Hostc là gì

TP - Hôm nay, 8/8, HoSTC chính thức chuyển thành Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM, tên giao dịch quốc tế Hochiminh Stock Exchange [HOSE]. Điều mà các nhà đầu tư và các thành viên quan tâm nhất là bình mới, rượu có mới?

Sàn giao dịch của HOSE

Có quyền hơn

Nâng cấp lên Sở, HOSE sẽ là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình Cty TNHH một thành viên, hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp.

HOSE có nhiệm vụ tổ chức thị trường giao dịch cho chứng khoán của các tổ chức phát hành đủ điều kiện niêm yết tại Sở. Vốn điều lệ của HOSE là 1.000 tỷ đồng.

HOSE sẽ có con dấu riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại trong nước, nước ngoài, là đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính... Tính đến ngày trở thành HOSE, nơi đây có 111 tổ chức niêm yết và 49 CTCK thành viên.

Theo ông Trần Đắc Sinh, Giám đốc HOSE, có khá nhiều điểm khác biệt giữa HoSTC và HOSE. HOSE là cơ quan điều hành thị trường trực tiếp, nhưng lại hoạt động giống như doanh nghiệp.

HOSE có quyền đề ra quy định của mình để điều hành, giám sát thị trường, tổ chức niêm yết, các thành viên tham gia thị trường, thì phải chấp nhận những quy định của HOSE, nếu vi phạm sẽ bị phạt.

Trở thành sở giao dịch, những sự việc liên quan đến nhà đầu tư như: khiếu nại về giao dịch, công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, CTCK... của nhà đầu tư sẽ được HOSE xem xét ngay thay vì chuyển ra UBCKNN như trước.

Trong năm 2008, HOSE sẽ thực hiện giao dịch trực tuyến nhằm giúp các nhà đầu tư trong, ngoài nước tiếp cận và giao dịch thuận tiện, nhanh chóng hơn. HOSE có quyền cho phép hoặc đình chỉ, loại bỏ tư cách của các thành viên.

Cuối năm 2007, HOSE sẽ đưa phần mềm giao dịch tự động quốc tế v2o hoạt động để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của nhà đầu tư. Theo ông Trần Đắc Sinh, chậm nhất đến năm 2010, HOSE sẽ IPO.

Khi còn là HoSTC làm gì cũng phải xin, trình và đợi UBCKNN duyệt, nay sẽ được tự chủ hoàn toàn về tài chính, con người. Ông Sinh cho biết thêm: “Lâu nay HoSTC vẫn sống bằng ngân sách nhà nước.

Khi trở thành HOSE, chúng tôi sẽ tự trang trải bằng thu phí. Hiện nay HoSTC thu phí tổ chức niêm yết, phí thành viên [20 triệu đồng/năm], phí giao dịch hàng ngày [trung tâm thu lại 20% giá trị phí môi giới của các Cty niêm yết mỗi ngày, tiền bán bản tin Thị trường chứng khoán, phí dịch vụ tin học, tổ chức hội thảo, hội nghị...”.

Ông Sinh khẳng định, về mặt tổ chức, hoạt động, cơ chế... HOSE sẽ thay đổi khá nhiều so với khi còn là HoSTC. HOSE sẽ có mô hình ngày càng giống với các Sở giao dịch chứng khoán lớn trên thế giới. Tuy nhiên phương thức giao dịch khớp lệnh hiện nay vẫn chưa có gì thay đổi.

Sống bằng “bán” chỗ ngồi

Về việc có tăng hay đấu giá chỗ ngồi tại sàn và thu phí như thế nào, HOSE đang tính phương án giảm phí do số lượng thành viên ngày càng tăng. Năm 2006, HoSTC thu về khoảng 75 tỷ đồng từ việc “bán” chỗ ngồi trên sàn giao dịch, năm 2007 dự kiến thu được khoảng 150 tỷ đồng.

Theo ông Sinh thì ở các TTCK lớn đây là nguồn lợi rất lớn nhưng HOSE chủ trương thu hút thêm thành viên, giảm phí để các CTCK hoạt động tốt hơn, khách hàng được lợi.

Tại Thái Lan, Sở Giao dịch chứng khoán thu được 80 triệu đô la Mỹ/năm từ “bán” chỗ ngồi ở sàn, Singapore thu hơn 1 tỷ đô la Mỹ/năm. Sắp tới, HOSE sẽ nâng cấp hệ thống, trang thiết bị, phầm mềm... để tiến tới “giao dịch không sàn” và nhà đầu tư có thể giao dịch trực tuyến thực sự.

