Kiểm tra sau thông quan tiếng anh là gì năm 2024

Em nghe nói trong một số trường hợp như khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu... thì cơ quan hải quan sẽ quyết định kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa. Vậy chứ kiểm tra sau thông qua là gì ạ? Mọi người có thể giải thích cho em được không?

Theo quy định của pháp luật tại thì kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.

Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan.

Việc kiểm tra sau thông quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hài quan.

Trong đó:

Các trường hợp kiểm tra sau thông quan bao gồm:

- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.

- Đối với các trường hợp không thuộc quy định trên thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.

- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.

Địa điểm kiểm tra sau thông quan:

Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan hải quan, trụ sở người khai hải quan.

Trụ sở người khai hải quan bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa.

Bất kỳ Doanh nghiệp nào cũng có thể được yêu cầu thực hiện việc kiểm tra sau thông quan. Vậy việc kiểm tra sau thông quan nhằm mục đích để làm gì, sẽ diễn ra như thế nào và có những lưu ý gì cho doanh nghiệp?

I. Kiểm tra sau thông quan là gì?

Hiểu đơn giản kiểm tra sau thông quan nhằm kiểm tra lại tính chính xác của các hoạt động của doanh nghiệp trước và trong thông quan. Và cụ thể tại Điều 77 của Luật hải quan 2014 ngày 23 tháng 06 năm 2014 có định nghĩa như sau: “Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan. Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan.”

Kiểm tra sau thông quan tiếng anh là gì năm 2024

Hoạt động kiểm tra sau thông quan được chia làm các trường hợp sau: + Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật của người khai hải quan + Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật (trường hợp này sẽ không cần thông báo trước) hoặc theo các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu. + Kiểm tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro (Cục Giám sát quản lý rủi ro sẽ quản lý danh sách các doanh nghiệp)

Có thể bạn quan tâm: Trong năm 2023, Tổng cục Hải quan đề nghị hoãn kiểm tra sau thông quan để hỗ trợ doanh nghiệp

II. Quy trình kiểm tra sau thông quan

Bước 1: Cơ quan Hải quan thu thập, phân tích, nhận định thông tin Bước 2: Cơ quan Hải quan đề xuất kiểm tra theo dấu hiệu, rủi ro Bước 3: Người có thẩm quyền đại diện Chi cục Hải quan ra quyết định kiểm tra Bước 4: Thực hiện kiểm tra, rà soát chứng từ và hàng hoá trực tiếp tại doanh nghiệp Bước 5: Cơ quan Hải quan đưa ra Dự thảo Kết quả kiểm tra. Bước 6: Doanh nghiệp giải trình, phản hồi nếu không đồng ý với Kết quả kiểm tra Bước 7: Cơ quan Hải quan đưa ra Kết luận kiểm tra Bước 8: Quyết định xử lý kết quả kiểm tra

III. Chứng từ cần chuẩn bị để thực hiện kiểm tra sau thông quan

Một số chứng từ cần được lưu trữ và chuẩn bị để thực hiện kiểm tra sau thông quan mà bạn có thể tham khảo thông thường liên quan đến Sổ sách kế toán; Chứng từ xuất nhập khẩu như:

  1. Hồ sơ, tài liệu về tư cách pháp nhân của Công ty
  2. Hồ sơ hải quan, dữ liệu và tài liệu liên quan đến thực hiện thủ tục hải quan – Tờ khai hải quan đã thông quan, tờ khai sửa, tờ khai hủy – Hợp đồng xuất – nhập khẩu – Báo cáo quyết toán nguyên liệu, vật tư và thành phần sản xuất từ nguồn nhập khẩu – Hồ sơ, tài liệu, số liệu liên quan đến xử lý nguyên liệu vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm – Bảng kê chi tiết tờ khai, mặt hàng xuất khẩu được cấp giấy chứng nhận xuất xứ, tự chứng nhận xuất xứ, tiêu chí áp dụng
  3. Hồ sơ, tài liệu, số liệu liên quan đến theo dõi, quản lý nguyên vật tư, thành phẩm – Quy trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu – Quy trình quản lý nguyên liệu, vật tư sản phẩm – Quy trình xây dựng định mức, sử dụng định mức trong thực tế sản xuất và quyết toán nguyên liệu vật tư – Định mức thực tế sản xuất, định mức thông báo đến cơ quan hải quan toàn bộ mã sản phẩm đã và đang sản xuất – Báo cáo tài chính, bảng cân đối số phát sinh các tài khoản – Bảng kê chi tiết các hóa đơn GTGT hàng tháng – Bảng kê chi tiết tính giá thành các mã sản phẩm – Bảng kê chi tiết nhập xuất tồn nguyên liệu, vật tư, thành phẩm – Sổ chi phí sản xuất kinh doanh – Biên bản kiểm kho nguyên liệu vật tư thành phần, bán thành phẩm – Sổ chi tiết các tài khoản kế toán
  4. Hồ sơ đã thanh tra, kiểm tra ở giai đoạn trước (nếu có)

