Việt Nam có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương

Mục lục

  • 1 Quy định trong luật pháp
    • 1.1 Cấp hành chính
    • 1.2 Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính
  • 2 Các thành phố trực thuộc trung ương
  • 3 Xem thêm
  • 4 Chú thích

Quy định trong luật phápSửa đổi

Cấp hành chínhSửa đổi

  • Trong Hiến pháp 2013, Chương IX: Chính quyền địa phương[2], Khoản 1 Điều 110 có viết:

1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;

Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

  • Trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015[3] (sửa đổi, bổ sung 2019[4]), quy định tại Điều 2: Đơn vị hành chính, Chương I: Những quy định chung:

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

4. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Như vậy, thành phố trực thuộc trung ương nằm ở cấp hành chính thứ nhất trong 3 cấp hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) của Việt Nam.

Tiêu chuẩn của đơn vị hành chínhSửa đổi

Theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13[5] của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2016, tại Điều 4, Mục 2: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị, Chương I: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính thì một thành phố trực thuộc trung ương cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:

Điều 4. Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương

1. Quy mô dân số từ 1.500.000 người trở lên.

2. Diện tích tự nhiên từ 1.500 km² trở lên.

3. Đơn vị hành chính trực thuộc:

a) Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 11 đơn vị trở lên;

b) Tỷ lệ số quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên.

4. Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.

5. Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Các thành phố trực thuộc trung ươngSửa đổi

Hiện nay Việt Nam có 5 thành phố trực thuộc trung ương.

Tên Vùng Thành lập Diện tích
(km²)
Dân số
(người)
Mật độ
(người/km²)
Quận Huyện Thị xã Thành phố Loại đô thị Biểu tượng Hình ảnh tiêu biểu
Hà Nội Đồng bằng sông Hồng 1010 3.358,90 8.053.663
(2019)
2.398 12 17 1 0 Loại đặc biệt
Khuê Văn Các
Hải Phòng Đồng bằng sông Hồng 1888 1.563,70 2.028.514
(2019)
1.289 7 8 0 0 Loại I
Nhà hát thành phố
Đà Nẵng Duyên hải Nam Trung Bộ 1997 1.284,90 1.231.000
(2019)
828 6 2 0 0 Loại I
Cầu Sông Hàn
Thành phố Hồ Chí Minh Đông Nam Bộ 1698 2.061,04 8.992.688
(2019)
4.362 16 5 0 1 Loại đặc biệt
Bến Nhà Rồng
Cần Thơ Đồng bằng sông Cửu Long 2004 1.439,20 1.235.171
(2019)
864 5 4 0 0 Loại I
Chợ Cần Thơ

Câu hỏi “gây bão”: Việt Nam hiện có bao nhiêu thành phố

Cả nước hiện có 3 loại hình thành phố là thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc thành phố và thành phố trực thuộc tỉnh.

Việt Nam có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương

Theo thống kê từ danh sách đơn vị hành chính của Tổng cục Thống kê, cả nước hiện có 85 thành phố, gồm: 5 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ; 1 thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương là TP Thủ Đức của TP Hồ Chí Minh; còn lại là 79 thành phố trực thuộc 58 tỉnh. Ảnh: Quỳnh Danh.

Việt Nam có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương

Đà Nẵng hiện là thành phố trực thuộc Trung ương duy nhất không có thị trấn. Toàn thành phố có 6 quận: Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê; cùng 2 huyện: Hòa Vang và Hoàng Sa. Trong đó, các quận chỉ có phường, huyện Hòa Vang chỉ có xã. Ảnh: Tuấn Lê.

Việt Nam có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương

Quảng Ninh là vùng đất địa đầu đông bắc đất nước. Tỉnh này hiện có đến 4 thành phố trực thuộc tỉnh, nhiều nhất nước, gồm: Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí và Cẩm Phả. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có 2 thị xã: Đông Triều, Quảng Yên; cùng 7 huyện: Ba Chẽ, Bình Liêu, Cô Tô, Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên, Vân Đồn. Ảnh: Huỳnh Văn Truyền.

Việt Nam có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương

Bình Dương, Đồng Tháp và Kiên Giang hiện là những tỉnh có 3 thành phố trực thuộc. Bình Dương có thành phố: Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An. Đồng Tháp có thành phố: Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự. Kiên Giang có thành phố: Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc. Ảnh: Quỳnh Danh.

Việt Nam có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương

Lâm Đồng là tỉnh duy nhất ở khu vực Tây Nguyên có 2 thành phố: Đà Lạt và Bảo Lộc. Ngoài ra, địa phương này còn có 10 huyện: Bảo Lâm, Cát Tiên, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Đam Rông, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà và Lạc Dương. Ảnh: Tonkin.

Việt Nam có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương

Thuộc tỉnh Ninh Thuận, TP Phan Rang - Tháp Chàm là thành phố có tên dài nhất Việt Nam, với 4 từ và 16 chữ cái. Trong lịch sử, vùng đất Phan Rang - Tháp Chàm đã trải qua nhiều lần chia tách, tái lập, thay đổi địa danh và địa giới hành chính. Có những giai đoạn, Phan Rang và Tháp Chàm là những đơn vị hành chính riêng biệt. Theo Cổng TTĐT Ninh Thuận, địa danh ghép Phan Rang - Tháp Chàm chính thức ra đời từ năm 1948, do chính quyền cách mạng đặt. Ảnh: Huong Nguyen.

Việt Nam có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương

Huế hiện là thành phố trực thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế. Cố đô Huế thường được quảng bá là "một điểm đến - 5 di sản", thu hút đông du khách trong và ngoài nước. Theo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, 5 di sản thuộc 3 loại hình khác nhau được UNESCO vinh danh gắn với Huế đó là: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993 - di sản vật thể), Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam (2003 - di sản phi vật thể), Mộc bản triều Nguyễn (2009 - di sản tư liệu), Châu bản triều Nguyễn (2014 - di sản tư liệu), và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016 - di sản tư liệu). Ảnh: Tạ Xuân Hương.

Tin liên quan:

  • Việt Nam có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương

    Người Hà Tĩnh ở Trường Sa

    Nghe chất giọng “trọ trẹ” của vùng đất Hà Tĩnh vang trong gió, dội vào lòng đảo, trầm bổng nơi đảo tiền tiêu Tổ quốc mới thấy thật thân thương.

Theo Zing

Tỉnh duy nhất có địa bàn nằm trên cả hai bờ sông Hậu?

Đây là tỉnh biên giới có cảnh sắc hữu tình cùng nhiều nét văn hóa độc đáo, với địa bàn nằm ở cả hai bờ sông Hậu.

Một số điểm thú vị của những thành phố trực thuộc trung ương:

Thành phố đông dân nhất là TP Hồ Chí Minh (8,9 triệu người).

Thành phố ít dân nhất là Đà Nẵng (1,1 triệu người).

Thành phố có diện tích lớn nhất là Hà Nội (3359km²).

Thành phố có diện tích nhỏ nhất là Đà Nẵng (1284km²).

Thành phố lâu đời nhất là Hà Nội (1010).

Thành phố trẻ tuổi nhất là Cần Thơ (2003).

Theo Nghị quyết 1211 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về phân loại đơn vị hành chính, thành phố trực thuộc trung ương có 5 tiêu chí đánh giá:

Quy mô dân số từ 1.500.000 người trở lên;

Diện tích tự nhiên từ 1.500 km² trở lên;

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 3 năm gần nhất cao hơn bình quân của cả nước;

Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế đạt 90%…