Tỷ lệ lợi nhuận gộp là gì

Lợi nhuận gộp là một từ ngữ thường được sử dụng trong mảng kinh tế, tài chính và thường xuất hiện trên các văn bản báo cáo kinh doanh của đơn vị, tổ chức kinh doanh. Bài viết sau đây sẽ giải thích cụ thể lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp là lợi nhuận mà công ty có được sau khi đã trừ đi các chi phí có liên quan đến việc sản xuất, buôn bán sản phẩm hoặc phần chí phí có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của công ty, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải quản lý vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả do đó lợi nhuận gộp sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan về thu nhập và là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra những kế hoạch, chiến lược để xây dựng và phát triển.

Lợi nhuận gộp có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì thông qua đó có thể đánh giá được hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng lao động và những nguồn vật tư của mình.

Như vậy qua nội dung trên đã giúp độc giả hiểu được lợi nhuận gộp là gì? và ý nghĩa của lợi nhuận gộp đối với doanh nghiệp.

Lợi nhuận gộp tiếng Anh là gì?

Lợi nhuận gộp tiếng Anh là Gross profit.

Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì?

Tỉ suất lợi nhuận gộp là một chỉ số được sử dụng để đánh giá mô hình kinh doanh và sức khỏe tài chính của công ty bằng cách tiết lộ số tiền còn lại từ doanh thu sau khi trừ đi giá vốn hàng bán.

Tỉ suất lợi nhuận gộp hay hệ số biên lợi nhuận gộp trong tiếng Anh là Gross Profit Margin.

Tỉ suất lợi nhuận gộp thường được tính bằng lợi nhuận gộp chia cho tổng doanh thu và có thể được gọi là tỉ lệ lãi gộp.

Công thức xác định và ý nghĩa

Tỉ suất lợi nhuận gộp  [%] = Lợi nhuận gộp / Doanh thu

Trong đó:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán [COGS]

Trong một số trường hợp, doanh thu được thay bằng doanh thu thuần và tỉ suất lợi nhuận gộp được tính bằng công thức:

Tỉ suất lợi nhuận gộp [%] = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần

Ví dụ Tỷ suất lợi nhuận gộp

Công ty XYZ kiếm được 40 triệu $ doanh thu từ sản xuất các vật dụng và phải gánh chịu 20 triệu $ trong chi phí giá vốn hàng bán.

Lợi nhuận gộp của XYZ là 40 – 20 = 20 triệu $

Tỉ suất lợi nhuận gộp hay tỉ lệ lãi của công ty lúc này là: 20/40 = 0,5 [50%]

Điều này đồng nghĩa với việc, trong 1 $ doanh thu của công ty XYZ có 0,5 $ lợi nhuận gộp.

Đặc điểm của lợi nhuận gộp

Nội dung trên đã giải thích được khái niệm lợi nhuận gộp là gì? ở nội dung này sẽ nêu một số đặc điểm của lợi nhuận gộp.

Lợi nhuận gộp giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả sử dụng lao động hoặc là vật liệu sản xuất từ đó có thể giảm thiểu được rủi do cho các nhà đầu tư. Số liệu ở đây chỉ xem xét chi phí biến đổi có nghĩa là chi phí biến động với mức đầu ra ví dụ như:

– Nguyên liệu dùng để sản xuất;

– Lao động trực tiếp;

– Hoa hồng cho nhân viên bán hàng;

– Mức phí thẻ tín dụng khi mua hàng của khách hàng;

– Thiết bị bao gồm cả khấu hao dựa trên thời gian sử dụng;

– Những tiện ích cho khu vực sản xuất;

– Chi phí vận chuyển hàng.

Cách tính lợi nhuận gộp như thế nào?

Doanh nghiệp khi muốn xác định được lợi nhuận gộp thì sẽ tính theo công thức là: lợi nhuận gộp bằng doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán.

Trong đó doanh thu là những khoản doanh thu bán hàng còn lại sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, những khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại,…

Giá vốn là toàn bộ những chi phí phải bỏ ra để tạo ra một sản phẩm. Giá vốn có liên quan đến quá trình bán hàng gồm có giá vốn hàng xuất kho, chi phí cho việc bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Sự hình thành của giá vốn bán hàng được phân biệt ở nhữn giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất.

Hệ số biên lợi nhuận gộp được tính bằng lợi nhuận gộp chia cho doanh thu thuần.

Trong đó doanh thu thuần sẽ bằng tổng doanh thu trừ đi chiết khấu khách hàng cộng với lãi và phụ cấp.

Thông qua chỉ số này sẽ biết được mỗi đồng doanh thu thu về sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Trên thị trường kinh doanh hiện nay để so sánh giữa các công ty cùng hoạt động trên một lĩnh vực vơi nhau thì cũng sử dụng hệ số biên lợi nhuận gộp để xác định độ thành công cũng như tiềm năng của mỗi doanh nghiệp.

Những doanh nghiệp có hệ số biên lợi nhuận càng cao thì số lãi ròng của doanh nghiệp sẽ càng lớn. Điều này đồng nghĩa với việc là doanh nghiệp đó có khả năng quản lý và kiểm soát chi phí tốt hơn so với doanh nghiệp khác cùng kinh doanh lĩnh vực đó.

Trên đây là nội dung bài về lợi nhuận gộp là gì? Đặc điểm và công thức để tính lợi nhuận gộp? Đây là vấn đề rất cần thiết mà các doanh nghiệp cần phải nắm được, nếu có vấn đề thắc mắc cần hỗ trợ tư vấn quý khách vui lòng liên hệ cho chúng tôi đến Tổng đài 19006557 để được tư vấn trực tiếp.

Lợi nhuận gộp là một chỉ số không thể thiếu trong các báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào chỉ số này, bạn sẽ nắm được toàn bộ tình hình kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ lợi nhuận gộp là gì dẫn đến việc kinh doanh kém hiệu quả. Trong bài viết sau đây, hãy cùng TIM SEN tìm hiểu tất tần tật những điều cần biết về lợi nhuận gộp: vì sao cần phải kiểm soát chỉ số này? cách tính lợi nhuận gộp như thế nào?

Phụ lục

  • Lợi nhuận gộp là gì?
  • Sự khác biệt cơ bản giữa lợi nhuận gộp và thu nhập ròng
  • Vì sao cần tính lợi nhuận gộp?
  • Lợi nhuận gộp phụ thuộc vào những yếu tố nào?
  • Hướng dẫn tính lợi nhuận gộp
    • Công thức tính lợi nhuận gộp
    • Cách tính lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp hay còn được gọi là lãi gộp có tên tiếng Anh là Gross Profit. Đây là tổng lợi nhuận mà công ty kiếm được sau khi trừ đi mọi chi phí liên quan đến sản xuất và bán sản phẩm hoặc các chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của công ty. Dựa vào chỉ số lợi nhuận gộp có thể xác định mức độ hiệu quả của các chiến lược kinh doanh, qua đó đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.

Giải thích khái niệm lợi nhuận gộp là gì?

Vậy thực chất lợi nhuận gộp là gì? Hiểu một cách đơn giản thì nó chính là lợi nhuận bán hàng hoặc tổng thu nhập của công ty khi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ nào đó.

Sự khác biệt cơ bản giữa lợi nhuận gộp và thu nhập ròng

Hiểu rõ lợi nhuận gộp là gì mới có thể phân biệt được với thu nhập ròng. Cụ thể, lợi nhuận gộp đề cập đến việc trừ đi chi phí biến đổi hoặc giá vốn sản phẩm ra khỏi doanh thu. Trong khi đó, thu nhập ròng sẽ trừ chi phí lãi vay và thuế ra khỏi mức thu nhập của công ty. 

Thu nhập ròng còn được gọi là “dòng dưới cùng” vì chỉ số này thường nằm ở dòng cuối cùng của bảng báo cáo thu nhập công ty. Người ta thường sử dụng chỉ số thu nhập ròng để đo lường lợi nhuận của một công ty/doanh nghiệp.

Vì sao cần tính lợi nhuận gộp?

Để hiểu rõ hơn lợi nhuận gộp là gì thì chúng ta cần biết vai trò của chỉ số này đối với hoạt động kinh doanh của một công ty/doanh nghiệp. Người ta dựa vào lợi nhuận gộp để đánh giá xem công ty hay doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hay không. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cách tính lợi nhuận gộp sao cho chính xác. Đặc biệt là những đối tượng tự kinh doanh, bán hàng tự do, họ sẽ không thể biết cách đo lường hiệu quả công việc bằng thông qua việc tính lợi nhuận gộp. Điều này khiến họ dễ bị rơi vào tình trạng nhầm lẫn giữa lãi và lỗ. Để không rơi vào tình trạng trên thì việc phân tích cũng như đánh giá kỹ lưỡng lợi nhuận gộp là điều cần thiết và nên làm.

Vai trò của chỉ số lợi nhuận gộp là gì?

Khi có được những chỉ số chính xác về lợi nhuận gộp, bạn có thể đo lường hiệu quả của các chiến lược kinh doanh. Từ đó kiểm soát được đâu là chi phí hợp lý, đâu là chi phí cần cắt giảm để thu về mức lợi nhuận cao hơn. 

Ngoài ra, với các công ty muốn mở rộng quy mô kinh doanh, lợi nhuận gộp chính là chỉ số đầu tiên mà các nhà đầu tư quan tâm. Thông qua những con số này, họ sẽ xác định được công ty đó có đang quản lý bán hàng hiệu quả hay không. Nếu kiểm soát tốt các chỉ số liên quan đến lợi nhuận gộp thì tỷ lệ các nhà đầu tư góp vốn vào công ty sẽ tăng cao. 

Lợi nhuận gộp phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Ngoài việc tìm hiểu lợi nhuận gộp là gì, các công ty/doanh nghiệp cần phải biết thêm những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này. Tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh cũng như phương thức sản xuất, giá trị của lợi nhuận gộp cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như:

  • Giá nguyên vật liệu thu mua thực tế [bao gồm cả chi phí vận chuyển];
  • Chi phí trả lương cho toàn bộ nhân công;
  • Lượng chi phí bị hao hụt trong quá trình sản xuất/cung cấp sản phẩm, dịch vụ;
  • Phí nhập kho và phí vận chuyển chế phẩm.
Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp

Hướng dẫn tính lợi nhuận gộp

Hiểu được lợi nhuận gộp là gì sẽ giúp chúng ta dễ dàng hình dung hơn về công thức cũng như cách tính lợi nhuận gộp. Cụ thể như sau:

Công thức tính lợi nhuận gộp

Công thức tính lợi nhuận gộp được xác định đó là:

  • Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn bán hàng [COGS]
Công thức tính lợi nhuận gộp là gì?

Cách tính lợi nhuận gộp

Có thể giải thích các chỉ số trong công thức trên cụ thể như sau:

  • Doanh thu thuần nghĩa là tổng doanh thu mà doanh nghiệp đạt được nhờ vào việc bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
    • Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu
  • Giá vốn bán hàng chính là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được sản phẩm. Bao gồm các chi phí như: mua nguyên vật liệu, sản xuất, kho hàng, quảng bá sản phẩm/dịch vụ, quản lý doanh nghiệp,…
  • Các khoản giảm trừ doanh thu là bao gồm các khoản thuế như: thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ và một số khoản chiết khấu, giảm giá, hàng đổi trả.

Ngoài ra, lợi nhuận gộp còn được sử dụng để tính toán tỉ suất lợi nhuận gộp.

    • Tỉ suất lợi nhuận gộp [%] = Lợi nhuận gộp / Doanh thu

Doanh nghiệp nào sở hữu hệ hệ số biên lợi nhuận càng lớn thì số lãi ròng của doanh nghiệp đó càng cao. Đây chính là bằng chứng cho thấy doanh nghiệp có khả năng quản lý, kiểm soát chi phí tốt và đang hoạt động hiệu quả.

Trên đây là toàn bộ những giải đáp chi tiết nhất về lợi nhuận gộp là gì và cách tính lợi nhuận gộp. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ tầm quan trọng của chỉ số lợi nhuận gộp. Mọi vấn đề cần hỗ trợ về kê khai thuế, báo cáo tài chính và các dịch vụ khác liên quan đến kế toán thuế hãy liên hệ ngay đến TIM SEN để được hỗ trợ một cách nhanh chóng và hiệu quả. 

Tỷ suất lợi nhuận gộp để làm gì?

Tỉ suất lợi nhuận gộp là một chỉ số được sử dụng để đánh giá mô hình kinh doanh và sức khỏe tài chính của công ty. Tỷ suất được thể hiện với đơn vị phần trăm. Cho biết các giá trị phản ánh trong lợi nhuận gộp và chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu.

Lợi nhuận lãi gộp là gì?

Lợi nhuận gộp [Gross profit] hay còn gọi là lãi gộp là chỉ số vô cùng quan trọng trong báo cáo kinh doanh thường kỳ của doanh nghiệp. Lợi nhuận gộp là tổng lợi nhuận mà công ty kiếm được sau khi trừ đi mọi chi phí liên quan đến sản xuất, bán sản phẩm hoặc chi phí cung cấp dịch vụ.

Gross Overall profit là gì?

Cũng có thể được gọi lợi nhuận bán hàng hoặc tổng thu nhập, lợi nhuận gộp xuất hiện trên báo cáo thu nhập của công ty và được tính bằng cách trừ đi giá vốn hàng bán [COGS] từ tổng doanh thu của bạn.

Tỷ lệ lãi ròng là gì?

Lợi nhuận ròng [lãi ròng] phần còn lại sau khi lấy tổng doanh thu bán hàng trừ đi tất cả các chi phí tạo ra sản phẩm và thuế thu nhập doanh nghiệp. Người quản trị phải luôn tìm cách tăng lợi nhuận ròng để doanh nghiệp phát triển và thu hút vốn đầu tư.

Chủ Đề