Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng vietcombank 2023

Theo dự báo của chuyên gia, "cơn sốt" lãi suất tiết kiệm sẽ còn kéo dài từ nay cho đến hết năm 2022 và kéo dài đến cuối năm 2023. Mặt bằng lãi suất cho vay có thể tăng khoảng 1-1,5% từ nay đến cuối năm 2022.

Lãi suất tăng "nóng"

Lãi suất huy động tiếp tục tăng trong thời gian tới là dự báo chung của nhiều công ty chứng khoán. Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm có thể tăng thêm 0,3-0,5 điểm phần trăm trong nửa cuối năm nay. Còn Công ty Chứng khoán Vietcombank dự báo cả năm lãi suất sẽ tăng thêm 1-1,5% điểm phần trăm.

Còn theo số liệu công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối tháng 6, lãi suất tiền gửi bình quân kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại các ngân hàng thương mại ở mức 3,3-3,6%/năm, tăng 0,1 điểm % so với cuối năm 2021. Tương tự, lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng đạt 5,1-5,9%/năm, tăng 0,2 điểm %; kỳ hạn trên 12 tháng đến 24 tháng phổ biến ở mức 5,4-6,6%/năm, tăng 0,1 điểm % và tiền gửi kỳ hạn trên 24 tháng là 6,3-6,7%/năm, tăng 0,2 điểm %.

Báo cáo tại buổi làm việc với đoàn công tác của Quốc hội, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ đảm bảo thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng được đảm bảo.

Trong bối cảnh chịu áp lực lớn từ việc tăng mạnh lãi suất của các nước trên thế giới, mặt bằng lãi suất cho vay trong nước chỉ tăng tương đối nhẹ do nhu cầu tín dụng tăng cao nhằm đáp ứng quá trình phục hồi. 

Dù vậy, trong thời gian tới, những khó khăn đối với việc điều hành chính sách tiền tệ, trong đó có chính sách lãi suất đã hiện rõ. 

"Với vấn đề lãi suất, nếu giảm lãi suất hoặc giữ mặt bằng lãi suất ổn định trong khi lãi suất thế giới cao thì nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch về nơi lãi suất cao, khi đó sẽ áp lực đến tỷ giá, đồng VND sẽ mất giá...", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay.

Chuẩn bị cho việc nới room

Trao đổi với VnBusiness, giám đốc khối khách hàng cá nhân một ngân hàng cổ phần lớn tại Hà Nội cho rằng, lãi suất huy động có xu hướng tăng trong thời gian qua chủ yếu là do 2 yếu tố: Sự phục hồi của nền kinh tế hậu đại dịch và những tác động của lạm phát.

Mặc dù, thị trường đang phát đi những tín hiệu tích cực hơn đối với lãi suất như áp lực lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt khi giá xăng dầu đang giảm nhanh trở lại, tăng trưởng kinh tế năm 2022 vẫn tích cực… Nhưng yếu tố tạo áp lực tăng vẫn nhiều hơn.

Thị trường dự báo tới đây hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn, vì thế nhu cầu vốn sẽ nhiều lên. Do vậy các ngân hàng liên tục chạy đua lãi suất huy động, để thu hút được dòng vốn nhàn rỗi trên thị trường. Chưa kể cuối năm hoặc đầu năm sau có khả năng kênh bất động sản ấm lại, khi đó ngân hàng phải cạnh tranh thu hút vốn với kênh này và kênh chứng khoán.

Vấn đề nữa là chênh lệch huy động vốn - tín dụng đang xu hướng mở rộng nên không dễ được cải thiện trong ngắn hạn. Câu hỏi đặt ra là liệu đây có phải là dấu hiệu cho một cuộc đua tăng lãi suất trong thời gian tới? 

Lãnh đạo một số ngân hàng cùng cho rằng xu hướng tăng lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, nhưng sẽ khó tăng cao do còn liên quan đến hạn mức tăng tín dụng được cấp cũng như tỉ lệ lạm phát. 

“Hiện room tín dụng với bất động sản, chứng khoán được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ nên khó có khả năng lãi suất sẽ "bùng" lên mạnh”, lãnh đạo một ngân hàng nói. Đồng thời cho biết, tại ngân hàng này ngay từ đầu tháng 8 tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động ở một số kỳ hạn dài để chuẩn bị nguồn vốn cho vay ngay trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng vào cuối năm. Đồng thời, từ đầu năm đến nay, tăng trưởng tín dụng khoảng 9,4% nhưng tăng trưởng huy động vốn chỉ khoảng 4,51% - tốc độ huy động vốn khá thấp nên lãi suất huy động đẩy lên để kích thích người gửi tiền, bảo đảm thanh khoản dồi dào.

Cho rằng lãi suất "tăng nóng" tại các ngân hàng thương mại có thể diễn ra mạnh từ nay cho tới cuối năm và kéo dài sang năm 2023, song theo TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, Ngân hàng Nhà nước nên giữ nguyên chính sách điều hành như hiện tại ít nhất đến hết quý III/2022. 

Phải sau 9 tháng, khi bức tranh về tỷ giá, lạm phát, động thái của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) rõ ràng hơn, Ngân hàng Nhà nước có thể đưa ra quyết sách mới về chính sách tiền tệ nói chung và lãi suất nói riêng, trong quý IV/2022.

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Lãi suất tiền gửi tiết kiệm thường bằng đồng VND tại quầy, lĩnh lãi cuối kỳ tại các ngân hàng thương mại trong ngày đầu tháng 9/2022 tiếp tục cho thấy xu hướng tăng so với cùng kỳ tháng 8/2022, với mức tăng từ 0,1 – 0,95% tùy kỳ hạn được khảo sát và tùy từng ngân hàng.

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng vietcombank 2023

Hình minh họa - Nguồn: Internet

Khảo sát nhanh được Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ (thitruongtaichinhtiente.vn) thực hiện trên website của các ngân hàng: Vietcombank, BIDV, SCB, BacABank, NCB, SeABank, VIB, VPBank, Techcombank, MB, ACB, Sacombank, VietABank, HDBank, TPBank, KienlongBank, Nam A Bank… trong ngày đầu tháng 9/2022 cho thấy, lãi suất tiết kiệm tại tiếp tục được một số ngân hàng điều chỉnh tăng so với cùng kỳ tháng 8/2022.

So với cùng kỳ tháng 8/2022, biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm (lãi suất huy động) tại các NHTM có vốn nhà nước (Vietcombank, BIDV…) duy trì ổn định ở tất cả các kỳ hạn được khảo sát (6 tháng, 12 tháng, 24 tháng).

Tuy nhiên, trái ngược với sự ổn định ở khối NHTM có vốn nhà nước, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại khối NHTM cổ phần tiếp tục xu hướng tăng đã được thiết lập kể từ đầu năm 2022 đến nay.

Biểu lãi suất tiết kiệm tại quầy bằng đồng VND mới nhất tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho thấy, lãi suất huy động tại một số được kỳ hạn được khảo sát đã điều chỉnh tăng thêm 0,2%/năm so với cùng kỳ tháng 8/2022, cụ thể: lãi suất kỳ hạn 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng đều tăng thêm 0,2%/năm; qua đó lần lượt niêm yết tại 5,4%/năm, 6,0%/năm, 6,4%/năm;

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng điều chỉnh lãi suất tăng thêm 0,1% tại một số kỳ hạn. Cụ thể, đối với gói Tài lộc, khách hàng ưu tiên hạng I và I Plus khi gửi số tiền từ 500 triệu đồng trở lên tại kỳ hạn 6 tháng sẽ được hưởng lãi suất tiết kiệm tăng thêm 0,1% so với trước đó, lên 6,1%/năm…; hay với gói “Chọn sống mới, trọn chất tôi”, ACB cũng tăng thêm 0,1 điểm % lãi suất tại nhiều kỳ hạn, ví như ở kỳ hạn 6 tháng, khách hàng gửi số tiền dưới 500 triệu đồng sẽ được hưởng lãi suất 6,1%/năm và 6,2%/năm với tiền gửi trên 500 triệu đồng, tăng 0,1%.

Hay tại Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank), các kỳ hạn ngắn từ 1-5 tháng, lãi suất huy động được điều chỉnh tăng thêm 0,1% lên mức 4%/năm; với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất huy động tăng thêm 0,15% lên 6,5%/năm; các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, lãi suất cũng được điều chỉnh tăng thêm 0,1% lên 6,9 - 7%/năm, tùy từng kỳ hạn.

Đáng lưu ý, biểu lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã có những điều chỉnh tăng rất mạnh, với mức tăng từ 0,2 – 0,95% tùy theo từng kỳ hạn. Tại kỳ hạn 3 tháng, lãi suất tiết kiệm tăng 0,2% lên 3,8%; tại kỳ hạn 6 tháng lãi suất tiết kiệm tăng 0,43% lên 5,3%; kỳ hạn 12 tháng tăng 0,53% lên 6,1%; kỳ hạn 24 tháng tăng 0,95% lên 6,7%/năm…

Theo biểu lãi suất, SCB tiếp tục là một trong những ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất thị trường, với lãi suất huy động tại các kỳ hạn 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng đều niêm yết ở mức 7,3%/năm.

Trong số các ngân hàng được khảo sát, Kienlongbank cũng ghi nhận lãi suất lên tới 7,3%/năm cho kỳ hạn 36 tháng.

Hay Techcombank, cũng dành mức lãi suất huy động cho kỳ hạn 12 tháng lên tới 7,1%/năm. Tuy nhiên, để đạt được mức lãi suất này, khách hàng phải có mức tiền gửi từ 999 tỷ đồng trở lên và khách hàng cam kết không được tất toán trước hạn.

Trong một phân tích gần đây, Công ty Chứng khoán SSI đánh giá, do chênh lệch tăng trưởng tín dụng - tiền gửi hiện ở mức cao và tiền gửi từ Kho bạc Nhà nước có thể không còn dồi dào, nếu đầu tư công bắt đầu được đẩy mạnh. Do đó, áp lực tăng lãi suất huy động trong nửa cuối năm 2022 là hiện hữu, nếu hạn mức tín dụng được nới.

Bên cạnh đó, một số ngân hàng cũng sẽ có nhu cầu tăng vốn dài hạn, do mức trần tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn sẽ được điều chỉnh từ 37% xuống 34% và cho vay dài hạn có thể là động lực tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm 2022.

Với các phân tích đó, các chuyên gia của SSI dự báo: “lãi suất huy động có thể tăng thêm 50-70 điểm cơ bản sau khi nới hạn mức tăng trưởng tín dụng. Cả năm 2022, lãi suất huy động có thể tăng 1-1,5%”.

THỐNG KÊ LÃI SUẤT TIẾT KIỆM THÁNG 9/2022 TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG
(Đơn vị tính: %/năm)