Đánh giá theo phương pháp ahp năm 2024

Trong các doanh nghiệp, việc đưa ra quyết định, xây dựng chiến lược và hướng đi của doanh nghiệp trong ngắn hạn và cả trong dài hạn là hết sức quan trọng. Vì vậy, công cụ phân tích thứ bậc AHP giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định tối ưu nhất đang ngày càng được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi.

Vậy hãy cùng IPQ tìm hiểu về Phương pháp phân tích thứ bậc AHP trong bài viết này nhé.

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỨ BẬC AHP

Phương pháp phân tích thứ bậc AHP hay còn được gọi là Analytic Hierarchy Process – AHP là một trong những phương pháp ra quyết định đa điều kiện – Multiple Criteria decision Making được đề xuất bởi Thomas L. Saaty (1980), một nhà toán học người gốc Irắc.

AHP là một phương pháp định lượng, dùng để đánh giá các phương án và chọn một phương án thỏa mãn các tiêu chí cho trước. Thay vì yêu cầu một khối lượng dữ liệu lớn, AHP sử dụng ý kiến chuyên gia và không cần quá nhiều dữ liệu để phân tích.

AHP còn được hiểu là một phương pháp tính toán trọng số áp dụng cho các bài toán ra quyết định đa tiêu chuẩn. Đồng thời cung cấp một thứ tự sắp xếp của những quyết định và nhờ vào nó mà ta tìm được một quyết định cuối cùng hợp lý nhất.

Phương pháp AHP với 3 bước chính, đó là phân tích, đánh giá và tổng hợp. AHP trả lời các câu hỏi “Nên chọn phương án nào?” hay “Phương án nào tốt nhất?”.

Từ cấu trúc vấn đề đến đánh giá đến đưa ra lựa chọn, AHP sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc cung cấp các giải pháp phù hợp cho các vấn đề của bạn.

NỘI DUNG CỦA QUY TẮC ABC TRONG QUẢN LÝ TỒN KHO

2.1. Các bước thực hiện phân tích AHP

Để thực hiện phương pháp phân tích thứ bậc AHP, doanh nghiệp cần tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Xây dựng cấu trúc thứ bậc của bài toán:

  • Xác định mục tiêu (Goal),
  • Các tiêu chí đánh giá (Criteria) và
  • Các phương án lựa chọn (Alternative).

Bước 2: Tính toán trọng số của từng tiêu chí (criteria)

  • Xây dựng ma trận so sánh cặp cho mỗi tiêu chí
  • Tính trọng số cho từng tiêu chí
  • Kiểm tra tỷ số nhất quán CR (Consistency Ratio: CR<10%)

Bước 3: Tính mức độ ưu tiên cho từng phương án và chọn phương án tốt nhất

Đánh giá theo phương pháp ahp năm 2024

2.2. Ví dụ minh họa về Phương pháp AHP

Trong ví dụ này minh họa phân tích AHP để đánh giá trọng số các tiêu chí lựa chọn mua điện thoại.

Đánh giá theo phương pháp ahp năm 2024

Xây dựng cấu trúc thứ bậc của bài toán:

  • Xác định mục tiêu (Goal): Mua điện thoại phù hợp nhất
  • Các tiêu chí đánh giá (Criteria): Có 4 tiêu chí là Giá (Price), Bộ nhớ (Storage), Camera, và Cảm nhận (Look)
  • Các phương án lựa chọn (Alternative): Có 3 phương án lựa chọn Mobile1, Mobile2, Mobile3

Xây dựng ma trận so sánh cặp cho mỗi tiêu chí (Pair- wise Comparison Matrix)

Dựa vào ý kiến của chuyên gia so sánh, đánh giá mức độ quan trọng giữa các tiêu chí theo từng cặp theo thang điểm đánh giá của T.Saaty:

Đánh giá theo phương pháp ahp năm 2024

Giả sử có kết quả ma trận so sánh cặp như sau: Chú ý ma trận này đường chéo có giá trị là 1 vì tiêu chí so sánh với chính nó (có mức độ quan trọng như nhau). Giá trị ở hàng 1 cột 2 là 5 có nghĩa là tiêu chí về giá có mức độ quan trọng gấp 5 lần tiêu chí về bộ nhớ, và như vậy thì giá trị ở hàng 2 cột 1 là 1/5 (bộ nhớ ít quan trọng hơn giá 5 lần).

