Thực hành hóa sinh định lượng glucose trong nước tiểu năm 2024
Nước tiểu là dịch bài xuất chứa phần lớn các chất thải cặn bã của cơ thể nên mọi thay đổi các chỉ số hóa lý trong xét nghiệm sinh hóa nước tiểu sẽ giúp nhận biết rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Nhờ đó mà bác sĩ có căn cứ đưa ra chẩn đoán cho các bệnh lý gan, thận, tiết niệu,... Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu thông tin về một số chỉ số quan trọng trong xét nghiệm này. Show 1. Tầm quan trọng của xét nghiệm sinh hóa nước tiểuXét nghiệm nước tiểu là một chỉ tiêu xét nghiệm không thể thiếu trong khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, đây cũng là hình thức kiểm tra được các bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ và cần chẩn đoán bệnh lý gan, thận, tiểu đường, các bệnh lý đường tiết niệu, rối loạn trao đổi chất,... để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả và đánh giá kết quả điều trị. Xét nghiệm nước tiểu có mặt trong nhiều nội dung kiểm tra sức khỏe do bác sĩ chỉ định Thông thường, xét nghiệm nước tiểu được thực hiện nhằm mục đích: - Kiểm tra bệnh hoặc tình trạng nhiễm trùng tiết niệu: những trường hợp này thường gây nên triệu chứng: nước tiểu khác thường về mùi và màu sắc, tiểu khó, đi tiểu bị đau, nước tiểu có máu, đau ở mạn sườn, sốt,... - Theo dõi hiệu quả điều trị bệnh lý: tiểu đường, nhiễm trùng tiết niệu, sỏi thận, cao huyết áp, bệnh về gan,... - Là một nội dung của kiểm tra tổng quát sức khỏe. - Căn cứ trong chẩn đoán các bệnh lý về gan, thận,... - Trong khám thai định kỳ. 2. Ý nghĩa của một số thông số có trong xét nghiệm sinh hóa nước tiểu và lưu ý khi xét nghiệm2.1. Một số chỉ số cần lưu ý trong xét nghiệm sinh hóa nước tiểuCó rất nhiều chỉ số sẽ xuất hiện trong kết quả xét nghiệm sinh hóa nước tiểu nhưng nên lưu tâm đến một số chỉ số sau: - LEU (Leukocytes) Đây là loại tế bào bạch cầu trong nước tiểu, bình thường được duy trì trong ngưỡng 10 - 25 LEU/UL. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn thì chỉ số này sẽ tăng lên và người bệnh có triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần trong ngày. - NIT (Nitrate) Ngưỡng cho phép của chỉ số NIT trong kết quả sinh hóa nước tiểu là 0.05 - 0.1 mg/dL. Nếu chỉ số này tăng sẽ phản ánh nhiễm trùng đường tiểu. Sự xuất hiện của vi khuẩn gây nhiễm trùng sẽ khiến cho đường tiết niệu xuất hiện enzyme làm cho nitrate niệu bị chuyển thành nitrite. Vì thế, kết quả xét nghiệm dương tính thì người bệnh bị nhiễm trùng đường tiểu, thường là do nhiễm E.Coli. - UBG (Urobilinogen) Trong nước tiểu, chỉ số Urobilinogen cho phép ở ngưỡng 0.2 - 1.0 mg/dL (3.5 - 17 mmol/L) nhưng nếu vượt quá thì có thể liên quan đến bệnh lý túi mật hoặc gan. Urobilinogen tạo ra từ Bilirubin thoái hóa nên khi chỉ số này tăng lên thì khả năng cao dòng mật bị tắc nghẽn, bệnh viêm gan hoặc xơ gan. - BIL (Bilirubin) Chỉ số Bilirubin bình thường vào khoảng 0.4 - 0.8 mg/dL (6.8 - 13.6 mmol/L). Bình thường, Bilirubin được đào thải qua phân chứ không qua đường tiểu nên nếu chất này có trong nước tiểu thì chứng tỏ túi mật bị tắc nghẽn hoặc tổn thương gan. Bảng tham khảo một số chỉ số trong xét nghiệm sinh hóa nước tiểu - Pro (Protein) Chỉ số Protein bình thường là 7.5 - 20mg/dL (0.075-0.2g/L) nhưng khi vượt quá ngưỡng này thì cho thấy thận bị tổn thương. Đối với thai phụ, nếu xét nghiệm sinh hóa nước tiểu, bên cạnh sự vượt mức chỉ số này, nếu có thêm albumin thì có nguy cơ bị tiểu đường hoặc nhiễm độc thai nghén. - Chỉ số pH Đây là chỉ số có tác dụng xác định tính chất bazơ hoặc axit của nước tiểu. Kết quả xét nghiệm sinh hóa nước tiểu cho độ pH =4 tức là nước tiểu có tính axit, pH =9 tức là nước tiểu có tính bazơ, pH =7 là trung tính. - BLD (Blood) Blood ở người bình thường duy trì ở khoảng 0.015 - 0.062 mg/dL (5 - 10 Ery/UL) nhưng nếu tăng thì cho thấy sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu, xuất huyết bướu thận hoặc bàng quang,... - SG (Specific Gravity) Đây là chỉ số chung về tỷ trọng các thành phần hiện có trong nước tiểu. Kết quả chỉ số này có ý nghĩa bổ sung cho các chẩn đoán khác khi bác sĩ phát hiện sự bất thường đường tiểu. - KET (Ketone) Duy trì chỉ số Ketone bình thường khi ở trong khoảng 2.5 - 5mg/dL (0.25 - 0.5 mmol/L). Ketone được thải ra từ đường tiểu nên khi chỉ số này tăng lên sẽ phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng, tiểu đường, nhiễm trùng đường tiểu, tiểu đường,... - Glu (Glucose) Nước tiểu bình thường không có Glucose hoặc có với một lượng cực ít. Vì thế, nếu xét nghiệm sinh hóa nước tiểu cho kết quả chỉ số này vượt ngưỡng bình thường thì có thể liên quan đến bệnh tăng đường huyết, tổn thương hoặc mắc bệnh lý tại thận. Các kết quả bất thường trong xét nghiệm sinh hóa nước tiểu sẽ được bác sĩ giải thích để người bệnh được rõ 2.2. Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm sinh hóa nước tiểuĐể kết quả xét nghiệm sinh hóa nước tiểu phản ánh đúng tình trạng sức khỏe ở thời điểm hiện tại thì trước khi lấy mẫu xét nghiệm người bệnh nên: - Tránh ăn thực phẩm có thể làm thay đổi màu sắc nước tiểu như: củ cải đường, quả mâm xôi, đại hoàng,... và không tập thể dục quá sức. - Thông báo với bác sĩ nếu đang bắt đầu hoặc trong kỳ kinh để có thể chuyển lịch xét nghiệm vào thời gian sau. - Ngưng sử dụng một số loại thuốc dễ làm ảnh hưởng đến kết quả của các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu như: vitamin B, phenazopyridine, phenytoin, rifampin,... Trường hợp đang sử dụng thuốc lợi tiểu cũng cần báo để bác sĩ biết. Nếu bạn đang có mối bận tâm nào liên quan đến những triệu chứng mà mình mắc phải có liên quan đến xét nghiệm nước tiểu thì cũng nên nói chuyện với bác sĩ để được giải thích chi tiết cho mối băn khoăn này. Hệ thống Y tế MEDLATEC với Trung tâm Xét nghiệm đầu tiên ở nước ta quản lý song hành 2 tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP là địa chỉ uy tín để khách hàng yên tâm thực hiện xét nghiệm sinh hóa nước tiểu. Tại đây, mọi quy trình xét nghiệm đều diễn ra với những tiêu chuẩn và sự kiểm soát khắt khe nên kết quả xét nghiệm trả về cho khách hàng đều đảm bảo tính chính xác. Để xét nghiệm sinh hóa nước tiểu tại MEDLATEC, quý khách hàng có thể đến bất cứ chi nhánh nào trực thuộc hệ thống hoặc liên hệ hotline 1900 56 56 56 để hướng dẫn đặt lịch xét nghiệm nước tiểu tại nhà nhanh chóng và thuận tiện. |