Ví dụ về sự khác biệt trong cuộc sống

Đây là điều mà tôi ước mình biết sớm hơn so với bây giờ. Khi nhìn lại, có lẽ môi trường sống và giáo dục đã ảnh hưởng quá nhiều lên tư tưởng của một người trẻ như tôi. Tôi đã từng không biết sự khác biệt là gì, và luôn so sánh mọi thứ. Điều này thật sự, thật sự rất mệt mỏi, và nó khiến cảm xúc của tôi lên xuống như người bị bệnh huyết áp vậy.

Ví dụ về sự khác biệt trong cuộc sống

Khác biệt bao gồm những gì?

Rất nhiều thứ – bình thường thì chúng ta hay nói về màu da, sắc tộc, ngôn ngữ hay tôn giáo. Nhưng đó là trường hợp chúng ta sống trong một môi trường đa văn hóa, tôi thấy nếu muốn có ví dụ gần gũi hơn, ta có thể nhìn đến môi trường sống xung quanh mình như: gia đình, công sở, trường học, hàng xóm và v.v.

Với tầm nhìn như vậy, ta hãy nhìn đến các khía cạnh như tính cách, sở thích, sở trường sở đoản, yêu ghét, cách suy nghĩ, cách sống và cách ứng xử của nhau.

Vì sao tôn trọng sự khác biệt lại quan trọng?

Đây chính là điều khiến tôi muốn biết đến việc này sớm hơn. Theo kinh nghiệm của mình, việc tôn trọng sự khác nhau của mỗi người giúp tôi:

  1. Có cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống và yêu sự ‘dị biệt’
  2. Không so xét quá nhiều khả năng của mình với khả năng của người khác
  3. Cảm thấy con người thật đa dạng và luôn muốn hiểu, cũng như mở lòng làm bạn với tất cả mọi người – ở mọi tầng lớp xã hội
  4. Luôn tìm kiếm sự tử tế dù rằng sự khốn nạn, đôi khi, làm lu mờ hết nhân tính của con người
  5. Tin vào bản thân hơn và lạc quan hơn

Tôi thấy điểm thứ 2 là thú vị nhất đấy. Vì từ nhỏ, tôi đã luôn sống trong môi trường giáo dục ‘thành tích’, rằng điểm cao sẽ giỏi giang, còn điểm thấp thì hư hỏng. Không riêng tư như các nước Châu Âu và Châu Mỹ, phiếu điểm của tôi luôn được gửi về cùng với điểm của tất cả các bạn trong lớp. Và đoán xem, việc hơn thua 0.1 điểm mà đứa đứng đầu, đứa đứng thứ 20 nghe thật ‘khắc nghiệt’ phải không?

Những lần tự dày vò vì mình chẳng bằng ABC khiến tôi lao vào cố học hơn nữa. Tôi không phủ nhận rằng việc so sánh mình với người khác tạo ra 1 động lực khủng khiếp để con người tiến lên phía trước, nhưng cảm giác đến sau đấy mới là thứ khiến tôi lo lắng.

Khi hơn ai đó, tôi cảm thấy bản thân mình thường ‘ngủ quên trên chiến thắng’ và hơi xem thường đối phương. Còn khi ‘thua cuộc’, y như rằng tôi sẽ cảm thấy thất vọng tràn trề – buồn đến nỗi không diễn tả được luôn ấy. Rồi tôi dễ rơi vào trạng thái tự ti và rồi, khép kín, tự dày vò mình.

Sau này khi lên đại học, rồi sau đó đi làm, tôi mới nhận định được rằng, chúng ta không ai có thể nhìn thấy được tương lai của mình diễn ra như thế nào, và việc nói trước, bao giờ cũng không tránh được việc bước hụt chân.

Anh A khi xưa học tệ nhưng nay ra làm lại là ông chủ của bao nhiêu shop cà phê. Hay cô B vốn thông minh ưu tú, nhưng nay lại vẫn ôm bằng ‘thac sĩ thất nghiệp’. Hay em C vốn thích làm công tác xã hội, nhưng phải học khối kinh tế để chiều lòng ba mẹ. Hoặc chị D sau khi đã chôn chân trong công việc mình không thích gần 10-15 năm, nay chị mới dám thực hiện ‘cú nhảy vọt’ sang tự kinh doanh để thỏa niềm đam mê của mình.

Đây là chưa kể đến tính cách – một phạm trù vốn luôn có 2 đường song hành. Anh thích ăn cay, tôi thích ăn mặn. Em thích búp bê tôi thích siêu nhân. Chị thích màu xanh tôi thích màu hồng. Anh yêu tôi nhưng tôi yêu ẻm và hằng hà xa số những ví dụ khác.

Đây chính là những sự khác biệt trong cuộc sống mà chúng ta NÊN TÔN TRỌNG nó, thay vì đả kích (nhất là sau khi chưa tìm hiểu kỹ về ngọn nguồn của tảng băng trôi).

