Phương pháp đánh giá định tính giáo dục sức khỏe

33% found this document useful (3 votes)

6K views

29 pages

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

DOCX, PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

33% found this document useful (3 votes)

6K views29 pages

Bài 4- phương tiện phương pháp TTGDSK

Jump to Page

You are on page 1of 29

Bai 5. CÁC PHƯƠNG PHÁPTRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHOẺ

Phương pháp truyền thông là hình thức (hay là cách) mà người làm TT - GDSK thực hiện để truyền tải nội dung cần truyền đạt đến đối tượng trong một chương trìnhgiáo dục sức khoẻ tại một cộng đồng.Có 3 phương pháp: Trực tiếp, gián tiếp và kết hợp

1. Truyền thông gián tiếp1.1. Khái niệm

- TT - GDSK gián tiếp là phương pháp mà người làm công tác TT - GDSK không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng được giáo dục, các nội dung (hay thông điệp)được chuyển tải đến đối tượng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như:Đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, báo và các tạp chí...hoặc qua các phương tiệntrực quan như: Pano, khẩu hiệu, áp phích, tranh lật, tranh gấp, mô hình và các hiệnvật... - Phương pháp gián tiếp hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũngnhư ở nước ta. Phương pháp này có hiệu quả cao khi cần cung cấp, phổ biến một cáchcó hệ thống các kiến thức thông thường về bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho quảng đạiquần chúng nhân dân.

1.2. Ưu điểm

- Nội dung thông tin cần truyền đạt mang tính thống nhất, tin cậy. - Thông tin cần truyền đạt đến được nhiều nhóm đối tượng. - Thông tin có khả năng truyền nhanh, nhạy, rộng khắp có thể trong một tỉnh,một quốc gia và thậm chí là cho toàn cầu. - Các nội dung cần truyền tải luôn được nhắc lại và củng cố thường xuyên. - Có khả năng tạo ra dư luận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thay đổi hành vi - Tạo ra một kiến thức cơ bản để cộng đồng tìm hiểu và quan tâm trước tớinhững chủ đề hay nội dung mà người truyền thông sẽ tiến hành tiếp sau bằng phương pháp trực tiếp.

- Khi không có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để thực hiện bằng phương pháp trực tiếp thì người làm TT - GDSK nên áp dụng phương pháp này để truyền tảinhữg nội dung cần cung cấp cho cộng đồng.

1.3. Nhược điểm

- Do thông tin cung cấp cho quảng đại quần chúng nên không có tính đặc thù cho một số nhóm đối tượng. - Phương pháp này đòi hỏi phải có phương tiện, trang thiết bị như: Đài phátthanh, vô tuyến truyền hình… - Phải có người có kỹ thuật để vận hành các phương tiện. - Phải xây dựng kế hoạch chặt chẽ, kết hợp với chính quyền, các ban, ngành,đoàn thể để đưa chương trình được phát vào thời gian hợp lý. - Phương pháp này chỉ có khả năng cung cấp kiến thức, rất khó thu thập đượcthông tin phản hồi từ đối tượng. - Phương pháp này khó có thể giúp cho đối tượng thay đổi hành vi - Phương pháp này nếu không được thử nghiệm trước sẽ bị sai lệch và có thểgây ảnh hưởng đến những đối tượng không phải là đối tượng đích (người lớn cần biếtnhưng trẻ em thì không cần).Ví dụ: Thông báo trên vô tuyến truyền hình và cả đài truyền thanh Quốc gia vềmột vụ dịch cúm gà tại huyện A, tỉnh B thì thông tin đó được phủ sóng trên phạm vicả nước nghĩa là nếu có phương tiện thu hình hoặc thu tiếng thì người dân có thể tiếpcận được với thông tin. Vì vậy phương pháp này vẫn được áp dụng rộng rãi và đượcxem là biện pháp chủ yếu để cung cấp thông tin cũng như kiến thức cho ngườidân.Tuy nhiên không phải tất cả nhân dân trong cả nước đã biết về vụ dịch này, vìkhông phải địa phương nào trong nước ta cũng có điện, xã nào cũng có hệ thốngtruyền thanh, gia đình nào cũng có vô tuyến truyền hình và nếu có cũng chưa chắcnhững người xem vô tuyến truyền hình hay nghe đài đã hiểu vì họ không biết tiếng phổ thông…

2. Truyền thông trực tiếp2.1. Khái niệm

- Phương pháp trực tiếp là hình thức trao đổi trực tiếp giữa người với người bằng lời nói và có thể được hỗ trợ bằng các phương tiện trực quan: Tranh ảnh, môhình, hiện vật… - Các hình thức trực tiếp: Khuyên bảo, thảo luận nhóm, trình diễn, hội họp...

2.2. Ưu điểm

- Nội dung cần truyền đạt phù hợp với từng đối tượng hay nhóm đối tượng

.

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, người thực hiện TT - GDSK (còn gọi làtruyền thông viên) có thể nhận biết được đối tượng đã tiếp thu đươc các nội dung nhưthế nào? Trên cơ sở đó truyền thông viên có thể thay đổi, điều chỉnh về nội dung, cáchtruyền đạt cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của đối tượng. - Truyền thông viên có thể thu nhận được thông tin phản hồi từ đối tượng. - Phương pháp này có giá trị quyết định đến sự thay đổi hành vi của đối tượng

2.3. Nhược điểm

- Phương pháp trực tiếp chỉ có thể tiếp cận với một hay một nhóm đối tượng - Phương pháp trực tiếp đòi hỏi phải có đủ nhân lực (bao gồm cả số lượng,kiến thức và kỹ năng) mới đáp ứng được nhu cầu, hay nói cách khác: Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào người thực hiện truyền thông. Ví dụ: Khi hướng dẫn cho một nhóm phụ nữ từ 25 đến 30 tuổi về cách sử dụngcác biện pháp tránh thai. Người truyền thông đưa cho đối tượng xem các hiện vật để tránh thai như baocao su, thuốc tránh thai... sau khi giới thiệu ưu, nhược điểm, cách sử dụng của từng biện pháp thì người truyền thông có thể phỏng vấn đối tượng để họ tự trả lời về việchọ thích dùng biện pháp nào hoặc họ còn băn khoăn gì thì người truyền thông có thểtư vấn thêm để đối tượng đủ độ tin cậy về quyết định của mình.

3. Kết hợp phương pháp trực tiếp va gián tiếp

Trong thực tế mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm của nó, cho nênviệc kết hợp cả 2 phương pháp để bổ xung, hỗ trợ cho nhau thì sẽ đạt được kết quả caonhất.Vì thế khi thực hiện một chương trình TT - GDSK không chỉ đơn giản là sử dụng phương pháp trực tiếp hay gián tiếp, nếu lập kế hoạch tốt sẽ bao gồm cả việc lựa chọn

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Phương pháp đánh giá định tính giáo dục sức khỏe