Châu chấu và cào cào khác nhau ở điểm nào năm 2024

Cào cào lúa trưởng thành dài 40 – 45mm (con đực nhỏ hơn con cái) có màu xanh vàng hoặc nâu, râu hình sợi chỉ, 2 bên đỉnh đầu về phía mắt kép có 2 vệt sọc màu nâu kéo dài suốt 3 đốt ngực. Mảnh lưng của đốt bụng đặc biệt con cái có dạng gai.

Trứng được đẻ dưới đất thành từng khối vài chục quả kết dính với nhau, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp bọt dính để khỏi bị khô. Trứng hơi cong ở giữa, 1 đầu to., luôn ở dạng túi. Cào cào lúa non mới nở không có cánh, màu xanh, có 2 sọc đen chạy dọc theo thân.

Vòng đời 4- 5 tháng, tuỳ từng điều kiện sinh thái từng vùng vòng đời thay đổi. Trong đó, giai đoạn trứng: 15-30 ngày; sâu non: 50-60 ngày; cào cào trưởng thành có thể sống 2-3 tháng. Một cào cào lúa cái trưởng thành có thể đẻ trên 100 trứng, trứng được đẻ trong đất, trên đồng cỏ hoặc trên bẹ lá lúa.

Cào cào lúa là loài đa thực, phá hoại nhiều loại cây trồng. Kí chủ chính là cây lương thực (lúa, bắp, mía). Chúng phát sinh nhiều ở vùng đất cao có nhiều bãi cỏ hoang, từ đó di chuyển vào ruộng lúa phá hại. Gặp điều kiện thích hợp, trời mưa cây cỏ xanh tốt cào cào lúa có thể tích luỹ mật số thành đàn di chuyển phá hại.

Hoạt động phá hại chủ yếu vào ban đêm, chúng ăn khuyết lá, lủng thành màng chừa gân chính, cắn đứt bông lúa, gây ra lép. Mật độ cao phá hại làm ruộng lúa xơ xác. Có thể ăn cả cỏ trong ruộng và trên bờ.

Xuất hiện nhiều ở lúa đông xuân. Trên lúa đông xuân – lứa 1. Lúa hè thu – lứa 2. Lúa mùa và kết thúc lứa 2 vào tháng 9 – 10. Cuối mùa mưa mật số cào cào thường là thấp. Sau khi đẻ trứng vào cuối tháng 10 – 11 cào cào lúa trưởng thành chết.

Gây hại ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Pakistan và Việt Nam.

***

Kỹ thuật nuôi châu chấu

Kỹ thuật nuôi châu chấu tương đối đơn giản. Để nuôi châu châu với số lượng lớn bạn cần đóng những chuồng nuôi châu chấu chuyên dụng để nuôi châu chấu được nhiều và tốn ít công chăm sóc.

Mỗi chuồng bạn có thể nuôi được 10 kg châu chấu. Giá mỗi kg châu chấu vào khoảng 170.000đ đến 210.000đ tùy vào thời điểm, chi phí để nuôi một kg châu chấu là 30.000đ vậy nếu bạn nuôi 50 thùng thì sau 2 tháng xuất chuồng bạn có lãi từ 70 triệu đến 80 triệu. Hiệu quả kinh tế cũng khá cao đúng không các bạn?

Chúng tôi xin giới thiệu tới quý bà con kỹ thuật nuôi châu chấu trong nhà.

Tên gọi

Châu chấu là là loài côn trùng ăn lá. Ở Việt Nam thông thường người ta phân biệt các loài bằng hai tên gọi phổ biến nhất là châu chấu và cào cào tùy theo hình dáng bề ngoài của phần đầu là bằng hay nhọn , trong đó một số vùng gọi các loài đầu bằng là châu chấu và các loài đầu nhọn là cào cào trong khi ở một số vùng khác thì ngược lại. Tuy nhiên, đầu nhọn hay đầu bằng không là một đặc điểm để phân loại trong khoa học và vì thế trong một đơn vị phân loại cụ thể nào đó có thể có cả châu chấu lẫn cào cào.