Ví dụ về sự khác biệt trong cuộc sống
Tảng băng trôi của việc Biết & Hiểu

Vậy chúng ta thể hiện sự tôn trọng với người khác bằng cách nào? 

Theo kinh nghiệm, tôi chia nhỏ các bước thế này:

  1. Quan tâm & lắng nghe: để biết họ đang gặp vấn đề gì
  2. Đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của người khác: để HIỂU tại sao họ lại chọn hướng đi và hành động như vậy
  3. Chia sẻ sự đồng cảm
  4. Tìm hiểu thêm về những động lực hay lý do sâu xa: đây là những thứ họ có thể KHÔNG MUỐN NÓI hoặc KHÔNG NGHĨ ĐẾN, nhưng nếu bạn ‘đào’ được những điều thầm kín ấy, bạn sẽ hiểu rõ người đối diện nhiều hơn. (ví dụ: A bảo rằng mua Iphone X do Iphone cũ đã hư, nhưng lý do thực tế mà A không chia sẻ và cũng là động lực to lớn nhất, chính là do A muốn chứng tỏ mình là người sành điệu).

Hãy thử phương pháp 5 Why – hỏi những câu hỏi tại sao để tìm hiểu vấn đề thật kỹ trước khi phán xét ai bạn nhé.

Tôi biết con người ít ai thích sự khác biệt – nhất là khi nó đi ngược với những triết lý sống hoặc giá trị sống của nhau. Nhưng thật tốt nếu ai cũng góp ý chân thành và cố gắng tìm hiểu về động lực đằng sau sự khác biệt của người khác. Giờ đây tôi nhận thấy mình không còn đánh giá hay phán xét vội về ai đó nữa. Cho dù họ có biểu hiện của một dạng người nào đó, tôi cũng muốn hiểu sâu hơn về động lực hay những câu chuyện đứng sau hành vi của họ.

Hơn hết, tôn trọng sự khác biệt giúp tôi tự tin vào bản thân mình. Biết rằng sự thành công của người khác, không bao giờ là thước đo sự thành công của mình. Rằng mỗi người được sinh ra với một sứ mệnh nào đó và nhiệm vụ của đời ta là tìm ra và thực thi sứ mệnh ấy.

Tôi đọc ở đâu đó rằng con người chúng ta sống với nhau, cốt là hiểu và tập chấp nhận những điểm xấu và tốt của nhau. 

#Why: Sống là phải biết khác biệt, không khác biệt thì chỉ nhận được con số 0 tròn trĩnh mà thôi!

Ví dụ về quán phở ở Angola và lý thuyết thị trường về cạnh tranh hoàn hảo sẽ chứng minh cho bạn điều trên.

Ví dụ về sự khác biệt trong cuộc sống

Kinh tế học không chỉ bó hẹp trong giảng đường hay ngân hàng. Môn khoa học này tồn tại ở khắp mọi nơi và ảnh hưởng tới mọi thứ chúng ta làm hoặc nhìn thấy trên phim ảnh cũng như đời thực. Nó có thể giúp ta lý giải những "bí ẩn" lý thú trong cuộc sống như Vì sao ngăn mát tủ lạnh có đèn nhưng ngăn đá thì không hay,...

CafeBiz xin giới thiệu chuỗi bài #Why vào thứ 2-4-6 hàng tuần để giúp bạn thấy kinh tế học không khô khan như bạn nghĩ. Nội dung bài viết được truyền cảm hứng từ cuốn sách "Nhà tự nhiên kinh tế" của tác giả Robert H. Frank.

Sống trên đời là phải biết khác biệt với những người khác. Nếu không khác biệt rút cục bạn sẽ chẳng nhận được gì đâu.

Đó giống như một lời răn dạy trong một cuốn sách triết lý nào đó, và hẳn nhiên, bạn có quyền phủ định hoặc làm theo nó, vì nếu nghe thoáng qua, dường như không có bất cứ lập luận nào đằng sau hỗ trợ nó cả.

Tuy nhiên, bạn sẽ nghĩ sao nếu như có hẳn một lý thuyết kinh tế đã chứng minh điều này, rằng không khác biệt thì mọi thứ nhận về sẽ là con số 0 tròn trĩnh ? Hãy cùng xem.

Quán phở ở Angola và hậu quả nếu không biết khác biệt

Hãy thử tưởng tượng bạn nói lời tạm biệt với công việc nhàm chán hiện tại và quyết định làm một việc có ý nghĩa hơn là…đi bán phở ở…Angola – một nơi mà phở Việt Nam chưa hề đặt chân tới.

Ở một thị trường mà sản phẩm phở chưa xuất hiện, bạn nhận ra rằng để mở một quán phở thường thường bậc trung là chẳng hề khó chút nào.

Chẳng cần đầu tư mấy, chỉ cần một địa điểm, vài chiếc bàn, ghế, nồi niêu, bát đũa và một công thức nấu phở rất bình thương mang từ Việt Nam sang, bạn có ngay một quán phở nơi xứ người.

Vì lợi thế là người tiên phong ở Angola, bạn ngay lập tức có lãi từ việc bán phở ở đây. Dần dần, dân ở Angola cũng sẽ nghĩ đến việc :”Hay là cũng đi bán phở để kiếm tiền giống anh chàng Việt Nam này ?”

Do việc mở quán phở là rất đơn giản, hẳn là thế vì trước đó bạn cũng chẳng mất mấy công đầu tư để mở, các quán phở tương tự như của bạn sẽ mọc lên như nấm. Tương tự ở đây là ở chỗ bàn ghế, cung cách dịch vụ, chất lượng phở như bao nhiêu thịt, bao nhiêu nước…tất cả các quán cũng đều sàn sàn nhau.

Việc có quá nhiều quán phở cạnh tranh sẽ khiến giá bán phở giảm xuống. Chất lượng các quán như nhau nên người ăn cứ chọn quá rẻ mà vào. Quán A giá cao hơn quán B mà thấy quán B hút khách hơn lại giảm giá cho bằng được quán B.

Chu trình giảm giá diễn ra liên tục và rút cục đến một lúc giá bán bằng chi phí kinh tế mà bạn đã bỏ ra (bằng chi phí nguyên vật liệu cộng với công sức bạn đã bỏ ra), tất cả những người bán phở sẽ không thể giảm giá thêm được nữa vì lúc này, người bán phở đã hoàn toàn bán phở không công rồi. Nếu giảm nữa thì có lẽ, sẽ không có bất cứ quán phở nào ở Angola nữa.

Vào lúc này, mức giá một bát phở sẽ bằng đúng chi phí cơ hội bạn bỏ ra để làm ra bát phở ấy. Vì thế, thị trường phở sẽ sản xuất ra đúng số lượng phở người ta muốn mua, không thiếu cũng không thừa.

Cơ cấu thị trường này được được gọi là cạnh tranh hoàn hảo (perfect competititon). Ở đây, tất cả các người bán đều giống hệt nhau, chẳng có sự khác biệt nào hết, và như bạn thấy thì cũng chẳng có người bán nào được lợi cả.

Và, điều tương tự cũng sẽ xảy ra ở ngoài cuộc sống. Trong một tập hợp người trên thị trường lao động, trong một phòng làm việc, trong một công ty, nếu như bạn cũng chỉ giống như mọi người khác, không có sự khác biệt nào đặc biệt thì rút cục thứ bạn thu về cũng chỉ là con số 0 tròn trĩnh mà thôi.

Phương cách duy nhất: Hãy biết khác biệt hóa mình

Vậy làm thế nào để không rơi vào tình cảnh này ? Chìa khóa duy nhất là hãy biết làm mình khác biệt.

Ví dụ, trong tình huống quán phở ở Angola bên trên, thay vì ngồi yên chờ các quán phở khác mọc lên và đua nhau giảm giá, bạn hãy làm gì đó.

Hãy thay đổi thực đơn, đa dạng các món phở như phở già, phở bò, phở sốt vang….

Hãy tạo ra một phong cách phục vụ khác biệt với tất cả các quán phở khác để người ăn phải nhớ đến mình. Hãy quan tâm đến từng khách hàng trung thành của bạn, để ý ai thích ăn ít hành, ai thích ăn nhiều mỡ, ai thích ăn nhiều bánh, nhiều nước….

Làm như vậy, khách hàng của bạn sẽ sẵn sàng trả một số tiền cao hơn giá các quán khác, đơn giản là chỉ để ăn bát phở hợp khẩu vị, hoặc được hưởng một dịch vụ tốt hơn. Do bán giá cao hơn, tổng tiền thu về của bạn sẽ lớn hơn chi phí và công sức bỏ ra. Nói tóm lại, hơn một số 0 tròn trĩnh, bạn đã thu được lợi nhuận từ việc bán phở.

Cơ chế thị trường này được gọi là cạnh tranh độc quyền (monopolistic competition), nơi mà mỗi người bán đều có xu hướng cạnh tranh với nhau bằng cánh này hay cách khác, qua đó cả thị trường sẽ tốt lên. Như vậy, một bài học cuộc sống được suy ra từ điểm này: Không thể cạnh tranh thì chẳng thể nào có sự tiến bộ.

Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng những nỗ lực làm mình khác biệt hóa là phải liên tục trong dài hạn.

Bởi lẽ, trở lại ví dụ trên, công nghệ nấu phở là thứ tương đối dễ dàng để copy, vì thế áp lực cạnh tranh đối với bạn là luôn còn ở đó. Hãy luôn tâm niệm phải liên tục đổi mới thực đơn, làm quảng cáo và các hình thức PR….làm sao để người ăn không quan quán phở của bạn.

Nói tóm lại, hãy luôn biết cách khác biệt hóa.

Vượng Lê

Theo Trí Thức Trẻ

Từ khóa: khác biệt, cạnh tranh, hoàn hảo, lý thuyết, why, kinh tế

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM