Vì sao việt nam trở thành thuộc địa của thực dân pháp vào cuối thế kỷ xix

*Bối cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới - thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc. Cách mạng Tháng Mười Nga nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.

Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3/1919 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

* Bối cảnh trong nước

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.

Về chính trị: Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến Nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với Nhân dân Việt Nam.

Về kinh tế: Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.

Về văn hóa: Thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu nước của Nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.

Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam.

Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam đã diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc. Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân. Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hóa. Một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau. Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Tình cảnh bần cùng khốn khổ của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, đa số xuất thân từ giai cấp nông dân, có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nông dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột. Giai cấp tư sản Việt Nam bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa cạnh tranh chèn ép, do đó thế lực kinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt, có tinh thần dân tộc và yêu nước ở mức độ nhất định. Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam bao gồm học sinh, trí thức, những người làm nghề tự do… đời sống bấp bênh, dễ bị phá sản trở thành người vô sản, có lòng yêu nước, căm thù đế quốc, thực dân, có khả năng tiếp thu những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào.

Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người dân mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức, bóc lột. Vì vậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa Nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể Nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Tính chất của xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến đang đặt ra hai yêu cầu: Một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho Nhân dân; Hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho Nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.

Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước của Nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương - phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã chấm dứt ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (năm 1896). Sang đầu thế kỷ XX, khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại.

Các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. (còn tiếp)

Mục lục

  • 1 Lịch sử
    • 1.1 Giai đoạn 1884 - trước Thế chiến I
    • 1.2 Thế chiến thứ nhất
    • 1.3 Thế chiến thứ hai
      • 1.3.1 Người Việt tham chiến tại Pháp
      • 1.3.2 Đế quốc Nhật Bản tiến vào Đông Dương
  • 2 Chính trị
    • 2.1 Tổ chức chính quyền
      • 2.1.1 Bắc Kì - Trung Kì
      • 2.1.2 Tây Nguyên
      • 2.1.3 Nam Kỳ
    • 2.2 Các khuynh hướng chính trị
    • 2.3 Các phong trào chống Pháp
  • 3 Kinh tế - văn hóa - xã hội
    • 3.1 Kinh tế
      • 3.1.1 Nông nghiệp
      • 3.1.2 Công nghiệp
      • 3.1.3 Thương nghiệp
      • 3.1.4 Dịch vụ
      • 3.1.5 Cơ sở hạ tầng
      • 3.1.6 Các loại thuế
      • 3.1.7 Buôn bán rượu và thuốc phiện
    • 3.2 Giáo dục
    • 3.3 Văn hóa
    • 3.4 Y tế
  • 4 Hậu quả thời Pháp thuộc
    • 4.1 Chính trị
    • 4.2 Văn hóa và giáo dục
    • 4.3 Kinh tế
  • 5 Đánh giá
  • 6 Xem thêm
  • 7 Tham khảo
  • 8 Chú thích
  • 9 Liên kết ngoài

Lịch sử

Giai đoạn 1884 - trước Thế chiến I

Hòa ước Giáp Thân (1884), ký kết giữa nhà Nguyễn và Pháp, mở đầu thời Pháp thuộc hoàn toàn của Việt Nam.

Dù đã đầu hàng Pháp sau hòa ước này, nội bộ triều đình nhà Nguyễn vẫn phân hóa thành 2 phe rõ rệt – phe chủ chiến và phe chủ hòa. Phe chủ chiến kiên quyết không khuất phục thực dân Pháp, muốn giữ vững nền độc lập của đất nước. Còn phe chủ hòa sẵn sàng quy thuận và hợp tác với Pháp để tránh tiếp tục chiến tranh sau một thời gian dài xung đột với Pháp. Đứng đầu phe chủ chiến là đại thần Tôn Thất Thuyết, Thượng thư Bộ binh, nắm giữ quân đội trong tay và là nhân vật quan trọng nhất trong Hội đồng phụ chính.

Tôn Thất Thuyết huy động số quân còn lại ở các địa phương tập trung về Huế, bí mật tổ chức phản công. Biết được tình hình, ngày 27 tháng 6 năm 1885, tướng De Courcy (tổng chỉ huy Pháp vừa được cử sang) đem quân vào thẳng Huế nhằm loại trừ phe chủ chiến, dự định bắt Tôn Thất Thuyết. Biết trước âm mưu của Pháp, nên mặc dù việc chuẩn bị chưa thật đầy đủ, đêm ngày 5 tháng 7 năm 1884, Tôn Thất Thuyết vẫn nổ súng trước nhằm giành thế chủ động cho cuộc tấn công. Đến sáng, quân Pháp phản công, đánh chiếm thành Huế, đốt phá dinh thự, cướp bóc của cải và tàn sát nhiều người dân trên đường tiến quân. Do đó từ đấy về sau, hàng năm nhân dân Huế đã lấy ngày 23 tháng 5 Âm lịch làm ngày giỗ chung.[1]

Không chỉ hàng ngàn người bị giết hại mà kinh thành Huế còn bị cướp đi phần lớn những tài sản quý báu nhất. Quân Pháp chiếm được một số lớn của cải mà triều đình chưa kịp chuyển đi, gồm 2,6 tấn vàng và 30 tấn bạc, trong số này chỉ có một phần rất nhỏ sau này được hoàn lại cho triều đình Huế. Còn lại, số 700.000 lạng bạc phải được 5 lính Pháp đóng hòm trong 5 ngày mới xong và chở về Pháp.[2]

Linh mục Père Siefert, nhân chứng sự kiện này đã ghi lại: "Kho tàng trong hoàng cung đã mất đi gần 24 triệu quan vàng và bạc… Cuộc cướp cạn ấy kéo dài trong 2 tháng còn gây tai tiếng hơn cuộc cướp phá Cung điện Mùa Hè của Thanh Đế ở Bắc Kinh". Cũng theo Père Siefert, khi đối chiếu với bảng kiểm kê tài sản của hoàng gia, thì quân Pháp đã cướp "228 viên kim cương, 266 món nữ trang có nạm kim cương, hạt trai, hạt ngọc, 271 đồ bằng vàng trong cung của bà Từ Dũ. Tại các tôn miếu thờ các vua… thì hầu hết các thứ có thể mang đi… đều bị cướp" [3]

Quốc Sử quán triều Nguyễn ghi: riêng tại Phủ Nội vụ ở tầng dưới cất giữ 91.424 thỏi bạc đỉnh 10 lạng, 78.960 thỏi bạc đỉnh 1 lạng; tầng trên cất giữ khoảng 500 lạng vàng, khoảng 700.000 lạng bạc; kho gần cửa Thọ Chỉ cất giữ 898 lạng vàng, 3.400 lạng bạc. Toàn bộ số vàng bạc này đã bị Pháp chiếm. Tướng De Courcy, chỉ huy cuộc tấn công vào kinh đô Huế, ngày 24 tháng 7 năm 1885 đã gửi cho chính phủ Pháp một bức điện với nội dung sau: "Trị giá phỏng chừng các quý vật bằng vàng hay bằng bạc dấu kỹ trong các hầm kín là 9 triệu quan. Đã khám phá thêm nhiều ấn tín và kim sách đáng giá bạc triệu. Xúc tiến rất khó khăn việc tập trung những kho tàng mỹ thuật. Cần cử sang đây một chiếc tàu cùng nhiều nhân viên thành thạo để mang về mọi thứ cùng với kho tàng". Ngoài ra, trong quá trình quân Pháp truy đuổi Tôn Thất Thuyết từ tháng 7 năm 1885, đã thu giữ ở tỉnh Quảng Trị 34 hòm bạc chứa 36.557 tiền bạc và 6 hòm bạc chứa 196 thỏi bạc, mỗi thỏi 10 lạng và 18.696 tiền bạc[3].

Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết (1839 – 1913)

Sáng mùng 5 tháng 7, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi rời kinh đô Huế chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, đã hạ chiếu Cần Vương lần thứ nhất. Để tránh sự truy lùng gắt gao của quân Pháp, Tôn Thất Thuyết lại đưa Hàm Nghi vượt qua đất Lào đến sơn phòng Ấu Sơn (Hương Khê, Hà Tĩnh). Tại đây, Hàm Nghi lại xuống chiếu Cần Vương lần hai ngày 20 tháng 9 năm 1885. Hai tờ chiếu này tập trung tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, đồng thời kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến giúp nhà vua bảo vệ quê hương đất nước.

Phong trào Cần Vương bùng nổ. Hưởng ứng chiếu Cần Vương, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, văn thân yêu nước, đã đứng lên chống Pháp:

  • Nghĩa hội Quảng Nam của Nguyễn Duy Hiệu
  • Khởi nghĩa Hương Khê (1885–1896) của Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hương Khê, Hà Tĩnh.
  • Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An
  • Khởi nghĩa Ba Đình (1886–1887) của Đinh Công Tráng, Phạm Bành ở Nga Sơn, Thanh Hóa.
  • Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định.
  • Khởi nghĩa của Lê Thành Phương ở Phú Yên (1885–1887).
  • Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886–1892) của Tống Duy Tân ở Bá Thước và Quảng Xương, Thanh Hóa.
  • Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883–1892) của Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên
  • Phong trào kháng chiến ở Thái Bình – Nam Định của Tạ Hiện và Phạm Huy Quang.
  • Khởi nghĩa Hưng Hóa của Nguyễn Quang Bích ở Phú Thọ và Yên Bái.
  • Khởi nghĩa Thanh Sơn (1885–1892) của Đốc Ngữ (Nguyễn Đức Ngữ) ở Hòa Bình.
  • Khởi nghĩa của Trịnh Phong ở Khánh Hòa (1885–1886).
  • Khởi nghĩa của Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân ở Quảng Bình.
  • Khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh ở vùng Lạng Sơn, Bắc Giang.
  • Khởi nghĩa của Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân ở Quảng Ngãi.
  • Khởi nghĩa của Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như ở Quảng Trị.

Pháp gây sức ép buộc hoàng tộc nhà Nguyễn phải gửi thư khuyên Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đầu hàng, song Tôn Thất Thuyết vẫn tuyên bố: "Về Huế là tự mình đưa chân vào cho ngục thất, mà người cầm chìa khóa là quân Pháp. Thừa nhận Hiệp ước 1884 là dâng nước Nam cho kẻ địch. Đành rằng hòa bình là quý, nhưng không lo khôi phục thì sẽ mang tiếng là bỏ giang sơn mà tiền triều dày công gây dựng, và còn có tội với hậu thế".[4]

Đêm ngày 30 tháng 10 năm 1888, vua Hàm Nghi bị người Pháp bắt trong lúc mọi người đang ngủ say. Bắt được vua Hàm Nghi thực dân Pháp ra sức dụ dỗ thuyết phục, mua chuộc nhà vua trẻ cộng tác với chúng nhưng vua Hàm Nghi đã từ chối quyết liệt. Không mua chuộc được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp quyết định đày vua Hàm Nghi tới Algeria, một thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi. Quân Pháp cũng đưa Đồng Khánh lên ngôi. Đồng Khánh là một người ốm yếu lại hiền lành, không dám chống Pháp, người Pháp chèn ép thế nào cũng nghe theo nên rất được lòng người Pháp[5]. Dưới danh nghĩa của Đồng Khánh, Pháp lập ra một triều đình mới có tính bù nhìn, Pháp chỉ giữ lại các quan lại có thái độ thần phục và hòa hoãn, không dám gây xích mích với người Pháp.

Tác giả Philippe Devillers [6], ghi nhận truyền thông tại Pháp, giai đoạn này, giới thiệu với dư luận Pháp, và dư luận thế giới, về các chính sách tại Việt Nam nói riêng, và Đông Dương nói chung, theo "sứ mệnh vừa giải phóng vừa khai hóa văn minh".[6] Một khi đã hòa nhập vào Pháp thì không nước nào có lý do tách ra, vì độc lập sẽ khiến họ rơi vào tình trạng lạc hậu.[6] Tuy nhiên, cũng theo Devillers, trong khuôn khổ của sứ mệnh giải phóng này, Pháp chưa bao giờ đặt ra vấn đề chế độ tự trị hoặc quyền tự quyết chính trị cho người Việt Nam.[6]

Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, phong trào Cần Vương suy yếu dần; từng cuộc khởi nghĩa lần lượt bị tiêu diệt. Từ cuối năm 1895 đầu 1896, khi khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng thất bại, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt. Đến đây thì Pháp đã dập tắt những cuộc đấu tranh phản kháng của người Việt, chính thức bắt tay vào quá trình khai thác thuộc địa tại Việt Nam.

