Tài liệu về thang đo Likert

Thang đo Likert là một loại thang đo được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong các phiếu khảo sát hoặc thăm dò ý kiến về một vấn đề nào đó. Vậy cụ thể, thang đo Likert là gì, ứng dụng và cách chạy thang đo này trong phần mềm thống kê SPSSnhư thế nào? Ngay bây giờ, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết các vấn đề trên trong bài viết sau đây nhé.

1. Thang đo Likert là gì?

  • 1. Thang đo Likert là gì?
  • 2. Cách chạy SPSS thang đo Likert
    • 2.1. Trường hợp 1: Dữ liệu thuộc 1 câu hỏi đơn
    • 2.2. Trường hợp 2: Dữ liệu thuộc 1 nhóm nhiều câu hỏi 
  • 3. Ứng dụng thang đo Likert

Tài liệu về thang đo Likert

Thang đo Likert là gì

Thang đo Likert (tên Tiếng Anh: Likert Scale) là một công cụ đo lường mức độ cảm nhận, ý kiến của đối tượng tham gia khảo sát đối với một vấn đề cụ thể. Các sự lựa chọn ở câu trả lời theo mức độ thường được mã hoá bằng các số theo thứ tự tăng dần (1;2;3;…).

Có 2 thang đo Likert thường được sử dụng:

Thang đo Likert 5 mức độ

Thang đo Likert 5 (hay thang đo Likert 5 điểm) cung cấp năm tùy chọn khác nhau theo mức độ tăng hoặc giảm dần trong các sự lựa chọn.

  • Ưu điểm:
    • Đơn giản trong quá trình xây dựng và tạo câu trả lời.
    • Phù hợp với các thống kê có phạm vi chọn mẫu lớn.
    • Phù hợp với bảng khảo sát có nhiều câu trả lời theo dạng mức độ. 
    • Thời gian thống kê, phân tích và đánh giá kết quả dữ liệu nhanh.
    • Người trả lời dễ lựa chọn,  tăng tỷ lệ phản hồi.
  • Nhược điểm:
    • Không thể đo lường nhiều mức độ cảm nhận, ý kiến của người trả lời.
    • Kết quả thống kê có thể chưa chính xác và đầy đủ.
  • Ví dụ:
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
1 2 3 4 5

Thang đo Likert 7 mức độ

Khác với Likert 5, thang đo Likert 7 mức độ (thang đo Likert 7 điểm) đem đến nhiều sự lựa chọn hơn, cụ thể là 7 tùy chọn khác nhau theo mức độ tăng dần hoặc giảm dần..

  • Ưu điểm:
    • Phản ánh tốt hơn quan điểm hoặc thái độ của người trả lời.
    • Cung cấp nhiều điểm dữ liệu phục vụ cho việc chạy thông tin.
    • Phù hợp với các thống kê phân tích, nghiên cứu chuyên sâu.
    • Kết quả thống kê dữ liệu có độ chính xác và khách quan cao.
  • Nhược điểm:
    • Người trả lời cần nhiều thời gian để quyết định sự lựa chọn.
    • Khi có quá nhiều câu hỏi mức độ và nhiều lựa chọn, câu trả lời sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các câu hỏi trước đó.
  • Ví dụ:
Hoàn toàn không đồng ý Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý Hoàn toàn đồng ý
1 2 3 4 5 6 7

Bên cạnh hai thang đo Likert 5 và 7 mức độ, còn có các loại thang đo Likert khác như: thang đo Likert 3 điểm, 4 điểm, 6 điểm hay 9 điểm,… tùy theo nhu cầu của người dùng và loại dữ liệu thống kê.

2. Cách chạy SPSS thang đo Likert

Tài liệu về thang đo Likert

Cách chạy thang đo Likert trong SPSS

Hiện nay, phần mềm SPSS đã cung cấp các tính năng hỗ trợ người dùng thống kê và phân tích dữ liệu thuộc thang đo Likert.

Chính vì vậy, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách chạy thang đo Likert trong SPSS ở 2 trường hợp cụ thể cho bạn dễ theo dõi và thực hiện.

2.1. Trường hợp 1: Dữ liệu thuộc 1 câu hỏi đơn

Sau khi đã mở file dữ liệu trong SPSS, ví dụ bạn cần phân tích dữ liệu từ thang đo Likert 5 điểm cho câu hỏi “Bạn có thích đi xem phim không?”, hãy thực hiện theo 4 bước sau đây:

Bước 1: Trong thanh công cụ chính của SPSS, vào Analyze → Descriptive Statistics, chọn Frequencies.

Tài liệu về thang đo Likert

Chọn Frequencies từ Analyze

Trên màn hình xuất hiện hộp thoại Frequencies như ảnh bên dưới.

Tài liệu về thang đo Likert

Hộp thoại Frequencies

Bước 2: Nhấp vào biến cần thống kê vào ô Variable(s). Sau đó, chọn mục Statistics…

Tài liệu về thang đo Likert

Chọn biến cần thống kê

Bước 3: Trong hộp thoại Frequencies: Statistics, đánh dấu vào các mục cần thống kê. Cụ thể:

  • Tại ô Central Tendency, chọn:
    • Mean 
    • Median 
    • Mode
  • Tại ô Dispersion, chọn:
    • Std. Deviation
    • Minimum 
    • Maximum 

Bấm Continue để tiếp tục.

Tài liệu về thang đo Likert

Đánh dấu vào các yếu tố thích hợp cần biểu diễn dữ liệu 

Bước 4: Chọn OK để hoàn tất.

