Tuyên ngôn độc lập thuộc phong cách ngôn ngữ(pcnn) nào:

Đọc hiểu - Đề số 56 - THPT

Đề bài

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập.Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh như thế nào? Hoàn cảnh ra đời giúp người đọc hiểu thêm điều gì về mục đích sáng tác của tác phẩm?

Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?

Câu 3. Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì? Chỉ ra những phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích?

Lời giải chi tiết

Câu 1.

- Đoạn trích trên thuộc văn bảnTuyên ngôn độc lậpcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Văn bản ra đời trong hoàn cảnh:

+ Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật đầu hàng đồng minh.

+ Ngày 19/08/1945, cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội. Ngày 26/08/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lạp, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc.

- Mục đích sáng tác:

+ Tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.

+ Khẳng định khát vọng độc lập, tự do và quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Câu 2.

Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu 3.

- Nội dung cơ bản của đoạn trích là: Khẳng định quyền được hưởng tự do , độc lập; sự thật đã được tự do độc lập và quyết tâm bảo vệ nền tự do, độc lập ấy của dân tộc Việt Nam.

- Những phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích:

+ Phép nối: Quan hệ từ và

+Phép lặp:Lặp lại cụm từTự do, độc lập

+ Phép thế:Dùng từ ngữ mang ý nghĩa thay thế ấy

Loigiaihay.com

Bài liên quan
  • Tuyên ngôn độc lập thuộc phong cách ngôn ngữ(pcnn) nào:

    Đọc hiểu - Đề số 57 - THPT

    Giải bài tập Đọc hiểu - Đề số 57, đề đọc hiểu dành cho học sinh lớp 10, 11, 12 và thi THPT Quốc gia

  • Tuyên ngôn độc lập thuộc phong cách ngôn ngữ(pcnn) nào:

    Đọc hiểu - Đề số 58 - THPT

    Giải bài tập Đọc hiểu - Đề số 58, đề đọc hiểu dành cho học sinh lớp 10, 11, 12 và thi THPT Quốc gia

  • Tuyên ngôn độc lập thuộc phong cách ngôn ngữ(pcnn) nào:

    Đọc hiểu - Đề số 59 - THPT

    Giải bài tập Đọc hiểu - Đề số 59, đề đọc hiểu dành cho học sinh lớp 10, 11, 12 và thi THPT Quốc gia

  • Tuyên ngôn độc lập thuộc phong cách ngôn ngữ(pcnn) nào:

    Đọc hiểu - Đề số 60 - THPT

    Giải bài tập Đọc hiểu - Đề số 60, đề đọc hiểu dành cho học sinh lớp 10, 11, 12 và thi THPT Quốc gia

  • Tuyên ngôn độc lập thuộc phong cách ngôn ngữ(pcnn) nào:

    Đọc hiểu - Đề số 61 - THPT

    Giải bài tập Đọc hiểu - Đề số 61, đề đọc hiểu dành cho học sinh lớp 10, 11, 12 và thi THPT Quốc gia

  • Tuyên ngôn độc lập thuộc phong cách ngôn ngữ(pcnn) nào:

    Các phương thức biểu đạt trong văn bản

    Xác định phương thức biểu đạt trong một văn bản là một trong những yêu cầu thường gặp trong phần đọc hiểu của đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn. Có 6 phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính - công vụ.

  • Tuyên ngôn độc lập thuộc phong cách ngôn ngữ(pcnn) nào:

    Các thao tác lập luận trong văn nghị luận

    Có 6 thao tác lập luận: 1/ Thao tác lập luận giải thích, 2/ Thao tác lập luận phân tích, 3/ Thao tác lập luận chứng minh, 4/ Thao tác lập luận so sánh, 5/ Thao tác lập luận bình luận, 6/ Thao tác lập luận bác bỏ

  • Tuyên ngôn độc lập thuộc phong cách ngôn ngữ(pcnn) nào:

    Một số phương tiện và phép liên kết trong văn bản

    Phương tiện liên kết là yếu tố ngôn ngữ được sử dụng nhằm làm bộc lộ mối dây liên lạc giữa các bộ phận có liên kết với nhau. Cách sử dụng những phương tiện liên kết cùng loại xét ở phương tiện cái biểu hiện được gọi là phép liên kết. Có các phép liên kết chính sau đây: phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép nghịch đối, phép nối.

  • Tuyên ngôn độc lập thuộc phong cách ngôn ngữ(pcnn) nào:

    Các biện pháp tu từ về từ thường gặp

    Các biện pháp tu từ về từ thường gặp là: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, nói giảm nói tránh, nói quá, tương phản, liệt kê, chơi chữ.