Chuồng nuôi châu chấu

Bà con làm chuồng có diện tích đáy là 1 mét vuông, cao 1,2 mét, bên trên làm tấm lưới để che miệng thùng

Bên trong chuồng chúng ta xếp cây thành nhiều tầng, cho vào trong chuồng 2 khay nước, 1 khay cám và một ít cỏ.

Chọn giống và phối giống

Chọn châu chấu giống khẻo mạnh, cánh dài, chân không bị gãy.

Trong quá trình giao phối, châu chấu đực phóng tinh trùng vào âm đạo thông qua dương cụ (thể giao cấu) của nó (cơ quan sinh sản của con đực), và chèn bó sinh tinh của nó, một gói chứa tinh trùng, vào trong cơ quan đẻ trứng của con cái. Tinh trùng tiến tới trứng thông qua các ống nhỏ gọi là các vi lỗ của noãn.

Con cái sau đó đẻ túi trứng đã thụ tinh, sử dụng cơ quan đẻ trứng của nó và bụng để đưa trứng xuống sâu dưới mặt đất 2-5 cm (1-2 inch), mặc dù chúng cũng có thể đẻ trứng trong các rễ cây hay trong các bãi phân. Mỗi túi trứng chứa vài chục trứng bó chặt nhau, trông giống như các hạt gạo nhỏ và mỏng. Trứng nằm trong lòng đất suốt cả mùa đông, và nở ra khi thời tiết đủ ấm.

Ấp trứng cho châu chấu

Sau khi châu chấu đẻ trứng, chúng ta cho trứng vào thùng ấp 1 ngày phun sương một lần và dung khăn ẩm che khay trứng lại.

Sau 15 ngày thì trứng nở, Con non mới nở đầu tiên sẽ đào đường hầm để chui lên mặt đất, và các con non còn lại theo sau. Châu chấu lớn lên qua các giai đoạn để cuối cùng có kích thước và cánh lớn hơn. Sự phát triển này được gọi là biến thái không hoàn toàn do con non rất giống với châu chấu trưởng thành.sau 70 ngày thì có thể thu hoạch.

Nuôi châu chấu con

Khi khay trứng nở ra thành châu chấu con, chúng ta cho châu chấu con vào một cái thúng riêng, cho vào đó một khay cám, một ít rau xanh, một miếng sốp tẩm nước cho châu chấu hút nước.

Thu hoạch châu chấu

Châu chấu nuôi được 70 ngày thì bắt đem đi rữa sạch bằng nước mối, đóng bịch và đem đi tiêu thụ.

***

Có nơi gọi con đầu nhọn cánh dai là cào cào , còn đầu bằng cánh cứng là châu chấu và nơi khác thì ngược lại . Nhưng đến các nhà khoa học Việt nam cũng khó xử nên theo các nhà khoa học thế giới thì xếp chung vào phân bộ châu chấu . Tuy vậy Người ta hay gọi châu chấu tre , châu chấu voi , châu chấu ma , châu chấu khỉ … cho các con đầu bằng hơn . Ở một số nơi gọi con đầu nhọn là tanh tách vì khi bay nó hay phát ra tiếng kêu . Nhưng nó là 1 loài nhỏ thuộc phân bộ châu chấu với đặc điểm ngụy trang tốt và ..sinh sản ít .

CHÂU CHẤU – CÀO CÀO:

(Acrididae), họ côn trùng bộ Cánh thẳng (Orthoptera). Biến thái không hoàn toàn. Căn cứ theo cấu tạo của tấm bụng đốt ngực trước, trán và đỉnh đầu, phân thành bốn phân họ: Châu chấu – cào cào (Acridinae); Châu chấu di cư (Oedipodinae); Châu chấu gai (Pyrgomorphinae); Châu chấu (Cyrtachantacrinae). Họ CC – CC là họ lớn, có nhiều loài sâu hại nông, lâm nghiệp. Ở Việt Nam thường gặp 2 loài:

  1. Châu chấu lúa (Oxya chinensis), đầu bằng, hai chân sau to khiến châu chấu lúa có thể nhảy nhanh. Con non màu xanh, con trưởng thành màu vàng nâu bóng hoặc xanh vàng. Dài 33 – 41 mm. Châu châu lúa đẻ trứng thành ổ dưới đất, mỗi con cái có thể đẻ 1 – 3 ổ trứng, mỗi ổ 16 – 102 trứng. Con cái có khả năng sống đến 3 tháng. Ban ngày, châu chấu lúa hoạt động mạnh vào khoảng thời gian 7 – 10 giờ và 16 – 17 giờ. Ban đêm, thường bay vào vùng có ánh lửa sáng. Là loài côn trùng hại lúa, ngô, mía, lạc, đậu, đỗ, cao lương, cải, các loại rau và một số loài cỏ dại. Cắn lá, cắn đứt cuống bông làm lúa bị lép trắng, hoặc gặm hạt lúa đang chín.
  1. Châu chấu tre, phá hại lá tre, nứa, bương, vầu và có thể ăn lan sang cây trồng (ngô, lúa…) gần rừng. Hai loài phá hại nghiêm trọng là châu chấu tre lưng vàng (Ceracris kiangsus) và châu chấu tre lưng xanh (Ceracris nigricornis). Loài châu chấu tre nhỏ ở các bụi tre gai phá hại ít hơn. Thân màu xanh vàng, dài 30 – 40 mm. Châu chấu tre lưng vàng có một đường vàng chạy dọc giữa sống lưng đến cuối cánh; mảnh lưng ngực trước có ba đường vân. Châu chấu tre lưng xanh có một đường vân xanh lục. Trứng hơi cong, màu nâu sẫm, vỏ có vân hình mắt lưới. Hoàn thành một vòng đời trong một năm. Giao phối xong con đực chết, con cái đẻ trứng xong cũng chết (dấu hiệu để điều tra vùng có châu chấu tre). Sâu non sống thành đàn, thường di chuyển theo hướng tây nam. Thích sống nơi râm mát. Năm 1962, ở Việt Nam có nạn dịch châu chấu tre lớn ở huyện Định Hoá (Thái Nguyên), bay rợp trời phá hại trên 300 ha rừng, làm tre trơ cành, rừng khô héo; năm 1971, phát dịch ở rừng luồng tại huyện Ngọc Lạc (Thanh Hoá). Ở vùng Đông Nam Bộ cũng hay có dịch châu chấu tre.

Tên gọi cào cào hoặc châu chấu đang lưu hành ở các địa phương hoặc trong một số tài liệu hiện không thống nhất, thường mang tính địa phương; vd. các tỉnh Miền Bắc gọi các loài có đầu bằng là châu chấu, đầu nhọn là cào cào; còn nhân dân các tỉnh Miền Trung và Nam Bộ gọi ngược lại. Thực chất đặc điểm đầu bằng hoặc đầu nhọn đều không phải là đặc trưng cho từng loài mà là của cả tập hợp loài, thuộc nhiều phân họ khác nhau. Trong khi chưa có tên gọi thống nhất cho từng loài xin chấp nhận tên gọi CC – CC.

***

Châu chấu là một phân bộ chứa các côn trùng ăn lá, với danh pháp khoa học là Caelifera thuộc bộ Cánh thẳng (Orthoptera). Trong tiếng Việt, thông thường người ta phân biệt các loài bằng hai tên gọi phổ biến nhất là châu chấu và cào cào (ngoại trừ họ Tridactylidae có bề ngoài khá giống dế trũi, không có tại Việt Nam), tùy theo hình dáng bề ngoài của phần đầu là bằng hay nhọn , trong đó một số vùng gọi các loài đầu bằng là châu chấu và các loài đầu nhọn là cào cào trong khi ở một số vùng khác thì ngược lại. Tuy nhiên, đầu nhọn hay đầu bằng không là một đặc điểm để phân loại trong khoa học và vì thế trong một đơn vị phân loại cụ thể nào đó có thể có cả châu chấu lẫn cào cào.

Châu chấu có các râu gần như luôn luôn ngắn hơn phần thân (đôi khi có nhiều sợi nhỏ), cũng như cơ quan đẻ trứng ngắn. Những loài nào phát ra các âm thanh dễ dàng nghe thấy thì thông thường thực hiện điều này bằng cách cọ xát các xương đùi sau vào các cánh trước hay bụng, hoặc bằng cách bật tanh tách các cánh khi bay. Các màng thính giác, nằm ở các bên của đoạn bụng thứ nhất. Các xương đùi sau thông thường dài và to khỏe, thích hợp để nhảy. Nói chung, châu chấu có cánh, nhưng các cánh sau giống như màng trong khi các cánh trước thì dai và không phù hợp để bay. Châu chấu cái thường to hơn châu chấu đực, với cơ quan đẻ trứng ngắn.

Châu chấu cũng dễ bị nhầm lẫn với các loài muỗm trong phân bộ còn lại của Orthoptera là Ensifera (bao gồm các loài dế và muỗm), nhưng chúng khác nhau ở nhiều khía cạnh, chẳng hạn như số các đốt trong râu của chúng và cấu trúc của cơ quan đẻ trứng, cũng như vị trí của màng thính giác và phương thức phát ra âm thanh. Các loài dế, muỗm có các râu có ít nhất 30 đốt, còn các loài châu chấu có ít hơn. Theo quan điểm tiến hóa thì Caelifera và Ensifera tách ra không sớm hơn ranh giới giữa kỷ Permi-kỷ Trias (Zeuner 1939), nghĩa là không sớm hơn 250 triệu năm trước).

Các ước tính gần đây (Kevan 1982; Günther, 1980, 1992; Otte 1994-1995; một số tài liệu khác sau này) chỉ ra rằng có khoảng 2.400 chi và khoảng 11.000 loài hợp lệ đã được miêu tả cho tới nay là thuộc về phân bộ này. Tuy nhiên, còn nhiều loài chưa được miêu tả có lẽ cũng tồn tại, đặc biệt là trong các rừng mưa nhiệt đới. Phân bộ Caelifera chủ yếu phân bổ ở khu vực nhiệt đới nhưng phần lớn các siêu họ thì phân bổ rộng khắp thế giới.

Các loài trong phân bộ Caelifera chủ yếu thuộc về 5 họ chính sau đây:

Acrididae (châu chấu, cào cào đồng cùng các loài châu chấu di chuyển thành bầy)

Eumastacidae (châu chấu khỉ)

Tanaoceridae

Tetrigidae (châu chấu lùn)

Tridactylidae (dế dũi lùn)

Họ lớn nhất là Acrididae, bao gồm khoảng 10.000 loài. Đặc trưng của họ này là các râu ngắn và to, với giải phẫu tương đối không biến đổi; thông thường chúng trông nổi bật hơn các họ khác trong phân bộ Caelifera, do các cánh và chân của châu chấu trưởng thành phát triển rất tốt và sáng màu. Họ Acrididae cũng bao gồm nhiều loài có tập tính di chuyển thành bầy lớn, gây ra các thiệt hại lớn cho cây trồng nói riêng và cho thảm thực vật nói chung, như:

Locusta migratoria: Châu chấu di cư

Nomadracis septemfasciata: Châu chấu đỏ

Chortoicetes terminifera: Châu chấu Australia

Schistocerca americana: Châu chấu sa mạc Bắc Mỹ

Schistocerca gregaria: Châu chấu sa mạc.

Melanoplus spretus: Châu chấu núi Rocky.

Thông thường chúng đẻ trứng trong đất với các chất xốp bao quanh trứng để bảo vệ chúng trong quá trình trứng được ấp; số lượng trứng đẻ mỗi lần khoảng 400-500 quả.

