So sánh kíp đồng và kíp nhôm

Do cơ cấu kích nổ khác nhau giữa đạn pháo, đạn súng cối và các chủng mìn nên tốc độ truyền nổ chênh lệch nhau đáng kể, thông thường tốc độ truyền nổ dao động từ 2000-8000m/s. Do đâu mà hỗn hợp nổ lại có sự khác nhau lớn về tốc độ truyền nổ như vậy? Yếu tố ảnh hưởng chính ở đây là thành phần hóa học trong hỗn hợp nổ và năng lượng mồi nổ.

Ở đạn pháo, đạn súng cối hỗn hợp nổ TNT được kích nổ bằng ngòi nổ(có 1 số chủng ngòi nổ như nổ tức thì, nổ chậm, ngòi TV, ngòi quán tính.....). Ở các chủng mìn cơ cấu kích nổ bằng kíp thường hoặc kíp điện. Vật liệu làm kíp nổ có thể là đồng, nhôm, giấy. Nếu không phải ngòi TV hay kíp điện thì việc kích nổ đều cần ngoại lực(chạm nổ ở đạn pháo, đạn cối và đè nổ vướng nổ ở mìn).

Khi khối thuốc nổ bị kích họat tạo ra vụ nổ. Vụ nổ là là một quá trình phản ứng hóa học, biến đổi làm tăng lên đột ngột của một loạt hợp chất (thành phần trong chất nổ), tạo thành thể tích lớn hơn rất nhiều lần thể tích ban đầu (tới hơn 15.000 lần).Hiện tượng này diễn ra trong nano giây dẫn đến sự vượt áp phá vỏ thép bọc ngoài, đồng thời giải phóng ra năng lượng cực lớn và nhiệt độ rất cao.

Vận tốc nổ là sóng chấn động truyền xuyên qua khối thuốc nổ gọi tắt là sóng nổ. Đơn vị để tính tốc độ sóng nổ là m/s.

Chúng ta nhận thấy một điều rõ ràng là ở quả đạn pháo, đạn súng cối có tốc độ truyền nổ nhanh hơn rất nhiều với các loại mìn do lượng thuốc nổ trong ngòi nổ thường lớn hơn trong kíp nổ. Thông thường để kích nổ khối thuốc nổ TNT thì phải cần kíp 6 trở lên(kích cỡ kíp nổ có từ 1-10 nhưng kíp thông dụng là 6,8,10).

Nếu như trong quả đạn pháo, đạn súng cối và các loại mìn có cùng hỗn hợp nổ TNT nhưng do được kích nổ khác nhau nên sóng nổ khác nhau, chúng có tốc độ dao động từ 4700-7000m/s.

Còn tiếp.

longtrec: Áp suất nổ là đại lượng vật lý thể hiện cường độ, thành phần lực tác động vuông góc lên bề mặt một đơn vị diện tích hỗn hợp nổ ví dụ TNT. Thông thường hỗn hợp nổ TNT được nén lại để nhồi trong đạn pháo, đạn súng cối, mìm có trọng lượng 75g-200g và 400g. Áp suất nói chung và áp suất nổ nói giêng được thể hiện dưới công thức :

P=F/S

- P : Áp suất, -S: Diện tích bề mặt -F: Áp lực.

Để tăng áp suất vụ nổ nhất thiết phải tăng áp lực(F) tác dụng lên bề mặt hỗn hợp nổ và giảm diện tích bề mặt(S).Diện tích bề mặt hỗn hợp bị tác động càng nhỏ thì áp suất nổ càng lớn điều này lý giải tại sao trong quả đạn pháo hay đạn cối thuốc nổ thường được nén thành bánh.

Để phá vỡ vỏ thép, vỏ hợp kim gang ở đạn pháo, đạn cối từ đó tạo ra hành nghìn mảnh nhỏ nhất thiết phải cần 1 áp suất nổ đủ lớn, tất nhiên là lớn hơn rất nhiều với các loại mìn.