Đánh giá theo phương pháp ahp năm 2024

Từ ma trận trên thêm hàng Sum để tính tổng theo cột như bên dưới:

Đánh giá theo phương pháp ahp năm 2024

Chuẩn hóa ma trận so sánh cặp bằng cách lấy giá trị của mỗi ô chia cho tổng theo cột

Normalised Pair-wise matrix (cell/sum by column)

Tính giá trị riêng lớn nhất của ma trận so sánh (Lamdamax). Nếu Lamdamax càng gần bằng số tiêu chí so sánh thì tính phù hợp càng cao). Lamdamax được tính là trung bình cộng của vector nhất quán

Lamdamax=(4.1764+4.0222+4.1550+4.0494)/4=4.1007

Tính chỉ số nhất quán CI (Consistency Index)

RI (Random Index): Chỉ số ngẫu nhiên, được tra cứu theo số tiêu chí so sánh trong bảng sau: Bảng chỉ số ngẫu nhiên ứng với số tiêu chí lựa chọn được xem xét

Bước 3: Tính độ ưu tiên của các phương án theo từng tiêu chí.

Ở bước này sẽ tính toán cho từng tiêu chí, cách tính toán giống như trong Bước 2, nhưng số liệu đưa vào đánh giá là kết quả so sánh mức độ ưu tiên của các phương án xem xét theo từng tiêu chí (theo ý kiến các chuyên gia). Như thế, đánh giá phải thực hiện 4 ma trận cho 4 tiêu chí khác nhau. Kết quả là ta có 4 ma trận 1 cột 3 hàng (3 phương án).

Cũng cần tiến hành kiểm tra tỷ số nhất quán để đảm bảo kết quả thu được có độ tin cậy phù hợp. Sau đó tính điểm cho các phương án và lựa chọn. Đây là bước cuối cùng trong quá trình đánh giá và đưa ra phương án. Từ kết quả của bước 3, tổng hợp được ma trận trọng số các phương án theo các tiêu chí.

Nhân ma trận này với ma trận trọng số các tiêu chí là kết quả của Bước 2, được kết quả là một ma trận 3 hàng (3 phương án) 1 cột (giá trị trọng số). Ma trận kết quả sẽ cho biết phương án tốt nhất nên chọn, là phương án có giá trị trọng số cao nhất.

2.3. Tính toán trọng số của các chỉ tiêu

Để tính toán trọng số cho các chỉ tiêu, AHP có thể sử dụng các phướng pháp khác nhau, hai trong số chúng mà được sử dụng rộng rãi nhất là Lambda Max (max) và trung bình nhân (geometric mean)

Phương pháp trung bình nhân

Đánh giá theo phương pháp ahp năm 2024

Trong đó:

  • aij: là các phần tử trong ma trận so sánh các chỉ tiêu của từng chuyên gia
  • cij: là các phần tử trong ma trận so sánh các chỉ tiêu đã tổng hợp

LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỨ BẬC AHP

Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều phương pháp mà bạn có thể sử dụng để đưa ra quyết định đúng đắn, nhưng Quy trình phân tích thứ bậc vẫn nổi bật vì:

1. Một công thức đã được chứng minh

Đây là một trong những phương pháp ra quyết định lâu đời nhất và đáng tin cậy nhất mà nhiều công ty đã sử dụng để thực hiện các quyết định của họ.

2. Nhiều công dụng

Nếu bạn xem xét việc sử dụng Quy trình phân tích thứ bậc, bạn sẽ thấy rằng các tổ chức khác nhau đã sử dụng các vấn đề ra quyết định khác nhau.

Có rất nhiều ứng dụng của AHP có sẵn. Một số cách sử dụng chính của Quy trình phân tích thứ bậc là-

  • Ưu tiên và lựa chọn dự án
  • Lựa chọn địa điểm (“Bạn nên thiết kế nhà kho/đường sá/sân bay mới ở đâu?”)
  • Lựa chọn công nghệ
  • Đánh giá các phương án thiết kế khác nhau
  • Phát triển chiến lược
  • Sự tham gia của các bên liên quan (để quyết định lộ trình sản phẩm, để hoàn thiện vị trí của sân bay hoặc để hỗ trợ chính phủ hoạch định chính sách)

3. Dễ sử dụng

Phần mềm dễ sử dụng. Quan trọng nhất, bạn có thể giải thích cách thức hoạt động của phần mềm, khiến mọi người tin tưởng vào các quyết định của nó.

Tuy nhiên, giả sử chúng ta nói về các phương pháp được đưa ra gần đây.

Trong trường hợp đó, bạn sẽ thấy rằng hầu hết chúng đều có một hệ thống làm việc phức tạp khiến việc hiểu kết quả được tạo ra như thế nào là khá khó khăn.

4. Đưa ra nhiều tiêu chí

Khi quyết định giữa hai chủ đề, bạn thường xem xét nhiều tiêu chí để tạo ra kết quả. Nhưng hầu hết các phần mềm không cung cấp cho bạn tính năng của các tiêu chí ứng dụng khác nhau.

Bạn không phải lo lắng về điều này trong Quy trình phân tích thứ bậc vì nó đi kèm với tùy chọn Đa tiêu chí.

5. Lựa chọn mức độ quan trọng của các tiêu chí cụ thể

Khi làm việc với tính năng đa tiêu chí, bạn có thể thường gặp phải sự cố khi chỉ định giá trị ưu tiên cho các tiêu chí cụ thể.

Điều này đã được thực hiện dễ dàng bởi Quy trình phân tích thứ bậc vì nó:

  • Hỏi mỗi cá nhân tiêu chí nào đối với anh ta quan trọng hơn và bao nhiêu
  • Khi các kết quả đã được tạo về các sở thích khác nhau của các cá nhân, bạn có thể xem lại các so sánh và thảo luận về các giá trị mà bạn có thể phân bổ cho một tiêu chí.
  • Sau đó, các giá trị được phê duyệt của bạn cho các tiêu chí khác nhau sẽ được chuyển đổi thành thuật toán.

Do đó, phần mềm giúp bạn đưa ra quyết định hợp tác về việc lựa chọn mức độ ưu tiên của một tiêu chí.

6. Kiểm tra tính nhất quán

Đôi khi chúng tôi có thể không nhất quán trong việc cung cấp dữ liệu cho phần mềm AHP.

Nhưng phần mềm hoạt động hiệu quả trong việc kiểm tra dữ liệu không nhất quán và khiến bạn nhận ra điều tương tự. Do đó, bạn có thể thấy rằng quy trình phân cấp phân tích có thể có lợi cho những người làm việc trong các dự án và công ty hợp tác.

Nhưng có nhiều tính năng hơn của quy trình phân cấp phân tích hơn là chỉ ưu tiên dự án .

DỊCH VỤ CỦA IPQ

Hiện nay, Phương pháp phân tích thứ bậc AHP là một trong các công cụ mà Quy trình Tư vấn năng suất của IPQ có thể giải quyết thông qua các công cụ của Lean – Six Sigma được.

Quá trình tư vấn của IPQ sẽ giúp các giúp các doanh nghiệp cải tiến, nâng cao hiệu quả các nguồn lực Công ty, giải quyết triệt để vấn đề, đồng thời giúp khách hàng đạt được các mục tục tiêu đề ra. Khi đồng hành cùng với dịch vụ tư vấn Năng suất và Chất lượng của IPQ, quý khách hàng sẽ nhận được nhiều giá trị sau: