Gửi tin nhắn đến sdt có link như thế nào năm 2024

Bạn có thể trả lời trực tiếp một tin nhắn cụ thể. Câu trả lời trực tiếp trích dẫn tin nhắn mà bạn đang trả lời. Tính năng này giữ cho cuộc hội thoại sôi nổi vẫn ngăn nắp bằng cách chỉ rõ câu trả lời nào liên quan đến tin nhắn nào.

Gửi tin nhắn đến sdt có link như thế nào năm 2024

  1. Mở ứng dụng Tin nhắn
    Gửi tin nhắn đến sdt có link như thế nào năm 2024
    trên iPhone của bạn.
  2. Vuốt sang phải trên bong bóng tin nhắn mà bạn muốn trả lời.
  3. Nhập tin nhắn của bạn, sau đó chạm vào
    Gửi tin nhắn đến sdt có link như thế nào năm 2024
    .
  4. Để quay lại cuộc hội thoại chính, hãy chạm vào nền mờ.

Chạm và giữ một tin nhắn để tương tác bằng Tapback như ngón cái trỏ lên hoặc hình trái tim.

Nếu bạn đang trả lời trong một cuộc hội thoại nhóm và bạn không muốn mọi người đọc tin nhắn của mình, hãy bắt đầu một cuộc hội thoại mới với người mà bạn muốn trả lời.

Những ngày gần đây, một loạt thuê bao VinaPhone và Viettel đều nhận được tin nhắn đến từ tên người gửi "Tinh 1 Dem" hoặc "gai***" với những nội dung mời chào kèm theo đường link truy cập vào một trang web lạ.

Anh T.N.L, ngụ quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết cả anh và vợ mình đều nhận được tin nhắn mời chào này. Tương tự, anh Nguyễn Văn Phúc, ngụ huyện Thanh Trì (Hà Nội) bức xúc chia sẻ khi nửa đêm nhận được tin nhắn mời chào tham gia.

Anh Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) - chuyên gia bảo mật tại dự án chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, đây là trang nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Anh Hiếu chia sẻ, sau khi truy cập, trang web lừa đảo có thể yêu cầu người dùng cung cấp tên đăng nhập, tài khoản ngân hàng hoặc các thông tin như OTP để chiếm đoạt tài sản.

Gửi tin nhắn đến sdt có link như thế nào năm 2024

Nhiều người nhận được tin nhắn spam với nội dung mời chào click vào đường link lạ.

Anh Hiếu cũng cho biết dự án đã chặn đường link "Tinh 1 Dem" và thường xuyên chặn khóa các trang tương tự, nhưng các nhóm lừa đảo liên tục tạo ra các đường link mới, cùng các dạng tin nhắn mới để dẫn dụ người dùng.

Chẳng hạn, dạng tin nhắn lừa đảo tương tự trước đây đến từ tên người gửi "Sacombank" "TPBank" với nội dung yêu cầu người dùng truy cập trang web để hủy giao dịch hoặc cập nhật mật khẩu tài khoản ngân hàng.

Kiểm tra thuê bao nhận SMS, đại diện nhà mạng VinaPhone cho biết dạng tin nhắn lừa đảo này không xuất phát từ hệ thống của các tổ chức tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp viễn thông mà do kẻ xấu phát tán thông qua các thiết bị phát sóng di động giả mạo (IMSI Catcher/SMS Broadcaster).

Các thiết bị này được mua bán, sử dụng trái phép để phát tán tin nhắn rác lừa đảo người dùng không thông qua mạng viễn thông di động. Tin nhắn thường được thay đổi thông tin nguồn gửi thành dạng tên để tạo lòng tin và nội dung chứa đường link tới trang web lừa đảo.

Gửi tin nhắn đến sdt có link như thế nào năm 2024

Dự án chongluadao.vn đã kiểm tra và cảnh báo rất nhiều trang web lừa đảo. (Ảnh chụp màn hình)

Đại diện Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng khuyến cáo người dân cảnh giác, không truy cập các đường link, tên miền lạ gửi qua tin nhắn. Nếu đã cung cấp thông tin, người dùng hãy đặt lại toàn bộ mật khẩu của các tài khoản ứng dụng đang sử dụng để bảo vệ mình.

Theo thống kê 9 tháng đầu năm 2022, tổng đài 5656 (tổng đài tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua tin nhắn của Bộ Thông tin và Truyền thông do Cục An toàn thông tin quản lý, vận hành) đã tiếp nhận 202.949 lượt phản ánh.

Theo đó, có 25.476 lượt phản ánh tin nhắn rác; số lượt phản ánh cuộc gọi rác là 177.473, trong đó phản ánh về cuộc gọi đòi nợ, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo chiếm 12,5%. Số tin nhắn rác đã chặn 458,7 triệu tin, tăng 67,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Do nắm giữ các dữ liệu và thông tin quan trọng, smartphone tiếp tục là đích nhắm của tội phạm mạng trong năm 2022, đặc biệt là hình thức gửi các mã độc, link độc từ đó chiếm dụng thông tin, chiếm đoạt tài khoản ngân hàng.

Gửi tin nhắn đến sdt có link như thế nào năm 2024
Đường link lừa đảo gửi qua tin nhắn điện thoại khiến bác sĩ Vương mất toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân hàng. Ảnh: PV

Lừa đảo qua mã độc, link độc nở rộ

Ngày 15.11, khi đang làm việc tại bệnh viện, bác sĩ Trần Vương (Lục Nam, Bắc Giang) nhận được tin nhắn từ số điện thoại 05289xxxxx với nội dung: “[T.B] BHXH :Ong(Ba) da du d!eu k!en tu quy ho tro BHTN. Bam vao www.movnb.icu de lay. QUA HAN SE KH0NG_DUOC CHAP NHAN!”.

