo lĩnh vực chuyên môn và do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập gồm 09 thành viên:

- Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ;

- Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ, Vụ Khoa học và Công nghệ;

- Ủy viên Hội đồng gồm: Các nhà khoa học có chuyên môn phù hợp; đại diện các Vụ chức năng trực thuộc Bộ; thư ký khoa học là chuyên viên của Vụ Khoa học và Công nghệ;

Vụ Khoa học và Công nghệ cử chuyên viên làm thư ký hành chính phục vụ phiên họp Hội đồng.

Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ làm việc theo phương thức gì?

Theo khoản 5 Điều 15 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định như sau:

Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ
….
5. Phương thức làm việc của Hội đồng:
a] Hội đồng họp trực tiếp hoặc trực tuyến, tài liệu họp tại trang thông tin điện tử [quy định tại khoản 15, Điều 3]; tài khoản cá nhân [tên tài khoản, mật khẩu truy cập] được cấp trước khi họp hội đồng 05 ngày làm việc;
b] Các thành viên Hội đồng gửi ý kiến nhận xét và đánh giá theo định dạng Word hoặc pdf [ký số nếu có] đến địa chỉ đã được cung cấp tại điểm a, khoản 5 Điều này ít nhất 01 ngày làm việc trước ngày họp Hội đồng;
c] Hội đồng chỉ họp khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự, trong đó có tối thiểu 04 thành viên tham dự trực tiếp gồm: Chủ tịch [hoặc Phó Chủ tịch được ủy quyền], thư ký khoa học, 01 ủy viên phản biện và 01 ủy viên khác;
d] Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các ý kiến kết luận của Hội đồng được thông qua khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự họp nhất trí bằng phiếu đánh giá;
đ] Thành viên Hội đồng có thể yêu cầu bảo lưu ý kiến trong trường hợp ý kiến đó khác với kết luận của Hội đồng;
e] Chủ tịch Hội đồng [hoặc Phó Chủ tịch được ủy quyền] ký thay các thành viên tham gia họp trực tuyến đối với các hồ sơ tại phiên họp gồm: Phiếu nhận xét; phiếu đánh giá; danh sách tham gia họp và nhận kinh phí họp;
g] Đại diện Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ, các đơn vị đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ có thể được mời tham dự phiên họp Hội đồng.

Theo đó, căn cứ trên quy định phương thức làm việc của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ như sau:

- Hội đồng họp trực tiếp hoặc trực tuyến, tài liệu họp tại trang thông tin điện tử ; tài khoản cá nhân [tên tài khoản, mật khẩu truy cập] được cấp trước khi họp hội đồng 05 ngày làm việc;

Lưu ý: Phương thức họp hội đồng trực tuyến là phương thức họp hội đồng thông qua giải pháp công nghệ hỗ trợ nhiều thành viên hội đồng ở những địa điểm, vị trí địa lý khác nhau có thể cùng tham gia cuộc họp, các thành viên có thể trao đổi, thảo luận như đang ở chung một phòng họp.

- Các thành viên Hội đồng gửi ý kiến nhận xét và đánh giá theo định dạng Word hoặc pdf [ký số nếu có] đến địa chỉ đã được cung cấp ít nhất 01 ngày làm việc trước ngày họp Hội đồng;

- Hội đồng chỉ họp khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự, trong đó có tối thiểu 04 thành viên tham dự trực tiếp gồm: Chủ tịch [hoặc Phó Chủ tịch được ủy quyền], thư ký khoa học, 01 ủy viên phản biện và 01 ủy viên khác;

- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các ý kiến kết luận của Hội đồng được thông qua khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự họp nhất trí bằng phiếu đánh giá;

- Thành viên Hội đồng có thể yêu cầu bảo lưu ý kiến trong trường hợp ý kiến đó khác với kết luận của Hội đồng;

- Chủ tịch Hội đồng [hoặc Phó Chủ tịch được ủy quyền] ký thay các thành viên tham gia họp trực tuyến đối với các hồ sơ tại phiên họp gồm: Phiếu nhận xét; phiếu đánh giá; danh sách tham gia họp và nhận kinh phí họp;

- Đại diện Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ, các đơn vị đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ có thể được mời tham dự phiên họp Hội đồng.

Nhiệm vụ có nghĩa là gì?

Nhiệm vụ là những công việc cần làm để đảm bảo chức năng của vị trí đó không bị sai lệch đi. Thông thường nhiệm vụ sẽ được giao cho một vị trí nào đó để hoàn thành, tuy nhiên khi giao việc cũng cần chú ý vào chức năng mà vị trí đó có thể thực hiện được.

Xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp là gì?

Nhiệm vụ của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là mục đích hoạt động chính của doanh nghiệp nhằm phân biệt đặc trưng của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành kinh doanh.

Nhiệm vụ của nghiên cứu là gì?

Nhiệm vụ nghiên cứu [research topic]: những nội dung được đặt ra để nghiên cứu, trên cơ sở đã xác định tên đề tài nghiên cứu. – Đối tượng nghiên cứu [research focus]: bản chất cốt lõi của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong đề tài nghiên cứu.

Chức năng chính của AND là gì?

Như vậy, chức năng của ADN mang thông tin di truyền, bảo quản, bảo tồn thông tin di truyền và biến đổi tạo nền tảng cho sự tiến hóa. Thông tin di truyền mang các dữ liệu về cấu trúc và đặc điểm của từng loại nucleotide có trong cơ thể sinh vật, do đó ADN sẽ góp phần quy định các đặc tính của sinh vật.

Chủ Đề