Môi trường nông thôn là gì năm 2024

Nông thôn Việt Nam từ trước được mệnh danh là những vùng quê thanh bình, yên ả, sạch sẽ là nơi đáng để sống nhất. Thế nhưng đến bây giờ thì định nghĩa đó đã mất đi một số phần chính xác làm cho mọi người chán dần cuộc sống nơi đây. Ô nhiễm môi trường chính là điểm trừ cho các vùng nông thôn Việt Nam.

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện trạng này là do thiếu ý thức bảo vệ môi trường, môi trường ở nông thôn không có các phương thức sản xuất theo đúng quy định về môi trường mới dẫn đến môi trường ở đây ngày càng đi xuống.

Môi trường nông thôn là gì năm 2024

Phân loại rác thải ở nông thôn:

  • Rác thải rắn

Ở những vùng nông thôn, lượng rác thải xả ra mỗi ngày có số lượng rất lớn và đều là rác thải rắn. Các rác thải đó được sản sinh ra từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như sau các vụ lúa thì rơm rạ thường được bà con để luôn ngoài đồng. Ngày trước khi chưa sử dụng bếp ga, bếp điện phổ biến như hiện nay thì vấn đề sử dụng rơm rạ để làm chất đốt lầ chính.

Các hộ sau khi gặt lúa xong sẽ phơi rơm rạ rồi đánh thành đống rơm to sau nhà dùng cho việc thổi nấu vì thế rơm rạ được giữ lại gọn gàng không làm ảnh hưởng gì đến môi trường. Thế nhưng bây giờ thì sao? Cuộc sống trở nên hiện đại hơn người dân cũng sử dụng cho mình những vật dụng tiện lợi hơn, bếp ga thay thế dần bếp củi, bếp rơm rạ. Vì thế cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa thì rơm rạ lại được đốt ngay lập tức. Những ngọn lửa do rơm rạ còn tươi nó không có được ngọn lửa ca, to vì thế sản sinh ra rất nhiều khói làn tỏa khắp cánh đồng và cả trong làng gây rất nhiều tác hại như gây khó thở cho các hộ dân trong làng, làm mất tầm nhìn cho xe cộ lưu thông qua các khu vực này và tác hại lớn nhất đó chính là nó góp một phần “không nhỏ” cho ô nhiễm không khí.

  • Rác thải công nghiệp
    Môi trường nông thôn là gì năm 2024

Nói đến cánh đồng chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến những mảnh ruộng thẳng cánh cò bay, với những làn lúa xanh mơn mởn, một bầu không khí thật trong lành nhưng những thứ đó chỉ còn trong thơ ca, kỉ niệm với những ai đã từng sống ở nông thôn. Bây giờ mọi thứ đã khác, hầu như những dòng sông, những cánh đồng đều đã bị ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải nông nghiệp chính là phân bón, thuốc trừ sâu. Phân bón có nhiều chất kích thích tăng trưởng cho cây lúa nhưng bên cạnh nó thì nó lại làm mất dần chất dinh dưỡng vốn có từ trong đất, làm cho đất nhanh bạc màu, cằn cỗi. Thuốc trừ sâu còn độc hại hơn nó chính là nguyên nhân dẫn đến số lượng lớn sinh vật sống dưới nước chết dần còn lại số lượng không đáng kể. Cá tôm cua bây giời hầu như không còn tồn tại trên những cánh đồng, những dòng sông nước nữa thay vào đó là những dòng nước đen ngòm, bốc mùi và rác thải vứt ven bờ thì nằm ngả nghiêng. Sẽ không còn những câu hát về những dịp tắm sông mò cua bắt ốc nữa mà cũng chẳng còn lại gì để bắt nữa. Hàng năm cơ quan chính quyền cũng có những chương trình thả các để cân bằng lạ môi trường nhưng số con còn sống lại rất ít, sông quá nhiều chất độc khiến cho cá, tôm cua ăn phải cũng không sống được lâu.

Xem thêm: Xử lí khí thải bãi rác
  • Chất thải từ chăn nuôi gia xúc, gia cầm
    Môi trường nông thôn là gì năm 2024

Ở vùng nông thôn nhu cầu thực phẩm tăng cao, chăn nuôi gia súc gia cầm những số lượng lớn. Có trường hợp cả xóm đều kinh doanh chăn nuôi nuôi gà, lợn theo phong cách công nghiệp. Chất thải từ các trang trại chăn nuôi rất khủng khiếp. Tiếp xúc lâu trong bầu không khí ô nhiễm độc hại như thế rẫt dễ bệnh. Chính vi thế các cơ quan chức năng cần có nhiều thông tin, các phương pháp để hướng dẫn bà con xử lí chất thải chăn nuôi sao cho hợp lí và hiệu quả nhất. Cần có nhiều biện pháp xử phạt để mọi người cố ý thức xây dựng một môi trường xanh- sạch- đẹp hơn.