Hiện nay một vài CTCK thực hiện dịch vị giao dịch trực tuyến nhưng thực tế nhà đầu tư chỉ “trực tuyến” đến CTCK sau đó CTCK chuyển lệnh đến sàn cho đại diện giao dịch nhập lệnh vào hệ thống của HoSTC chứ chưa giao dịch trực tuyến hoàn toàn.

Khi trở thành Sở, HOSE sẽ có nhiều quyền hạn đối với các thành viên hơn, trong đó việc đề ra những quy định để giúp hoạt động tại HoSTC minh bạch, công bằng, hiện đại hơn là điều mà nhà đầu tư, thành viên của HOSE mong đợi nhất.

Nhiều nhà đầu tư đang hy vọng, HOSE sẽ thực sự là “bình mới rượu mới” để góp phần “cải thiện” chỉ số VN-Index chứ không chỉ “trống giong cờ mở” trong những ngày đầu rồi mọi chuyện lại “vẫn như cũ”.

Tuy nhiên do phải hoạt động dưới “bóng” cơ quan chủ quản là UBCKNN quá lâu [7 năm], để HOSE thật sự “lột xác” so với HoSTC không đơn giản chỉ là những tuyên bố, thay tên đổi họ...

Sàn Hose là gì? Đây là một trong nhiều thắc mắc của nhà đầu tư khi mới tham gia vào thị trường chứng khoán. Sàn Hose là sàn giao dịch chứng khoán được sử dụng giao dịch phổ biến tại Việt Nam? Vậy sàn Hose mang lại những chức năng gì? Cùng tìm hiểu phương thức giao dịch và quy định về sàn trực tuyến Hose.

Sàn Hose là gì? Phương thức giao dịch sàn trực tuyến Hose

Sàn Hose là một đơn vị trực thuộc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Sàn được thành lập vào tháng 7/2000. Sàn Hose là gì được trả lời một cách dễ hiểu chính là sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh với nhiệm vụ quản lý chứng khoán niêm yết tại Việt Nam. Đây là nơi trung gian phân phối các sản phẩm chứng khoán, giúp tiếp cận công chúng và huy động vốn thị trường thứ cấp.

Sàn hose là sở giao dịch chứng khoán tại Tp. Hồ Chí Minh

Sàn chứng khoán Hose có cơ chế hoạt động như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với số vốn điều lệ là 1000 tỷ. Hose là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất Việt Nam sở hữu các chức năng như sau:

  • Niêm yết chứng khoán doanh nghiệp trong nước dưới dạng VNĐ;
  • Là thị trường thứ cấp phát hành những trái phiếu hiện hữu;
  • Cung cấp mã chứng khoán cho doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam;
  • Phân phối chứng khoán cho các đại lý trong cả nước;
  • Thực hiện phát triển thị trường vốn, ban hành quy định, cấp giấy phép hoạt động và giấy phép niêm yết chứng khoán;
  • Cung cấp nền tảng đặt lệnh và khớp lệnh tự động cho thị trường chứng khoán;
  • Cập nhật giá và biến động thị trường chứng khoán mỗi ngày.

Ưu và nhược điểm của sàn giao dịch chứng khoán Hose

Sàn chứng khoán Hose là sàn giao dịch có quy mô lớn làm hài lòng phần lớn các nhà đầu tư. Vậy ưu và nhược điểm sàn giao dịch Hose là gì? 

Ưu điểm của sàn Hose

  • Hoạt động hợp pháp tại Việt Nam 
  • Sàn cam kết đảm bảo quyền lợi giao dịch;
  • Số lượng cổ phiếu niêm yết lớn, đảm bảo nhu cầu giao dịch tốt;
  • Cách thức mở tài khoản giao dịch diễn ra đơn giản.

Nhược điểm của sàn Hose

  • Khối lượng giao dịch tăng nên khiến hệ thống bị tắc nghẽn;
  • Sàn Hose tạm ngưng hoạt động gây thiệt hại cho nhà đầu tư;
  • Nền tảng công nghệ chưa đáp ứng nhu cầu giao dịch hiện nay.

Các lệnh giao dịch sàn chứng khoán Hose

Sàn giao dịch Hose hoạt động hoàn toàn hợp pháp tại Việt Nam thông qua ngân hàng BIDV. Khách hàng khi thực hiện giao dịch trên sàn chứng khoán cần hiểu rõ định nghĩa sàn Hose là gì để đảm bảo quyền lợi đầu tư. Thêm nữa, nhà đầu tư cần nắm vững các lệnh giao dịch quan trọng trên sàn Hose như sau:

Lệnh ATO

ATO là lệnh giao dịch tại mức giá mở cửa chỉ có tại sàn Hose. Lệnh ATO thường được ưu tiên hơn so với các lệnh khác trong cùng một thời điểm khớp lệnh. Nếu lệnh không được niêm yết sẽ tự động bị huỷ sau khi xác nhận giá mở cửa.

Lệnh sàn giao dịch ATO

Lệnh ATC

Tương tự như lệnh ATO nhưng khác nhau về thời điểm xác định mức giá khớp lệnh. Nếu lệnh ATO là khớp lệnh tại giá mở cửa thì lệnh ATC thực hiện khớp lệnh tại mức giá đóng cửa. Ngoài ra lệnh ATC được sử dụng trên cả hai sàn HSX và HNX.

Lệnh sàn giao dịch ATC

Lệnh giới hạn LO

Lệnh LO trong sàn giao dịch Hose có thể sử dụng để mua hoặc bán chứng khoán khi thị trường có mức giá tốt. Lệnh giới hạn LO sẽ kết thúc vào cuối ngày giao dịch hoặc khi nhà đầu tư chủ động huỷ bỏ.

Lệnh sàn giao dịch LO

Lệnh thị trường MP

Đây là lệnh tự động bán chứng khoán khi mức giá lên cao nhất và mua chứng khoán khi mức giá xuống thấp nhất. Lệnh thị trường MP chỉ thực hiện được trong khớp lệnh liên tục. 

Lệnh sàn giao dịch MP

Những phương thức giao dịch trên sàn giao dịch Hose

Mỗi lệnh giao dịch sẽ có những đặc điểm và cách hoạt động riêng khác nhau. Trong sàn giao dịch, phương thức giao dịch các lệnh thường thực hiện theo 3 khớp lệnh như sau:

  • Khớp lệnh định kỳ: Giao dịch được thực hiện dựa trên khớp lệnh mua và bán chứng khoán xác định tại cùng một thời điểm. Điều này tức là xác định lệnh bán giá đóng cửa và lệnh mua giá mở cửa trong phiên giao dịch;
  • Khớp lệnh thỏa thuận: Nhà đầu tư thực hiện thỏa thuận về điều kiện giao dịch, sau đó tiến hành nhận thông tin vào hệ thống;
  • Khớp lệnh liên tục: Thực hiện so sánh khớp lệnh bán và mua liên tục sau khi nhập vào hệ thống giao dịch chứng khoán. 

Phương thức giao dịch sàn Hose theo 3 khớp lệnh

Những quy định thời gian về sàn giao dịch chứng khoán Hose

Mỗi sàn chứng khoán sẽ có thời gian giao dịch khác nhau. Ngoài phương thức giao dịch, nhà đầu tư nên nắm rõ thời gian giao dịch sàn Hose là gì để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. 

Sàn giao dịch Hose thường mở cửa lúc 9h, đóng cửa lúc 15h và nghỉ trưa giữa phiên từ 11h30 – 13h. Sàn Hose làm việc giờ hành chính và nghỉ thứ 7, chủ nhật, nghỉ lễ theo quy định nhà nước.

Quy định về thời gian sàn Hose

Hơn nữa, đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng và ETF thời gian thực hiện phương thức giao dịch quy định cụ thể như sau: 

  • 9h – 9h25: Khớp lệnh định kỳ mở cửa;
  • 9h25 – 11h30: Khớp lệnh liên tục I;
  • 11h30 – 13h: Nghỉ giữa phiên;
  • 13h – 14h30: Khớp lệnh liên tục II;
  • 14h30 – 14h45: Khớp lệnh đóng cửa;
  • 14h45 – 15h: Giao dịch thỏa thuận.

Sàn Hose là một trong những sàn giao dịch chứng khoán uy tín, chất lượng và an toàn nhất tại Việt Nam. Những chia sẻ trong bài viết giúp nhà đầu tư hiểu rõ về định nghĩa sàn Hose là gì cùng những vấn đề liên quan trong thị trường chứng khoán. Từ đó giúp cho việc đầu tư chứng khoán diễn ra một cách thuận lợi nhất.  Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.

Chủ Đề