Do thời gian đó cũng đang làm thủ tục để nhận tiền hỗ trợ bảo hiểm cho lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên vị bác sĩ không nghi ngờ gì và bấm theo link trên thì được dẫn đến trang mạng có giao diện giống ngân hàng mà anh đang sử dụng.

Sau đó, anh Vương điền thông tin mật khẩu, mã OTP tài khoản ngân hàng theo hướng dẫn thì bị mất hết sạch toàn bộ số tiền 8 triệu đồng trong tài khoản.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam khẳng định, các tin nhắn, cuộc gọi trên là của đối tượng lừa đảo, lợi dụng thông tin về chính sách hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, nhằm mục đích xuất, hoặc lấy thông tin cá nhân, chuyển dụng tiền từ tài khoản cá nhân.

Gửi tin nhắn đến sdt có link như thế nào năm 2024
Tin nhắn chứa mã độc mà bác sĩ Vương nhận được ngày 15.11. Ảnh: NVCC.

Trường hợp bị lừa qua các tin nhắn có mã độc, đường link độc như bác sĩ Vương không phải là chuyện hiếm ở Việt Nam thời gian gần đây. Các đường link giả mạo ngân hàng, giả mạo ví điện tử hay các tổ chức khác để lấy thông tin người dùng, chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng vẫn liên tục được cảnh báo thời gian vừa qua.

Theo đại diện công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 21 trên thế giới về các vụ tấn công lừa đảo qua mạng với 673.743 cuộc tấn công được ghi nhận năm 2020.

Theo dự báo mới đây của Kaspersky, thiết bị di động sẽ tiếp tục là mục tiêu của các cuộc tấn công tinh vi, lừa đảo trên diện rộng vào năm 2022.

“Điện thoại trữ một lượng lớn thông tin có giá trị, do đó hacker rất khó lòng bỏ qua mảng này”, dự báo của Kaspersky nêu.

Xử lý thế nào?

Trung tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo hiện có một số trang web giả mạo thông tin các tổ chức nhà nước để lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng.

Trung tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (NCSC) đề nghị người dùng Internet khi phát hiện hoặc nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo trực tuyến có thể chủ động thông báo, cảnh báo cho Trung tâm tại địa chỉ: https://canhbao.ncsc.gov.vn.

NCSC cũng khuyến nghị người dùng Internet cần nâng cao cảnh giác để bảo vệ mình và người thân trước những nguy cơ lừa đảo đang ngày càng gia tăng. Các thủ đoạn lừa đảo thường thấy gồm: Giả mạo thông tin của tổ chức y tế, giả mạo trang web liên quan đến COVID-19, lừa đảo liên quan đến nhu yếu phẩm thiết yếu bán lẻ, đến hoạt động từ thiện, hoạt động đầu tư…

Gửi tin nhắn đến sdt có link như thế nào năm 2024
Trang giả mạo ví Momo, lừa đảo chiếm đoạt tài khoản của người dùng.

Đại diện ví điện tử MoMo cho biết, đơn vị này cùng các ngân hàng khác vẫn không ngừng khuyến cáo người dùng cẩn thận khi nhận được tin nhắn, email, cuộc gọi,... yêu cầu cung cấp thông tin về mật khẩu, mã xác thực của tài khoản.

“Trong mọi trường hợp, MoMo khuyến cáo người dùng không đăng nhập link lạ, không cung cấp mật khẩu, OTP cho bất kỳ ai, kể cả người thân, không đăng nhập tài khoản MoMo (bằng mật khẩu và OTP) trên bất kỳ trang web và nền tảng lạ nào”, đại diện ví điện tử MoMo cho biết.

Theo chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu, trong trường hợp nếu nhỡ tay nhấp vào liên kết link lừa đảo, mã độc thì người dùng trước hết cần quét hệ thống để tìm phần mềm độc hại hoặc thay đổi thông tin đăng nhập sau đó gọi ngay lên các ngân hàng, tổ chức, công ty đang bị là mục tiêu của lừa đảo để báo cáo và được tư vấn bảo vệ kịp thời.

Nhận diện mã độc, link độc

Thông thường, kẻ xấu sẽ mạo danh một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân nào đó mà người dùng tin tưởng để gửi tin nhắn hoặc email lừa đảo chứa mã độc, link độc. Do vậy, cần kiểm tra thật kỹ số điện thoại/địa chỉ email gửi đến, tránh trường hợp bị lừa bởi một số điện thoại/địa chỉ giả có cấu trúc gần giống địa chỉ thật.

Đồng thời đề cao cảnh giác nếu nội dung tin nhắn gửi đến có liên quan đến việc xác minh, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, thông báo về việc trúng thưởng hoặc về việc giao nhận một bưu gửi hay món tiền.

Ngoài ra, người dùng cũng cần cảnh giác với các tập tin được đính kèm trong tin nhắn/email. Điều này là cần thiết ngay cả khi những tệp đính kèm này có đuôi file dưới dạng những tập tin phổ biến như .pdf, .doc hay .xls. Rất có thể, ẩn chứa trong những file đính kèm kia là những chương trình được cài cắm nhằm tự động tải mã độc về máy của người sử dụng hoặc dẫn đến một đường link độc.