Chất gây nghiện trong cafe là gì?

Không. Những người uống cà phê không phải tăng lượng caffeine dùng hàng ngày theo thời gian [đặc điểm của những chất gây nghiện], và sử dụng có thể dễ dàng thay đổi việc dùng cà phê hay lượng cà phê mà họ dùng. Thêm nữa, dùng cà phê không gây ra các tác động đối với tâm lí xã hội.

Cà phê và caffeine đã được các nhà khoa học nghiên cứu một cách rộng rãi và không có bằng chứng nào cho việc dùng cà phê có gây hại cho sức khỏe [dù trong một thời gian ngắn hay dài]. Đồng thời không có bằng chứng nào cho thấy việc sử dụng cà phê sẽ gây nên hiện tượng nghiện với loại đồ uống này.

Bạn là mẫu người phải có một cốc cà phê thì ngày mới được tính là bắt đầu? Và bạn lo rằng mình đã nghiện cà phê? Sameul A. Ball, một chuyên gia về chất gây nghiện tại Mỹ nói rằng không phải. Ở đất nước của ông, 80% người trưởng thành uống hơn 2 cốc cà phê mỗi ngày và họ không thể gọi nó là "nghiện" được.

Đừng nói rằng cà phê có thể gây nghiện, cho tới khi bạn đọc bài viết này

Tiến sĩ Samuel A. Ball hiện đang là giáo sư tâm thần học tại Đại học Yale. Ông cũng đang giữ cương vị giám đốc tại Trung tâm quốc gia Hoa Kỳ về nghiện và lạm dụng chất gây nghiện. Với kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực, tiến sĩ Ball nói rằng cà phê không thể gây nên những cơn nghiện thực sự.

Bạn có thể yêu thích cà phê, rất rất thích hương vị và cảm giác thưởng thức nó. Một ngày không uống cà phê thôi cũng khiến bạn nhớ và thèm lắm rồi. Kiêng cà phê dài hơn nữa sẽ khiến bạn đi vào tình trạng tệ hại, xuống tinh thần và bứt rứt không yên.

Một số người còn báo cáo những triệu chứng nặng hơn, bao gồm đau đầu, thiếu tập trung, trầm cảm, đau cơ, táo bón thậm chí hôn mê khi họ không được sử dụng cà phê trong thời gian dài.

Liệu như vậy đã gọi là nghiện? Tiến sĩ Ball nói rằng không phải. Điều này chỉ cho thấy một số người uống cà phê đang bị phụ thuộc sinh lý với caffeine. “Còn nghiện là một tình trạng rối loạn não cực kỳ đặc biệt”, ông nói.

Nếu bạn được đánh giá là nghiện một thứ gì đó, bạn phải bất chấp mọi thứ để có được nó. “Phải có những hậu quả nghiệm trọng khi bạn đáp ứng nhu cầu sử dụng của bạn. Và bạn bất chấp những hậu quả đó để thực hiện hành vi tiếp tục sử dụng [chất gây nghiện]”, tiến sĩ Ball giải thích.

Điều này là thường thấy ở những người nghiện ma túy. Họ có thể bán nhà, bán cửa, thực hiện hành vi phạm pháp để lao vào những cuộc chơi điên cuồng với chất gây nghiện. Nhưng với cà phê thì không.

Khi thiếu vắng cà phê, chúng ta vẫn có thể kiểm soát được. Bạn không thể chỉ vì một cốc cà phê mà “làm tổn hại đến gia đình, bạn bè, công việc và các lợi ích khác”, tiến sĩ Ball nhấn mạnh. Đây chính là yếu tố quyết định để nói cà phê chỉ là sự phụ thuộc sinh lý, đừng nói nó có thể gây nghiện.

Khi thiếu vắng cà phê, chúng ta vẫn có thể kiểm soát được

Tiến sĩ John F. Kelly, một giáo sư tâm thần học tại Trường Y Harvard, cũng đồng tình với điều này. Ông nói rằng cà phê không gây độc và suy giảm chức năng tâm lý. “Nghiện được định nghĩa chủ yếu bằng hành vi tiếp tục sử dụng bất chấp hậu quả có hại. Còn caffeine thì không gây ra hậu quả có hại”, tiến sĩ Kelly nói.

Theo định nghĩa của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ tình trạng được gọi là nghiện phải xem xét đủ 4 yếu tố:

1. Những triệu chứng gì sẽ xảy ra khi bạn cắt khỏi nguồn cung [trong trường hợp này là cà phê]

2. Sức chịu đựng tăng tiến, phát triển theo thời gian

3. Sử dụng lại chất gây nghiện, ngay cả khi nó làm các vấn đề sức khỏe và tinh thần trầm trọng thêm

4. Những lần cai nghiện lặp đi lặp lại nhưng không bao giờ thành công

Đối với cà phê, yếu tố thứ 3 đang được các nhà khoa học tranh luận quyết liệt. Một số nhà nghiên cứu nói rằng nghiện cà phê là điều có thực. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho thấy một tỷ lệ nhỏ những người uống cà phê thực sự đáp ứng yếu tố này.

Một số người được nghiên cứu theo dõi thể hiện sự phụ thuộc quá lớn vào caffeine. Chẳng hạn như một người phụ nữ không thể làm việc khi cô không uống cà phê. Một người khác đã bỏ tiệc sinh nhật của con để kiếm cà phê. Và một phụ nữ mang thai đang trở dạ nhưng vẫn phải cố kiếm cho được một lon nước ngọt có caffeine.

Một số người thể hiện sự phụ thuộc quá lớn vào caffeine, nhưng đã đến mức nghiện chưa?

Liệu những trường hợp trên đã đáp ứng được định nghĩa “nghiện” của tiến sĩ Ball? Ông nói caffeine có cùng những đặc tính như nicotine, cocaine và methamphetamine. Tất cả các chất kích thích này có thể khiến bạn bị vướng vào tình trạng phụ thuộc sinh lý.

Bạn có thể trải qua một điều tương tự như cai nghiện nếu bạn ngừng uống cà phê. “Nhưng điều đó không thực sự giống để được gọi là nghiện, bởi vì bạn không có những hậu quả tiêu cực đáng kể. Bạn không để cà phê ảnh hưởng tới cả công việc, tình bạn và gia đình của mình”, ông nói.

Tham khảo Businessinsider, Vice

Tại sao cà phê lại gây nghiện?

Caffein làm tăng hàm lượng dopamine - chất truyền dẫn thần kinh có chức năng tạo cảm giác hưng phấn trong não, do đó, uống nhiều cà phê sẽ gây cảm giác lo lắng, bồn chồn. Thói quen uống cà phê nhiều lần trong ngày, nếu xét về mặt dược lý, hoàn toàn không có lợi, thậm chí có hại.

Chất kích thích trong cà phê là gì?

Caffeine là chất kích thích tự nhiên được tìm thấy trong cây trà, cà phê và cacao. Chúng hoạt động bằng cách kích thích não và hệ thần kinh trung ương, giúp con người tỉnh táo và ngăn ngừa sự mệt mỏi.

Caffeine khăn là gì?

Caffeine là một chất tự nhiên được tìm thấy trong hạt và lá của một số loại cây. Caffeine trong cà phê chủ yếu đến từ Coffea arabica, một loại cây bụi hoặc cây mọc ở các vùng cận nhiệt đới và xích đạo có độ cao trên thế giới. Caffeine khan được làm từ hạt và lá của cây cà phê. Từ “khan” có nghĩa “không có nước”.

Tác hại của caffeine là gì?

- Caffein có thể khiến cho hệ thần kinh trở nên hưng phấn hơn, kích thích máu lưu thông mạnh mẽ cho nên có thể tạo sức ép với tim mạch: Khó ngủ, mất ngủ, căng thẳng, lo lắng, tim đập mạnh và có thể gây tăng huyết áp. - Caffein gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: nôn nóng, sốt ruột, bất an, ù tai, chân tay run và ngất xỉu.

Chủ Đề