G.K_Zhukov: Trước tiên phải viết rõ là cháu rất cảm ơn chú rất nhiều về sự khai trí những kiến thức quân sự :) Đặt câu đố của chú làm chủ đề, cháu nghĩ có 3 phương pháp : Quan sát viên, Kinh nghiệm thực tiễn, Khoa học ( Vật lý hạt nhân ). _ Quan sát viên : gồm bên BC TT, phóng viên QĐ có điều kiện thuận lợi để tiếp cận các thử nghiệm, diễn tập, tài liệu tt. _ Kinh nghiệm thực tiễn : số lượng đông nhất với mọi tầng lớp từ thường dân đến ng lính, trãi nghiệm trực tiếp từ nghe tiếng đạn pháo, tên lửa rít gió lao đến sau đó nghe - thấy - cảm nhận tất cả. Phương pháp thụ động này ít tốn kém, không kén chọn người và hiệu quả nhất nhưng cần rất nhiều sự may mắn để ... thưởng thức 8). Cháu nghĩ chú TrầnPhu341 sau 2 giây chấn tĩnh từ pp này để xác định hỏa lực nổ từ đạn pháo. _ Khoa học : đi bằng con đường này gian lao nhất, rất kén người và nếu tiếp tục đi sẽ trở thành nhà Vật lý hạt nhân.

Trong 1 chuyến công tác, tại 1 điểm dừng chân toàn đội triển khai bố trí nghỉ ngơi. Cháu được may mắn mắc võng kế đội trưởng, thấy Đt mắc võng rất khác cánh lính mới nên hỏi tại sao chú lại mắc như thế, chú trả lời đấy là kiểu mắc để khi bị tấn công ( nghe tiến đạn đến ) chỉ cần kéo nhẹ là có thể thu võng lao xuông hố cá nhân. Đọc các kn từ các bác ccb cũng thấy các bác đúc kết kn nghe nhận biết đạn pháo từ âm thanh trừ M79 nổ rồi mới biết.

Nói thật với chú, đối với cánh ngoại đạo với quân khí như chúng cháu, nếu kêu dùng Đó chính là sự khác nhau ở áp suất nổ và tốc độ nổ để xác định mìn pháo thì .... po tay toàn tập rùi ;D. Đọc loạt bài của chú lại muốn nghiên cứu thêm về trận đánh khách sạn caravelle của biệt động thành mới chết chứ :D

Chào sức khỏe và chiến thắng !

longtrec: Trích dẫn

Nói thật với chú, đối với cánh ngoại đạo với quân khí như chúng cháu, nếu kêu dùng Đó chính là sự khác nhau ở áp suất nổ và tốc độ nổ để xác định mìn pháo thì .... po tay toàn tập rùi . Đọc loạt bài của chú lại muốn nghiên cứu thêm về trận đánh khách sạn caravelle của biệt động thành mới chết chứ

Thực tế trên chiến trường người lính thường dựa vào kinh nhiệm của bản thân, của các lớp lính đàn anh truyền lại mà phân biệt đâu là mìn nổ, đâu là tiếng pháo bắn.Bản năng sinh tồn giúp người lính mới chỉ sau 1 vài trận đã trở thành chiến binh dày dạn.

Trận đầu tiên của tôi khi ngồi hầm cóc dưới làn đạn 130mm khủng khiếp thế nào, nghe đạn rít mà sợ hãi làm sao nhưng chỉ sau vài trận đã biết đạn nó đang nhằm mình hay nó tránh mình ;D

Năm 1984 có một đoàn xe chở lính mới tăng cường cho sư 347 chạy qua khu vực đv tôi đóng quân(đường 4B Đồng đăng -Thất khê) thì bị TQ dùng cối 82mm,100mm bắn. Hơn 10 người lính trẻ hy sinh tại chỗ. Chính mắt tôi nhìn thấy 1 người lính mới dùng tay bới đất giữa 2 khe đá để chui vào tránh đạn. Khi hết trận pháo, gọi thế nào chú lính kia cũng không chui ra, chỉ đến khi người sỹ quan chỉ huy phải rút súng bắn thị uy thì người lính mới chấp hành . Bản năng sinh tồn của con người giúp người ta làm những việc phi thường mà trong điều kiện bình thường họ không thể thực hiện được, chuyện phân biệt tiếng mìn, tiếng pháo cũng như đoán định được đạn pháo xa gần nằm trong phần bản năng sinh tồn của người lính.