Xin được hỏi, việc bảo vệ môi trường nông thôn được quy định như thế nào vậy ạ? Xin hỗ trợ theo quy định mới.

Trả lời:

Theo Điều 58 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ môi trường nông thôn như sau:

- Yêu cầu về bảo vệ môi trường nông thôn được quy định như sau:

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, chế biến phải phù hợp với quy hoạch, tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh; chất thải phải được thu gom, tái sử dụng, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;

+ Cụm dân cư nông thôn phải có hệ thống thoát nước và biện pháp xử lý nước thải phù hợp; điểm tập kết chất thải phải được bố trí hợp lý; không chăn, thả động vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng; khuyến khích hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường;

+ Cảnh quan, cây xanh, ao hồ, hệ sinh thái nước mặt; nguồn nước phải được giữ gìn, bảo vệ, phục hồi và cải tạo;

+ Chất thải phát sinh trên địa bàn nông thôn phải được quản lý theo quy định của pháp luật; chất thải sinh hoạt hữu cơ, chất thải từ chăn nuôi, chế biến và phụ phẩm nông nghiệp phải được thu hồi, tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu sản xuất;

+ Chất lượng môi trường nông thôn phải được theo dõi, đánh giá; khu vực ô nhiễm phải được xác định, khoanh vùng, xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường và thực hiện biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường.

- Trách nhiệm bảo vệ môi trường nông thôn được quy định như sau:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thống kê và quản lý các loại chất thải sinh hoạt, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát sinh trên địa bàn; tổ chức hoạt động giữ gìn vệ sinh, cải tạo cảnh quan nông thôn; quy định về hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường trên địa bàn nông thôn;

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bảo đảm tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường theo quy hoạch được phê duyệt; quản lý công tác thu gom và xử lý chất thải quy mô cấp huyện; đầu tư, nâng cấp hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn; tổ chức theo dõi, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường; khoanh vùng, xử lý, cải tạo, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường tại các điểm, khu vực ô nhiễm trên địa bàn nông thôn;

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, bố trí nguồn lực thực hiện nội dung về bảo vệ môi trường nông thôn; chỉ đạo, tổ chức việc xử lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn nông thôn; ban hành, hướng dẫn áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động xử lý chất thải, xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường nông thôn;

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung, tiêu chí về bảo vệ môi trường nông thôn, biện pháp thu gom và xử lý chất thải phù hợp, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, khắc phục ô nhiễm, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường nông thôn;

+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, đề án, dự án, cơ chế, chính sách phát triển nông thôn gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;

+ Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí về bảo vệ môi trường trong xây dựng và phát triển nông thôn.

Hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề

Xin hỏi, theo quy định mới thì đối với làng nghề phải có những hạ tầng bảo vệ môi trường nào?

Trả lời:

Theo Khoản 1 Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ môi trường làng nghề như sau:

Làng nghề phải có phương án bảo vệ môi trường, có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường và hạ tầng bảo vệ môi trường. Hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề bao gồm:

- Có hệ thống thu gom nước thải, nước mưa bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của làng nghề;

- Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung (nếu có) bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;

- Có điểm tập kết chất thải rắn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường; khu xử lý chất thải rắn (nếu có) bảo đảm quy định về quản lý chất thải rắn hoặc có phương án vận chuyển chất thải rắn đến khu xử lý chất thải rắn nằm ngoài địa bàn.

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường gồm những nội dung nào?

Xin được hỏi, báo cáo công tác bảo vệ môi trường gồm có những nội dung nào? Mong được hỗ trợ sớm.

Trả lời:

Khoản 2 Điều 118 Luật bảo vệ môi trường 2020 có quy định như sau:

2. Nội dung chính của báo cáo công tác bảo vệ môi trường bao gồm:

  1. Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường đất, nước, không khí; di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học;
  1. Bối cảnh chung kinh tế - xã hội và các tác động đến môi trường;
  1. Kết quả hoạt động bảo vệ môi trường gồm kiểm soát nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại; quản lý chất lượng môi trường đất, nước, không khí; xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học;
  1. Hệ thống quan trắc và cảnh báo về môi trường;

đ) Xây dựng chính sách, pháp luật, giải quyết thủ tục hành chính, giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường;