Qa qc trong quan trắc môi trường là gì năm 2024

https://scem.gov.vn/vi/quan-trac-dinh-ky/ky-thuat-quan-trac/cac-loai-mau-qc-trong-hoat-dong-quan-trac-phan-tich-12.html /themes/default/images/no_image.gif

Trung tâm Quan trắc môi trường miền Nam https://scem.gov.vn/uploads/50_3-new-logo-mr-hung.png

Qa qc trong quan trắc môi trường là gì năm 2024

1. Mẫu trắng hiện trường (field blank sample): là mẫu vật liệu sạch được sử dụng để kiểm soát sự nhiễm bẩn trong quá trình quan trắc tại hiện trường. Mẫu trắng hiện trường được xử lý, bảo quản, vận chuyển và phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm tương tự như mẫu thực. 2. Mẫu lặp hiện trường (field replicate/duplicate sample): là hai mẫu trở lên được lấy tại cùng một vị trí, cùng một thời gian, được xử lý, bảo quản, vận chuyển và phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm tương tự như nhau. Mẫu lặp hiện trường được sử dụng kiểm soát sai số trong hoạt động quan trắc tại hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm và để đánh giá độ chụm của kết quả quan trắc. 3. Mẫu trắng vận chuyển (trip blank sample): là mẫu vật liệu sạch được sử dụng để kiểm soát sự nhiễm bẩn trong quá trình vận chuyển mẫu. Mẫu trắng vận chuyển được vận chuyển cùng với mẫu thực trong cùng một điều kiện, được bảo quản, phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm tương tự như mẫu thực. 4. Mẫu trắng thiết bị (equipment blank sample): là mẫu vật liệu sạch được sử dụng để kiểm soát sự nhiễm bẩn của thiết bị lấy mẫu, đánh giá sự ổn định và độ nhiễu của thiết bị. Mẫu trắng thiết bị được xử lý như mẫu thực bằng thiết bị lấy mẫu, được bảo quản, vận chuyển và phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm như mẫu thực. 5. Mẫu trắng phương pháp phân tích (method blank sample): là mẫu vật liệu sạch, được sử dụng để kiểm soát sự nhiễm bẩn dụng cụ và hóa chất, chất chuẩn trong quá trình phân tích mẫu. Mẫu trắng phương pháp được trải qua các bước xử lý, phân tích như mẫu thực. 6. Mẫu lặp phòng thí nghiệm (laboratory duplicate sample): gồm hai hoặc nhiều hơn các phần của cùng một mẫu được đồng nhất, được phân tích với cùng một phương pháp. Mẫu lặp phương pháp phòng thí nghiệm là mẫu được sử dụng để đánh giá độ chụm của kết quả phân tích. 7. Mẫu chuẩn (reference material - RM): là vật liệu, đủ đồng nhất và ổn định về một hoặc nhiều tính chất quy định, được thiết lập phù hợp với việc sử dụng đã định trong một quá trình đo. 8. Mẫu chuẩn được chứng nhận (certified reference material – CRM): là mẫu chuẩn có kèm theo giấy chứng nhận, trong đó một hay nhiều giá trị về tính chất của nó được chứng nhận, theo đó các giá trị về tính chất được biểu thị ra và mỗi giá trị được chứng nhận có kèm theo thông tin về độ không đảm bảo tương ứng ở mức tin cậy quy định. Mẫu này còn gọi là mẫu tham chiếu. 9. Mẫu kiểm soát phòng thí nghiệm tức mẫu chuẩn thẩm tra (laboratory control sample): là một mẫu đã biết trước nồng độ được chuẩn bị từ chất chuẩn có nồng độ nằm trong phạm vi đo của thiết bị hoặc khoảng làm việc của đường chuẩn được sử dụng để kiểm tra quá trình hoạt động thiết bị, theo dõi quá trình phân tích. Mẫu này thường được dùng để kiểm tra độ đúng và xây dựng đồ thị kiểm soát (control chart) 10. Mẫu thêm chuẩn (spike sample/ laboratory-fortified matrix): là mẫu đã được bổ sung một lượng chất cần phân tích biết trước nồng độ trên nền mẫu thực. Mẫu thêm chuẩn được chuẩn bị và phân tích như mẫu thực để đánh giá quá trình phân tích. Mẫu này thường được dùng để kiểm tra độ thu hồi. 11. Mẫu xác nhận đường chuẩn (tuỳ theo yêu cầu của phương pháp): + Mẫu kiểm tra đường chuẩn ban đầu (Initial Calibration Verification - ICV) là chuẩn có nồng độ gần với điểm giữa của đường chuẩn và pha từ nguồn khác với các dung dịch chuẩn. Đo ngay sau khi vừa mới dựng đường chuẩn. + Mẫu kiểm tra đường chuẩn liên tục (Continuous Calibration Verification - CCV) là chuẩn có nồng độ gần với điểm giữa của đường chuẩn. Đo sau khi đo một số mẫu thực và khi kết thúc xong toàn bộ loạt mẫu, chiếm tỉ lệ 10%, tức sau 10 mẫu thực thì đo 1 lần. + Mẫu trắng liên tục (Continuing Calibration Blank - CCB): tần suất đo tương tự CCV Lưu ý: - Chương trình quan trắc có số lượng dưới 30 mẫu thì tối thiểu phải lấy 01 mẫu lặp hiện trường (trừ các mẫu về mặt kỹ thuật không thực hiện được việc lấy mẫu lặp như các mẫu khí thải, bụi,…) và 01 mẫu trắng hiện trường hoặc mẫu trắng thiết bị. Chương trình quan trắc có số lượng từ 30 mẫu trở lên thì số lượng mẫu kiểm soát chất lượng được lấy tại hiện trường bằng 10% tổng lượng mẫu của chương trình quan trắc. - Các mẫu QC trong phòng thí nghiệm nên thực hiện với tần suất không nhỏ hơn 5%. - Đối với mẫu thêm chuẩn, lý tưởng nhất là thể tích thêm vào của chuẩn không quá 5% mẫu ban đầu, nồng độ thêm nằm giữa LOQ và 1/2 đường chuẩn

QA QC trong sản xuất là gì?

Như vậy, QA là bộ phận bao quát, chịu trách nhiệm tổng thể về tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra để đảm bảo chất lượng. QC là bộ phận thực hiện những quy định, hướng dẫn của QA, kiểm tra chất lượng cụ thể của sản phẩm hoàn thiện hay các công đoạn trong sản xuất.

QA QC trong tester là gì?

QA: là người người đặt ra các qui định, nguyên tắc để dự án được thành công. QC: là người thi thành các qui định, nguyên tắc, đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt đúng các qui định, nguyên tắc mà QA đặt ra. Tester: là người kiểm thử, tìm các trường hợp còn thiếu sót hay lỗi so với yêu cầu.

QA QC trong xây dựng là gì?

Trong xây dựng, bộ phận QA (viết tắt của Quality Assurance) là bộ phận đảm bảo về mặt chất lượng. Các kỹ sư thuộc bộ phận này sẽ có nhiệm vụ chuyên thiết lập và đưa ra những quy trình về hệ thống quản lý chất lượng. Bộ phận QC (là viết tắt của Quality Control) cũng là một bộ phận chuyên trách về chất lượng.

QA môi trường là gì?

Bảo đảm chất lượng (QA: Quality Assurance) trong quan trắc môi trường là một hệ thống tích hợp các hoạt động quản lý và kỹ thuật trong một tổ chức nhằm bảo đảm cho hoạt động quan trắc môi trường đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đã quy định.