IV. ONEX Logistics hỗ trợ tư vấn kiểm tra sau thông quan như thế nào?

Vậy các lưu ý cho Doanh nghiệp là gì? Như chúng ta đã thấy kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra tính chính xác trong giai đoạn trước nên cần phải chú trọng trong những khâu như sau: + HS code áp chưa chính xác, cùng một mặt hàng nhưng có hai mã HS code. Việc xác định HS code tại giai đoạn đầu tiên trong quy trình xuất nhập khẩu là vô cùng quan trọng và cần có tính chính xác. + Số lượng khai báo và đơn vị phải đúng với hồ sơ và thực tế. + Tên hàng phải mô tả một cách phù hợp và đúng với tính chất hàng. Tham khảo cách khai mô tả tên hàng theo Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 + Các nhóm doanh nghiệp như doanh nghiệp thương mại thuộc đối tượng nộp thuế hoặc các nhóm doanh nghiệp gia công/ sản xuất xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế cũng sẽ là những nhóm thường xuyên được lưu ý.

Tình trạng doanh nghiệp được liệt kê có dấu hiệu nghi vấn khi có vướng mắc ở một số điểm nêu trên. Ngoài ra còn khá nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu cần phải lưu tâm đến.

Kiểm tra sau thông quan là nghiệp vụ phức tạp, cần nhiều thời gian và kiến thức nghiệp vụ vững vàng trong nhiều chuyên môn liên quan như: nguồn gốc hàng hóa, giá vốn hàng bán, chi phí giá thành sản phẩm, phương thức thanh toán,… Vì vậy, ONEX Logistics sẽ phối hợp rất chặt chẽ với khách hàng để việc kiểm tra sau thông quan mang không còn là nỗi ám ảnh quá lớn.

Chi cục Kiểm tra sau thông quan tiếng Anh là gì?

Kiểm tra sau thông quan có các định nghĩa khác nhau ở mỗi quốc gia và cách gọi nghiệp vụ này cũng có sự khác nhau như: Kiểm toán sau thông quan tiếng Anh là Post clearance audit, viết tắt PCA; hay Kiểm toán hải quan tiếng Anh là Customs Audit, viết tắt CA;...18 thg 9, 2019nullKiểm tra sau thông quan (Post clearance audit) là gì? Vai trò của ...vietnambiz.vn › kiem-tra-sau-thong-quan-post-clearance-audit-la-gi-vai-tro...null

Kiểm tra sau thông quan là gì?

Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) là quá trình nhân viên Hải quan kiểm tra tính trung thực hợp lý và độ tin cậy của các thông tin chủ hàng đã khai báo với hải quan thông qua việc kiểm tra các chứng từ thương mại hải quan, chứng từ kế toán, ngân hàng của các lô hàng đã thông quan.nullKiểm Tra Sau Thông Quan Là Gì? Những Điều Cần Biết [cập Nhật 2020]ndgroup.vn › tin-tuc › kiem-tra-sau-thong-quan-la-gi-nhung-dieu-can-biet...null

Audit hải quan là gì?

Kiểm toán hải quan là cách thức kiểm tra của cán bộ hải quan nhằm thẩm định tính chính xác của các khai báo hải quan, xác định chính xác ý thức tuân thủ pháp luật hải quan của các đối tượng tham gia vào hoạt động xuất, nhập khẩu, từ đó xem xét mức độ ưu tiên cho các đối tượng tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu, đáp ứng ...nullKiểm toán hải quan: Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam (06/07/2017 08:45)mof.gov.vn › webcenter › portal › ttpltc › pages_r › chi-tiet-tin-ttpltcnull

Customs clearance là gì trong xuất nhập khẩu?

Customs clearance chính là thủ tục hải quan. Tức là thủ tục hải quan chủ hàng hóa/người đại diện được ủy quyền phải thực hiện hoàn tất tại điểm hàng xuất phát, chuyển tải đến điểm đích. Mục đích của customs clearance là đảm bảo tất cả loại thuế và thuế nhập khẩu hiện hành đều được thanh toán đủ.nullCustoms clearance là gì? (Mới) - ALSals.com.vn › thu-tuc-hai-quan-customs-clearancenull