Thế chiến thứ nhất

Lính Việt Nam tham chiến trong trận sông Marne lần thứ hai năm 1918.

Khi bước vào Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp động viên hàng vạn thanh niên người Việt gia nhập quân đội rồi đưa họ sang tham chiến ở châu Âu, dẫn đến nhiều cuộc nổi loạn khắp Nam Kỳ. Có đến 50.000 binh lính và 50.000 lao công người Việt, bị cưỡng chế kéo khỏi những làng mạc, được đưa sang châu Âu chiến đấu cho Pháp trong chiến tranh. Họ phải chiến đấu tại những nơi xa xôi lạ lẫm, hàng ngàn lính người Việt đã chết trên biển vì tàu bị bắn chìm, hàng ngàn lính khác đã tử trận ở Somme và Picardy, gần bờ biển Bỉ và rất nhiều nữa hy sinh ở chiến trường Trung Đông đẫm máu. Hơn 30.000 người Việt Nam đã chết trong cuộc xung đột và 60.000 bị thương.

Nguyễn Ái Quốc đã châm biếm việc này như sau:[7]

Nhiều binh sĩ người Việt tìm cách chống lại việc bắt lính của Pháp bằng việc bỏ trốn hoặc chống lệnh. Có các cuộc nổi dậy chống thực dân nhưng bị dập tắt. Tháng 5, năm 1916, vua Duy Tân, lúc đó 16 tuổi, xuất cung tham gia cuộc nổi dậy do Thái Phiên và Trần Cao Vân tổ chức.[8][9] Người Pháp được mật báo kế hoạch nổi dậy nên đã bắt giam và xử chém những người lãnh đạo cuộc nổi dậy.[9] Vua Duy Tân bị truất ngôi và bị đày ra đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.[10] 30 tháng 8 năm 1917, khởi nghĩa Thái Nguyên, do Đội Cấn dẫn đầu, khởi phát.[11] Khoảng 120 lính cai ngục, hơn 200 tù nhân, 300 dân đã nổi dậy.[12] Đến tháng 3 năm 1918, quân Pháp mới hoàn toàn khống chế cuộc khởi nghĩa này, với chiến thuật bắt giữ thân nhân của quân khởi nghĩa.[12] Đội Cấn được cho là đã tự vẫn, một số người bị bắt bị kết án tử hình, những người khác bị kết án và đày ra Côn Đảo.[13]

Người dân Việt Nam còn bị buộc phải chịu thêm nhiều sưu thuế nặng nề để tài trợ nỗ lực chiến tranh của Pháp. Việt Nam đã phải đóng góp 184 triệu đồng bạc dưới hình thức vay nợ và 336.000 tấn lương thực. Những gánh nặng này cùng những khó khăn gây ra bởi tai họa thiên nhiên đã tạo nên nạn đói từ năm 1914 đến 1917.

Tuy nhiên, đến ngay trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam cùng các nước còn lại trong Đông Dương, là một trong những khu vực xuất khẩu nhiều gạo và cao su nhất thế giới, mỗi năm 1.500.000 tấn gạo và 60.000 tấn cao su.[14]

Thế chiến thứ hai

Người Việt tham chiến tại Pháp

Lính thợ Việt Nam tại Pháp.

Năm 1939, khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Pháp cũng có kế hoạch huy động thanh niên người Việt đưa sang Pháp tham chiến. Pháp đã cưỡng bức khoảng 20.000 thanh niên Việt Nam sang Pháp nhằm thay thế công nhân trong các xưởng sản xuất vũ khí phải ra trận chống phát xít Đức.

Sau khi Pháp thất bại quá nhanh trong trận chiến nước Pháp, những người Việt này bị hiểu lầm là lính đánh thuê nên họ đã bị quân đội Đức Quốc xã hành hạ và bị các ông chủ Pháp bóc lột thậm tệ. Những lính thợ Việt đã phải sống một cuộc sống đày ải, bi thảm trên đất Pháp dưới sự thống trị của quân phát xít Đức. Những công binh Việt Nam không được trả lương bổng, mà còn bị kẹt tại Pháp trong 12 năm trời, không được về nước[15].

Đế quốc Nhật Bản tiến vào Đông Dương

Binh lính Nhật Bản hành quân trên đường phố Sài Gòn.

Ngày 30 tháng 8 năm 1940 đại sứ Pháp tại Tokyo là Arsène Henry trước áp lực của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai thỏa thuận cho lực lượng 6.000 quân đội của Đế quốc Nhật Bản tiến vào Đông Dương với điều kiện Nhật Bản phải tôn trọng chủ quyền của Pháp. Cuộc điều đình chưa kết thúc vì Nhật đòi tăng quân số lên 25.000 lính nhưng vì thấy Pháp cố trì hoãn, Nhật Bản đơn phương dưới sự chỉ huy của tướng Nakamura Akihito tiến quân từ Trung Hoa qua biên giới Bắc Kỳ ngày 22 Tháng Chín và chiếm lấy Lạng Sơn ngày 24 Tháng Chín. Hai bên giao tranh đến ngày hôm sau, chính phủ Pháp chính thức chấp nhận mọi yêu sách, việc chiếm đóng cùng giao quyền điều hành những căn cứ quân sự cho quân đội Nhật và ngược lại, hai bên sẽ ngừng chiến.[16]

Năm 1941, khi chiến cuộc càng khốc liệt giữa phe Đồng minh và phe Trục, chính phủ Vichy mở thêm hải cảng Cam Ranh và Sài Gòn cho quân đội Nhật Bản sử dụng. Ngày 8 tháng 12 năm 1941, trong khi Đông Dương phải ký với Nhật một thỏa hiệp phòng thủ chung, thì tổ chức lưu vong Pháp quốc Tự do tuyên bố ở trong tình trạng chiến tranh với Nhật sau ngày Nhật tấn công vào Trân Châu Cảng, bác bỏ mọi nhượng bộ đã được ký kết với Nhật.[17]

Ngày 8 tháng 12 năm 1943, Ủy ban Giải phóng Quốc gia Pháp (CFLN) công bố thông cáo về Đông Dương, nhắc lại tuyên bố vào 8 tháng 12 năm 1941, và ban hành quy chế mới, mở rộng quyền tự do của các nước trong Liên bang, người Đông Dương có thể giữ bất cứ chức vụ nào của Nhà nước, đồng thời cải cách chế độ hải quan và thuế khóa tự trị.[18] Tuy nhiên, ở Đông Dương, Chính phủ Vichy của đô đốc Decoux vẫn giữ nguyên mọi cơ cấu cai trị của Pháp.[19]

Tháng 8 năm 1944, Decoux công bố và thực thi một đạo luật bí mật ban cho ông những quyền hạn đặc biệt trong trường hợp mất liên lạc với chính phủ Vichy tại Pháp. Ngày 30 tháng 8 năm 1944, ông gửi một bức điện cho chính phủ Vichy với nội dung khuyến cáo tránh các hành động chống Nhật tại Đông Dương.[20]

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật lật đổ Pháp trên toàn bộ Đông Dương vì nhận thấy quân đội Đông Dương thuộc Pháp đang chuẩn bị chống Nhật sau khi Đồng Minh đổ bộ vào Đông Dương.[21] Ngày 9 tháng 3 năm 1945, tại Sài Gòn, đại sứ Nhật Matsumoto trao cho Đô đốc Decoux một tối hậu thư, đòi đặt quân đội Pháp dưới quyền của một bộ chỉ huy hỗn hợp Nhật - Pháp, để thực hiện thỏa thuận phòng thủ chung ngày 8 tháng 12 năm 1941. Decoux đã khước từ. Trong vòng 48 giờ, từ Đô đốc Decoux đến những viên chức Pháp thấp nhất đều bị tước quyền hành và bỏ tù hoặc bị tập trung lại.[22] Nhật thay Pháp điều hành hành chính Việt Nam, và Đông Dương, từ ngày 10 tháng 3 năm 1945.[23]