Hệ tiêu hóa của châu chấu bao gồm ruột trước, ruột sau và ruột giữa. Miệng dẫn tới họng và thông qua thực quản tới diều. Nó tuôn vào ruột giữa, và dẫn tới hệ thống ống Malpighi. Chúng là các cơ quan bài tiết chính. Ruột sau bao gồm ruột hồi và ruột thẳng (trực tràng), và đi vào hậu môn. Phần lớn thức ăn được xử lý tại ruột giữa, nhưng một vài phần còn lại cũng như các chất thải từ hệ thống ống Malpighi được xử lý tiếp tại ruột sau. Các chất thải bao gồm chủ yếu là axít uric, urê và một số axít amin, và thông thường chúng được chuyển hóa thành các viên phân khô nhỏ trước khi thải ra ngoài.

Các tuyến nước bọt và ruột giữa tiết ra các enzym tiêu hóa. Ruột giữa tiết ra proteaza, lipaza, amylaza, invertaza, cùng một vài enzym khác. Ezym cụ thể nào được tiết ra phụ thuộc vào loại thức ăn của châu chấu.

Hệ thần kinh của châu chấu được kiểm soát bằng các hạch (các nhóm lỏng lẻo của các tế bào thần kinh, được tìm thấy ở phần lớn các loài tiến hóa hơn các động vật ruột khoang (Cnidaria)). Ở châu chấu, có các hạch trong mỗi đoạn cũng như một tập hợp lớn hơn ở đầu, có thể được coi như là não bộ. Chúng cũng có bó dây thần kinh ở trung tâm, thông qua đó mọi kênh hạch truyền tín hiệu. Các giác quan (nơron giác quan) được tìm thấy gần bên ngoài cơ thể và bao gồm các sợi lông nhỏ (lông giác quan), bao gồm một tế bào giác quan và một sợi dây thần kinh, chúng được định hướng chuyên biệt hóa để phản ứng lại với một kiểu kích thích nào đó. Trong khi các lông giác quan được tìm thấy trên toàn bộ cơ thể thì chúng chủ yếu tập trung tại các râu, các tua cảm (một phần của miệng), và các phần phụ nhô ra cận kề cơ quan đẻ trứng (gần phần đuôi). Châu chấu cũng có các cơ quan màng thính giác để tiếp nhận âm thanh. Tất cả các cơ quan này cùng các lông giác quan được liên kết tới não thông qua các bó dây thần kinh.

Hệ thống sinh sản của châu chấu bao gồm các tuyến sinh dục, là các ống đưa các sản phẩm sinh dục ra bên ngoài, cùng các tuyến phụ trợ. Ở con đực, tinh hoàn bao gồm một số nang giữ khoang chứa tinh trùng khi chúng trưởng thành và tạo ra các tinh trùng thuôn dài. Sau khi chúng được giải phóng thành chùm thì các tinh trùng này tích lũy trong bọng (vesicula seminalis).

Ở con cái, mỗi buồng trứng bao gồm vài ống trứng. Các ống trứng này tụ lại trong hai vòi trứng nhỏ, chúng hợp lại thành một vòi trứng chung để chuyên chở các trứng đã chín. Mỗi ống trứng bao gồm một germanium (một khối các tế bào tạo ra các noãn bào, tế bào nuôi dưỡng và các tế bào nang) cùng một loạt các nang. Các tế bào nuôi dưỡng noãn bào trong các giai đoạn đầu của sự phát triển, còn các tế bào nang cung cấp vật liệu cho noãn hoàn và làm vỏ trứng (màng đệm).