Tài liệu về thang đo Likert

Chọn OK để hoàn tất

Kết quả sẽ nhận được gồm 2 bảng như sau:

Tài liệu về thang đo Likert

Bảng kết quả thống kê các lựa chọn

Trong đó:

  • Bảng 1 phân tích các giá trị của biến: Valid (tổng số mẫu trả lời), Missing (số câu trả lời bị bỏ qua), Mean (giá trị trung bình), Median (trung vị), Mode (yếu vị), Std. Deviation (độ lệch chuẩn), Maximum (giá trị lớn nhất) và Minimum (giá trị nhỏ nhất).
  • Bảng 2 thể hiện các giá trị: Frequency (tần số), Percent (tỷ lệ phần trăm), Valid Percent (phần trăm các mẫu trả lời), Cumulative percent (phần trăm lũy tiến) của từng mức độ. 

Công việc xử lý số liệu SPSS yêu cầu người dùng phải hiểu biết các kiến thức, kỹ năng phân tích, thống kê để thao tác trên phần mềm. Do vậy có thể mất rất nhiều thời gian để thực hiện. Chính vì thế, bạn có thể tham khảo Dịch vụ hỗ trợ SPSS của đơn vị Tri Thức Cộng Đồng. Với 15 năm kinh nghiệm chắc chắn sẽ giúp bạn xử lý các số liệu một cách hiệu quả, nhanh gọn với mức giá vô cùng phải chăng.

2.2. Trường hợp 2: Dữ liệu thuộc 1 nhóm nhiều câu hỏi 

Ở trường hợp này, chúng tôi có bảng dữ liệu mẫu “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả làm AGM nhóm”, cần tiến hành phân tích theo 3 bước sau:

Bước 1: Trong menu chính vào Analyze → Descriptive Statistics, chọn Descriptives.

Tài liệu về thang đo Likert

Chọn Descriptives từ Analyze

Bước 2: Trong hộp thoại Descriptives, đưa các biến cần thống kê vào hộp Variable(s) bên phải. Sau đó chọn Options… như trong ảnh.

Tài liệu về thang đo Likert

Đưa các biến cần thống kê vào hộp Variables

Bước 3: Tương tự như trường hợp 1, bạn hãy đánh dấu vào các ô giá trị mà mình muốn phân tích dữ liệu như ảnh dưới.

Tài liệu về thang đo Likert

Đánh dấu vào các ô giá trị cần phân tích dữ liệu

Sau đó chọn Continue để tiếp tục.

Tài liệu về thang đo Likert

Chọn Continue 

Bước 3: Cuối cùng nhấp OK để hoàn tất các thao tác.

Tài liệu về thang đo Likert

Chọn OK để hoàn thành

Bảng kết quả thống kê nhận được như sau:

Tài liệu về thang đo Likert

Bảng kết quả thống kê theo nhiều biến

Trong đó, ý nghĩa các giá trị thống kê ở các biến được hiểu như sau: 

(dưới đây là ví dụ mẫu đối với biến “Tôi thấy làm ASM thú vị”)

  • Cột N: Số lượng mẫu trả lời
  • Cột Minimum: Giá trị nhỏ nhất (nghĩa là trong 55 câu trả lời thì mức 3 điểm là mức lựa chọn thấp nhất trong tổng số.)
  • Cột Maximum: Giá trị lớn nhất (trong 55 câu trả lời thì mức 5 điểm là mức lựa chọn cao nhất trong tổng số.)
  • Cột Mean: Giá trị trung bình (3.7273 có thể hiểu là mặt bằng chung người trả lời đều đánh giá ở mức trên trung bình)
  • Cột Std. Deviation: độ lệch chuẩn (0.62226 là mức độ dao động của các biến xung quanh giá trị trung bình, giá trị càng lớn thì quan điểm của người trả lời càng khác nhau.)

Phần mềm SPSS bên cạnh việc hỗ trợ người dùng xử lý số liệu dạng thang đo Likert, còn là công cụ giúp định dạng, phân tích dữ liệu vô cùng nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm thời gian. Nếu bạn chưa biết các thao tác xử lý dữ liệu trên SPSS, hãy tìm hiểu chi tiết và đầy đủ thông tin tại bài viết: Hướng dẫn cách chạy SPSS toàn tập.

3. Ứng dụng thang đo Likert

Tài liệu về thang đo Likert

Ứng dụng thang đo Likert

Thang đo Likert là công cụ nghiên cứu định lượng được sử dụng phổ biến trong các cuộc khảo sát, đánh giá. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu và chi tiết về suy nghĩ, quan điểm hay cảm nhận của một nhóm đối tượng về một chủ đề cụ thể, thì thang đo Likert là sự lựa chọn tốt nhất.

Dưới đây là 6 trường hợp tiêu biểu có thể dùng thang đo Likert trong bảng câu hỏi khảo sát ý kiến:

  • Tìm hiểu mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ, sản phẩm đã sử dụng.
  • Nghiên cứu hành vi, sở thích hoặc thói quen mua sắm của người tiêu dùng.
  • Thu thập ý kiến của nhân viên về các quy định, chính sách của công ty.
  • Đánh giá mức độ quan tâm đến sản phẩm tiềm năng, sắp ra mắt của doanh nghiệp, tổ chức.
  • Đo lường trải nghiệm của người tham dự về một sự kiện, chương trình được tổ chức.
  • Khám phá tâm lý và lối sống của một nhóm đối tượng khảo sát cụ thể phục vụ cho mục đích nghiên cứu chuyên sâu.

Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã giới thiệu chi tiết về thang đo Likert, cách sử dụng và các bước chạy dữ liệu của thang đo Likert trong phần mềm SPSS. Mong rằng những chia sẻ trên là nguồn thông tin hữu ích hỗ trợ bạn trong học tập cũng như công việc một cách hiệu quả nhất.

Trường mầm non Bảo An Đồng Hới

http://loans-cash.net