Các yếu tố cấu thành tội phạm thế nào?

4 Yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm những yếu tố nào? Được quy định trong Bộ luật Hình sự ra sao? Ví dụ minh họa về 4 yếu tố cấu thành tội phạm.

Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự. Cấu thành tội phạm phải có đầy đủ 4 yếu tố cấu thành bao gồm yếu tố khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan.

Luatquochuy.vn xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết phân tích về 4 yếu tố cấu thành tội phạm và một số ví dụ hướng dẫn, mời bạn đọc cùng theo dõi.

Xem thêm: 

Yếu tố cấu thành tội phạm: Khách thể của tội phạm

Khái niệm khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Bộ luật Hình sự bảo vệ, bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.

Theo khoản 1, Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 các quan hệ xã hội được bảo vệ bao gồm:

độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Ví dụ về yếu tố khách thể của cấu thành tội phạm

Tội cướp giật tài sản:

A đang đi bộ trên đường với chiếc túi khoác trên vai, B đi xe máy vượt qua giật thật nhanh chiếc túi của A, A kéo lại nhưng B đánh vào tay A rồi giật chiếc túi và chạy lên xe phóng đi. B đã xâm hại đến khách thể trực tiếp là quyền sở hữu chiếc túi của A, ngoài ra một khách thể nữa bị xâm hại trực tiếp đó là quan hệ nhân thân [tính mạng và sức khỏe của A, vì hành vi dùng vũ lực của B đã khiến A hoảng sợ và có thể bị thương].

Yếu tố cấu thành tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm

Khái niệm mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là những yếu tố được thể hiện ra bên ngoài tội phạm. Mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương thức phạm tội, phương tiện và công cụ tiến hành tội phạm, hậu quả do hành vi đó gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

Ví dụ về mặt khách quan của tội phạm

Trong số các dấu hiệu của mặt khách quan, dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc đối với mọi tội phạm.

Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội”. Như vậy yếu tố hành vi nguy hiểm cho xã hội là yếu tố bắt buộc, nếu một cá nhân không thực hiện hành vi gây nguy hiểm xã hội thì cá nhân đó không bị khởi tố các tội về hình sự.

Hiểu một cách đơn giản thì hành vi nguy hiểm cho xã hội là cách xử sự nguy hiểm của chủ thể, xâm phạm các quan hệ xã hội hay chính là yếu tố khách thể. Hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể được thể hiện bằng phương thức hành động hoặc không hành động:

Hành vi hành động: Chủ thể xâm phạm đến các quan hệ xã hội mà Bộ luật Hình sự bảo vệ qua phương thức hành động, ví dụ: hành vi giết người, hành vi dùng vũ lực tấn công người khác,…Các tội phạm được bộ luật Hình sự quy định phần lớn hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện qua hành động.

Hành vi không hành động: là trường hợp chủ thể có nghĩa vụ thực hiện một công việc nhất định để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác hoặc của nhà nước nhưng chủ thể không thực hiện để xảy ra thiệt hại về tài sản, tính mạng cho người khác. Ví dụ: tại Điều 132 quy định về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, mặt khách quan của tội này đó là hành vi thờ ơ của chủ thể, không ra tay hành động khi nhìn thấy người khác đang ở trong tình huống nguy hiểm đến tính mạng. Một số ví dụ điển hình khác như hành vi trốn thuế, trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Yếu tố cấu thành tội phạm: Mặt chủ quan của tội phạm

Khái niệm mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tôi phạm là những yếu tố biểu hiện bên trong của tội phạm bao gồm thái độ tâm lý, động cơ, mục đích của tội phạm, các yếu tố về lỗi của chủ thể gồm có lỗi cố ý và lỗi vô ý.

Yếu tố cấu thành tội phạm: Mặt chủ quan của tội phạm

Ví dụ mặt chủ quan của tội phạm

Một ví dụ dễ hiểu nhất về yếu tố chủ quan của tội phạm đó là động cơ, mục đích của tội phạm.

Ví dụ về tội giết người, A dùng dao dâm nhiều nhát vào B, B bị mất nhiều máu dẫn đến tử vong. Trong ví dụ này nếu động cơ phạm tội của A là do A thích C nhưng C không thích A mà lại thích B, A căm ghét B đến nỗi muốn giết B để được gần gũi với C. Như vậy, hành vi đâm nhiều nhát vào B của A vì động cơ, mục đích là muốn B chết. Hành vi này đủ yếu tố cấu thành tội giết người.

Yếu tố cấu thành tội phạm: chủ thể của tội phạm

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về chủ thể của Luật hình sự bao gồm 2 loại chủ thể là cá nhân và pháp nhân thương mại.

Chủ thể là cá nhân

Năng lực trách nhiệm hình sự của cá nhân

Là khả năng nhận thức của cá nhân đó về tính nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi của mình và khả năng điều khiển hành vi đó. Một người trong tình trạng bị tâm thần, không làm chủ được hành vi của mình thì không phải là chủ thể chịu trách nhiệm về các hành vi nguy hiểm của mình theo quy định của luật hình sự.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội quy định tại khoản 2 điều 12 BLHS năm 2015.

Ngoài việc quy định về năng lực chủ thể và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Luật hình sự còn ghi nhận với những tội phạm cụ thể còn cần phải có thêm những dấu hiệu đặc trưng khác, ví dụ:  Các dấu hiệu liên quan đến chức vụ, quyền hạn, các dấu hiệu liên quan đến nghề nghiệp, công việc. Nếu một người không có chức vụ trong quản lý tài sản công thì không được coi là chủ thể của tội tham ô tài sản công.

Chủ thể là pháp nhân thương mại

Vụ án tại Ocean Bank, chủ thể của tội phạm có thể là pháp nhân thương mại?[ảnh minh họa]

Năng lực trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Một cơ quan/ tổ chức được gọi là pháp nhân thương mại khi tổ chức đó được thành lập hợp pháp và mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận.

Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Bộ luật hình sự 2015 quy định điều kiện chịu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại khi: Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; vì lợi ích của pháp nhân thương mại; có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;…

Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định rõ rằng việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân. Cá nhân trong pháp nhân thương mại có hành vi trái pháp luật vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mặc dù pháp nhân do cá nhân đó làm chủ đã chịu trách nhiệm hình sự.

Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc hay nội dung chưa rõ, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật Hình sự miễn phí để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan.

Chúng tôi hi vọng sẽ nhận được các ý kiến phản hồi, đóng góp của bạn nhiều hơn nữa để chúng tôi được tiếp thu, ghi nhận và ngày càng hoàn thiện hơn.

Trân trọng./.

Đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn trực 24/7 để giải đáp mọi vấn đề liên quan đến pháp luật của bạn. Gặp trực tiếp luật sư tư vấn gọi . Trân trọng cảm ơn!

Chuyên viên tư vấn: Luật Quốc Huy

Video liên quan

Chủ Đề