Trong quá trình giao phối, châu chấu đực phóng tinh trùng vào âm đạo thông qua dương cụ (thể giao cấu) của nó (cơ quan sinh sản của con đực), và chèn bó sinh tinh của nó, một gói chứa tinh trùng, vào trong cơ quan đẻ trứng của con cái. Tinh trùng tiến tới trứng thông qua các ống nhỏ gọi là các vi lỗ của noãn. Con cái sau đó đẻ túi trứng đã thụ tinh, sử dụng cơ quan đẻ trứng của nó và bụng để đưa trứng xuống sâu dưới mặt đất 2–5 cm (1-2 inch), mặc dù chúng cũng có thể đẻ trứng trong các rễ cây hay trong các bãi phân. Mỗi túi trứng chứa vài chục trứng bó chặt nhau, trông giống như các hạt gạo nhỏ và mỏng. Trứng nằm trong lòng đất suốt cả mùa đông, và nở ra khi thời tiết đủ ấm. Ở khu vực ôn đới, nhiều loài châu chấu phần lớn thời gian ở dạng trứng trong các tháng lạnh lẽo (tới 9 tháng) còn giai đoạn hoạt động (con non và trưởng thành) chỉ chiếm khoảng 3 tháng. Con non mới nở đầu tiên sẽ đào đường hầm để chui lên mặt đất, và các con non còn lại theo sau. Châu chấu lớn lên qua các giai đoạn để cuối cùng có kích thước và cánh lớn hơn. Sự phát triển này được gọi là biến thái không hoàn toàn do con non rất giống với châu chấu trưởng thành.

Châu chấu có hệ tuần hoàn mở, với phần lớn chất lỏng trong cơ thể (hemolymph) chứa đầy các khoang và các phần phụ trong cơ thể. Một cơ quan khép kín, mạch ở lưng, kéo dài từ đầu thông qua phần ngực tới phần đuôi. Nó là một ống liên tục với 2 khu vực – tim, nằm tròng khoang bụng, và động mạch chủ, kéo dài từ tim tới đầu và đi qua phần ngực. Cấu tạo rất đơn giản, tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mạch lưng. Hemolymph được bơm về phía trước từ phần đuôi và các phần hông thông qua một loạt các khoang có van, mỗi khoang này chứa một cặp khe hở bên (ostia). Hemolymph tiếp tục theo động mạch chủ và được đổ ra ở phần trước của đầu. Các bơm phụ trợ đem hemolymph thông qua các tĩnh mạch cánh và dọc theo chân cùng râu trước khi chảy ngược trở lại bụng. Hemolymph vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể và đem các chất thải trao đổi chất tới các ống Malphighi để bài tiết. Do nó không chuyên chở ôxy, nên “máu” châu chấu có màu nâu nhạt.

Hô hấp được thực hiện bằng cách sử dụng các khí quản, là các ống chứa đầy không khí, mở tại bề mặt phần ngực và bụng thông qua các cặp lỗ thở. Các van lỗ thở chỉ mở để cho phép trao đổi ôxy và điôxít cacbon. Các vi khí quản, tìm thấy ở phần cuối của các ống khí quản, kết nối với các tế bào và chuyên chở ôxy đi khắp cơ thể.

Tại nhiều khu vực trên thế giới, châu chấu còn là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều protein. Tuy nhiên, việc tiêu thụ châu chấu cần thận trọng, do chúng có thể chứa sán dây (lớp Cestoda).

Các loài châu chấu di chuyển thành bầy là một số loài châu chấu râu ngắn trong họ Acrididae, đôi khi tạo thành các bầy rất lớn; chúng di chuyển theo cách thức có sự phối hợp (nhiều hay ít) và có chúng di chuyển tới đâu thì cây cối tại đó bị hủy diệt rất nhiều. Vì thế những loài này có hai pha: đơn độc và sống thành bầy. Chúng có khả năng thay đổi màu sắc và hành vi khi mật độ quần thể là lớn và có thể gây ra những tổn thất nặng nề cho cây trồng. Các loài này bao gồm Schistocerca gregaria, Locusta migratoria ở châu Phi và Trung Đông, Schistocerca piceifrons ở Trung Mỹ. Các loài châu chấu khác bị coi là loài gây hại (mặc dù không thay đổi màu sắc khi tạo thành bầy) còn có các loài trong chi Melanoplus (như M. bivittatus, M. femurrubrum và M. differentialis) và Camnula pellucida ở Bắc Mỹ; Brachystola magna và Sphenarium purpurascens ở miền bắc và miền trung Mexico; hay các loài trong chi Rhammatocerus ở Nam Mỹ.

***

Các nhà chuyên môn nghiên cứu về việc dùng côn trùng làm thực phẩm (Entomophagist) cho rằng Châu chấu là loài côn trùng có 6 chân, xếp hàng thứ nhì, sau Kiến, được ‘tiêu thụ’ nhiều nhất..Lịch sử ‘ăn’ châu chấu đã được ghi chép lại từ hàng ngàn năm trước..Thánh kinh của Do thái (Cựu Uớc) và Kinh Koran (Hồi), tuy cấm ăn côn trùng nhưng cho phép ăn châu chấu. Sách Leviticus 11:22, ghi châu chấu là 1 trong 4 côn trùng được phép ăn. Theo Pliny (cổ La mã) thì châu chấu là món ăn của người Parthians và theo Hedorotus (sử gia cổ Hy lạp) thì châu chấu đã được nghiền và làm bánh..

Hiện nay, tại Phi châu, châu chấu có thể ‘ăn’ tươi, rang hay nướng, nấu chín, nghiền thành bột nhão, nấu trong nước muối, và phơi khô. Nigeria, Algeria là những nơi mà món châu chấu rất thịnh hành.

Tại Á châu, châu chấu đã là món ăn ‘truyền thống’ tại nhiều nơi (kể cả Việt Nam). Món Châu chấu được bán dạo trên đường phố Bombay, Bắc Kinh và Bangkok (đường Sukhumvit)..dưới dạng các món ‘ăn chơi’ (snack)..Tại Nhật, món inago là Châu chấu lúa chiên dòn.

Tại Mexico, Châu chấu (chapulines) được xem là thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều chất đạm. Người Mễ bắt châu chấu bằng vợt, soi đèn để dụ châu chấu từ lúc hoàng hôn, sau đó có thể ngâm châu chấu trong nước 24 giờ, có thể ăn sống, phơi nắng, chiên với gia vị như tỏi, hành, ớt, khi ăn vắt thêm chanh..hoặc nấu thành soup..nghiền thành bột trong nhân bánh

Món snack Thái lan gai sam yang gồm châu chấu (gọi là takataen) rang, ớt rang, sả bằm nhỏ, đậu phọng giã vụn, thêm chanh, hành và gừng…

Thái Lan còn có món gỏi cuốn nhân cào cào chiên, cuốn chung vơi rau thơm, và chấm nươc mắm pha chanh ớt (phuang nam) kiểu Việt Nam..

Tại Việt Nam, châu chấu là một món ăn ‘ dân giả, truyền thống’ của Xã Nghi Kim, Nghi Lộc, Nghệ An. Và được dân Nghi kim gọi là tôm bay..

..’Trước đây, người ta (Nghi Kim) thường ăn cào cào đồng. Sau này cào cào đồng ít dần nên người ta chuyển sang bắt cào cào lá tre ăn. Hiện giờ chuộng nhất vẫn là cào cào xanh..Chúng thường trú tại các rừng phi lao dọc theo bờ biển. Tuy nhiên, mùa cào cào cũng chỉ rầm rộ vào các tháng 6, 7 và 8 âm lịch’

Phương pháp ‘chế biến’ được ghi thêm:

..’.. để chế biến được món ‘tôm bay’ phải tuân thủ theo những trình tự nhất định, nếu thiếu đi một quy trình, món tôm bay trở nên vô hồn, thậm chí ‘tanh’ không ăn được..’ ‘Cào cào, khi vừa bắt về, cắt bỏ phần chân trước, chân sau (không bỏ đùi), cắt cánh, bỏ ruột..Làm xong, cho cào cào vào ngâm nước muối trong vòng 5 phút, rửa lại bằng nước lã. Đem luộc cào cào trong 3-5 phút, bỏ thêm vào nồi luộc ít lá chanh, sả cho thơm; vớt cào cào ra, để ráo rồi đem chiên với dầu mỡ cho giòn, khi vàng là được.Sau đó bỏ gia vị như ớt, tiêu, sả bằm, hành tăm, mật, lá chanh thái chỉ vào, rồi..rim khô’ Theo người ăn thì Cào cào ngon nhất là vào đầu tháng 8, âm lịch là mùa cào cào mang trứng, ăn rất béo.

