Luật xử lý người thứ ba

Dư luận đang xôn xao việc một nữ diễn viên công khai chung sống như vợ chồng với một người đàn ông đã có gia đình.Vậy theo quy định, hành vi này có thể bị xử phạt thế nào?

Thế nào là chung sống như vợ chồng?

Chung sống như vợ chồng theo khoản 1 Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 là việc:

- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc;

- Người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ.

Bên cạnh đó, việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc: Có con chung; Được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng; Có tài sản chung; Đã được gia đình, cơ quan… giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó… (Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC).

Hành vi chung sống như vợ chồng là một trong những hành vi mà Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nghiêm cấm. Theo đó, việc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có vợ (chưa ly hôn) là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.

Luật xử lý người thứ ba

Công khai là người thứ ba mức phạt như thế nào? (Ảnh minh họa)  

Chung sống như vợ chồng - Phạt tới 3 triệu đồng

Tùy theo mức độ vi phạm mà người vi phạm chế độ chế độ hôn nhân một vợ, một chồng sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 67/2015/NĐ-CP, người chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ thì có thể bị phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng.

Nếu để xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 182 Bộ luật Hình sự.

>> Ngoại tình đến mức nào thì bị đi tù?

Hậu Nguyễn

Khi vợ hoặc chồng của bạn có hành vi ngoại tình với một người khác khi đang trong quan hệ hôn nhân với bạn thì bạn có thể tố cáo hành vi của người thứ ba đang ngoại tình với vợ/chồng của bạn tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy viết đơn tố cáo người thứ ba như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo hướng dẫn viết đơn tố cáo người thứ ba trong bài viết dưới đây của ACC. 

Luật xử lý người thứ ba

1. Hành vi xen chân của người thứ 3 vào hôn nhân của người khác có vi phạm pháp luật

Tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: 

“2. Cấm các hành vi sau đây:

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;…“

Trong trường hợp vi phạm thì người thứ ba sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP như sau:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
  • Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;…..

Nếu hành vi chen chân của người thứ ba có đủ các yếu tố cấu thành tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung) thì sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

– Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

  • Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
  • Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————-

… , ngày … tháng … năm …

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi: (1)……………………………

Họ và tên người tố cáo: (2) ………………………………………………………………………….

Địa chỉ: (3)…………………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: (4)…………………………………………………………………………………………………….

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu:………………….Ngày cấp:………………….Nơi cấp:………………(5)

Người bị tố cáo: (6)…………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ:(7)……………………………………………………………………………………………………………

Tố cáo về việc: (8)

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

Nội dung tố cáo: (9)

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

Yêu cầu tố cáo: (10)

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

Tôi cam đoan những nội dung trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết theo đúng quy định pháp luật.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Danh mục tài liệu, chứng cứ đính kèm (11)

– ………………………………………

– ………………………………………

– ………………………………………

NGƯỜI TỐ CÁO (12)

(Chữ ký hoặc điểm chỉ)

Họ và tên

Hướng dẫn viết đơn tố cáo:

(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. 

– Nếu là Cơ quan/Tổ chức cấp huyện, thì cần ghi rõ Cơ quan/Tổ chức nào thuộc tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Công an nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), 

– Nếu là Cơ quan/Tổ chức cấp tỉnh thì cần ghi rõ Cơ quan/Tổ chức tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Công an nhân dân tỉnh H).

(2) Ghi họ, tên của người tố cáo. Nếu là người được ủy quyền tố cáo thì ghi rõ tên cá nhân ủy quyền.

(3) Ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H) của người tố cáo tại thời điểm tố cáo.

(4) Ghi rõ số điện thoại có thể liên lạc được với người tố cáo.

(5) Ghi rõ các thông tin theo CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân. 

Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

(6) (7) Ghi tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo.

(8) Tên hành vi trái pháp luật. Ví dụ: Anh A đã có hành vi đe dọa giết người đối với tôi. 

(9) Ghi tóm tắt nội dung tố cáo (tóm tắt sự việc, hành vi vi phạm, xâm phạm quyền và lợi ích gì, gây ra thiệt hại gì); ghi rõ cơ sở pháp lý xác định hành vi vi phạm và yêu cầu giải quyết tố cáo.

(10) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn tố cáo gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự.

(11) Người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp người tố cáo không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn tố cáo, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn tố cáo.

3. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố cáo người thứ ba

Theo quy định tại Điều 83 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện và Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 83 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP  thẩm quyền lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này thuộc về công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã, công chức Phòng Tư pháp cấp huyện.

Theo khoản 2 Điều 145, khoản 3 Điều 146 và khoản 2 Điều 481 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận đơn tố cáo người thứ ba đối với hành vi xâm phạm chế độ một vợ, một chồng là:

  • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;
  • Cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
  • Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an

Như vậy, dựa vào thẩm quyền nêu trên, người tố cáo có thể gửi đơn tố cáo người thứ ba đến UBND cấp xã, Phòng tư pháp cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện, Công an xã, phường thị, trấn, Đồn Công an và Cơ quan điều tra.

4. Thời hạn giải quyết đơn tố cáo người thứ ba

Thời hạn giải quyết đơn tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo 2018 (sửa đổi, bổ sung) như sau:

  • Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
  • Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
  • Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

Thời hạn giải quyết đơn tố cáo nếu nộp tại cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc công an xã thì theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung) như sau:

  • Căn cứ vào quy định tại khoản 3, 4 Điều 481 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.
  • Đối với tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố thì phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo. Trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.

Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn của ACC gửi đến bạn đọc về cách viết đơn tố cáo người thứ ba. Nếu bạn đọc còn có các thắc mắc khác về vấn đề này hoặc cần một dịch vụ pháp lý uy tín hỗ trợ bạn thực hiện việc tố cáo người thứ ba, hãy liên hệ ACC qua HOTLINE 1900 3330 để nhận được hỗ trợ kịp thời và chính xác của chúng tôi.