Cào cào-Châu chấu đã trở thành một món ăn ‘đặc sản’ cho dân thành phố ở VN, nên săn châu chấu đã trở thành một..nghề mới tại một số vùng nông thôn (Nghệ An, Hà Tĩnh) VN. Giá 1 kg cào cào khoảng 30-50 ngàn đồng (1- 2 .5 USD) và người săn cào cào có thể bắt đến 20 kg/ đêm .

(Tại một số địa phương vùng thượng du Tây Bắc Việt Nam như Bắc Kạn, Nghĩa lộ (Ninh Bình), muỗm được ăn thay châu chấu, với những phương thức chế biến tương tự

Thành phố Chengdu (Thành Đô) Trung Hoa có món ăn ‘đặc sản’ Châu chấu ‘lăn bột, chiên dòn’. Chợ đêm ‘Đông hoa môn’ (Bắc Kinh) bán ‘châu châu nướng’ xỏ thành que..

Giá trị dinh dưỡng:

Phân chất tại ĐH Nông nghiệp Michael Okpara, Abia State (Nigeria) (International Journal of Poultry Sciences Số 4-2005) ghi nhận : Thành phần dinh dưỡng trong phần ăn được của châu chấu (%)

– Chất đạm thô 29.17

– Chất béo ly trích bằng ether 4.18

– Chất sơ thô 2.38

– Tro 9. 97

– Thành phần khoáng chất (%):

Potassium 0.11

Sodium 0.35

Calcium 0.13

Sắt 0.0013

Magnesium 0.21

Phosphorus 0.11

Một kết quả phân chất khác trong The Food Insects Newsletter Số 9-1996 ghi nhận 100 gram châu chấu (phần ăn được) chứa

– Chất đạm 14.3-20.6 g

– Chất béo 3.3-6.1 g

– Carbohydrates 2.2-3.9 g

– Calcium 27.5-35.2 mg

– Sắt 3-5 mg

alt

Điểm đặc biệt là thành phần dinh dưỡng của Châu chấu nhỏ cao hơn châu chấu lớn, và có thể xem là tương đương với dế tuy trong dế lượng Calcium (75.8 mg) và Sắt (9.5 mg) được xem là cao gấp 2 lần.

Theo African Journal of Biotechnology Số 3-2006 , Châu chấu loài Cycacanthacris chứa lượng Vitamin (trong 100 gram):

– Vitamin A 1 microgram

– Vitamin B1 0.08 mg

– Vitamin C 1 mg

Theo Viện Dược liệu Việt Nam (Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam) Châu chấu chứa 24.3 % protid, 3.6 % lipid, 210 mg % Ca, 270 mg % P, 0.4 mg % Fe, và cung cấp 133 calo/00g thịt.

Châu chấu làm thuốc :

Dược học cổ truyền Trung hoa, Việt Nam dùng châu chấu lúa ( Oxya chinensis) để chữa bệnh. Dược liệu là châu chấu toàn thân phơi khô. Vị thuốc được gọi theo tên Hán-Việt là Trách mảnh.

Một loài châu chấu khác Locusta migratoria = Châu chấu đậu= Phỉ hoàng cũng được dùng như châu chấu lúa.

Châu chấu được bắt sau tiết ‘Sương giáng’, bỏ vào túi và phơi khô trong bóng mát đến khô hẳn. Khi cần dùng được tán thành bột. Châu chấu khô, đưọc xem là có vị cay/ ngọt, tính ấm có các tác dụng ‘chỉ khái, bình suyễn’, tư bổ cường tráng..chống kinh phong, giải độc, thâu sang.

Châu chấu được dùng để trị trẻ em kinh phong cấp tinh, ho gà, phá thương phong (da sưng, nứt nẻ), lên đậu và lên sởi nhưng không ‘phá’ ra được (mụn sởi không trổ). Thường dùng bằng cách sắc lấy nước uống, sao tồn tính rồi tán thành bột..