Trắc nghiệm chương 7 Vật lý 11

Trắc nghiệm chương 7 Vật lý 11

Trắc nghiệm chương 7 Vật lý 11

Khi dòng điện tác dụng lên nam châm

08/06/2022

Khả năng khai thác lượng điện năng có vẻ vô tận là một trong những nền tảng của thế giới hiện đại. Công nghệ ấy

Trắc nghiệm chương 7 Vật lý 11

Nhận thức lịch sử về nam châm

28/05/2022

Vào năm 1600, một bác sĩ người Anh cho biết ngoài trọng lực, Trái Đất còn tác dụng những lực khác khi ông chỉ ra rằng hành

Trắc nghiệm chương 7 Vật lý 11

Photon là gì?

25/07/2021

Là hạt sơ cấp của ánh sáng, photon vừa bình dị vừa mang đầy những bất ngờ. Cái các nhà vật lí gọi là photon, thì những

Trắc nghiệm chương 7 Vật lý 11

Lược sử âm thanh

28/02/2021

Sóng âm: 13,7 tỉ năm trước Âm thanh có nguồn gốc từ rất xa xưa, chẳng bao lâu sau Vụ Nổ Lớn tĩnh lặng đến chán ngắt.

Trắc nghiệm chương 7 Vật lý 11

Đồng hồ nước Ktesibios

03/01/2021

Khoảng năm 250 tCN. “Đồng hồ nước Ktesibios quan trọng vì nó đã làm thay đổi mãi mãi sự hiểu biết của chúng ta về một

Trắc nghiệm chương 7 Vật lý 11

Tic-tac-toe

05/12/2020

Khoảng 1300 tCN   Các nhà khảo cổ có thể truy nguyên nguồn gốc của “trò chơi ba điểm một hàng” đến khoảng năm 1300

Trắc nghiệm chương 7 Vật lý 11

Sao neutron to bao nhiêu?

18/09/2020

Các nhà thiên văn vật lí đang kết hợp nhiều phương pháp để làm hé lộ các bí mật của một số vật thể lạ lùng nhất

Trắc nghiệm chương 7 Vật lý 11

Giải chi tiết mã đề 219 môn Vật Lý đề thi TN THPT 2020 (đợt 2)

04/09/2020


Để đạt được kết quả cao trong học tập, các em có thể tham khảo tài liệu Ôn tập Vật Lý 11 Chương 7 Mắt- Các Dụng Cụ Quang do Học247 tổng hợp dưới đây để làm tư liệu tham khảo cũng như rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải đề thi, tổng hợp kiến thức và trau dồi kinh nghiệm làm bài. Với nội dung biên soạn bám sát với phân phối chương trình học, tài liệu cung cấp cho các em hệ thống công thức đầy đủ của chương 7 và các bài tập minh họa phân loại theo từng dạng bài được trình bày rõ ràng, cụ thể về Lăng kính, Thấu kính mỏng, Bài tập quang hình học... Ngoài ra, Học247 còn giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi thông qua các đề thi trắc nghiệm online, các đề kiểm tra 1 tiết được sưu tầm từ nhiều trường THPT khác nhau trên cả nước để các em có thể đánh giá được năng lực của bản thân mình và có được phương pháp ôn thi thật hiệu quả. Hy vọng rằng đây sẽ là 1 tài liệu bổ ích trong quá trình ôn luyện của các em. Mời các em cùng tham khảo!

Đề cương Ôn tập Vật Lý 11 Chương 7

A. Tóm tắt lý thuyết

Trắc nghiệm chương 7 Vật lý 11

1. Lăng kính

- Các công thức của lăng kính:

\(\left\{ \begin{array}{l}
\sin i = n\sin r\\
\sin i' = n\sin r'\\
A = r + r'\\
D = i + i' - A
\end{array} \right.\)

- Điều kiện để có tia ló

\(\left\{ \begin{array}{l}
A \le 2{i_{gh}}\\
i \ge {i_0}\\
\sin {i_0} = n\sin (A - \tau )
\end{array} \right.\)

- Khi tia sáng có góc lệch cực tiểu: r’ = r = A/2; i’ = i = (Dm + A)/2

2. Thấu kính

- Độ tụ của thấu kính: \(D = \frac{1}{f} = (n - 1)(\frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}})\)

- Công thức thấu kính: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\)

- Số phóng đại: \(k =  - \frac{{d'}}{d}\)

3. Mắt

Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thấu kính mắt và võng mạc.

Điều kiện để mắt nhìn rõ vật là vật nằm trong giới hạn thấy rõ của mắt và mắt nhìn vật dưới góc trông α ≥ αmin (năng suất phân li)

4. Kính lúp

+ Số bội giác: \(G = \frac{\alpha }{{{\alpha _0}}} = k\frac{\S}{{\left| {d'} \right| + l}}\)

+ Khi ngắm chừng ở điểm cực cận: Gc = kc

+ Khi ngắm chừng ở vô cực: G∞ = Đ/f (không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt)

5. Kính hiển vi

Số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực:

G∞ = k1.G2∞

(với k1 là số phóng đại của ảnh A1B1 qua vật kính, G2∞ là số bội giác của thị kính

\({G_\infty } = \frac{{\delta \S}}{{{f_1}{f_2}}}\) (với δ là độ dài quang học của kính hiển vi)

6. Kính thiên văn

- Kính thiên văn khúc xạ gồm vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn và thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ.

- Kính thiên văn phản xạ gồm gương lõm có tiêu cự lớn và thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ.

- Ngắm chừng là quan sát và điều chỉnh khoảng cách qiữa vật kính và thị kính sao cho ảnh của vật nằm trong khoảng thấy rõ của mắt.

- Số bội giác khi ngắm chứng ở vô cực: \({G_\infty } = \frac{{{f_1}}}{{{f_2}}}\)

B. Bài tập minh họa

Bài 1:

Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính một khoảng 20 (cm), qua thấu kính cho ảnh thật A’B’ cao gấp 3 lần AB. Tính tiêu cự của thấu kính.

Hướng dẫn giải:

- Vật AB là vật sáng nên d > 0, ảnh A’B’ là ảnh thật nên d’ > 0 ⇒ suy ra d’ = 3d = 60 (cm)

- Áp dụng công thức thấu kính \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\) với d = 20 (cm), d’ = 60 (cm)

⇒ Ta tính được f = 15 (cm).

Bài 2:

Cho hai thấu kính hội tụ L1, L2 có tiêu cự lần lượt là 20 (cm) và 25 (cm), đặt đồng trục và cách nhau một khoảng a = 80 (cm). Vật sáng AB đặt trước L1 một đoạn 30 (cm), vuông góc với trục chính của hai thấu kính. Ảnh A”B” của AB qua quang hệ là:

A. ảnh thật, nằm sau L1 cách L1 một đoạn 60 (cm).

B. ảnh ảo, nằm trước L2 cách L2 một đoạn 20 (cm).

C. ảnh thật, nằm sau L2 cách L2 một đoạn 100 (cm).

D. ảnh ảo, nằm trước L2 cách L2 một đoạn 100 (cm).

Hướng dẫn giải:

Sơ đồ tạo ảnh của vật AB qua hệ hai thấu kính là:

Trắc nghiệm chương 7 Vật lý 11

- Áp dụng công thức thấu kính \(\frac{1}{{{f_1}}} = \frac{1}{{{d_1}}} + \frac{1}{{{d_1}'}}\) ⇒ ta có d1’ = 60 (cm).

- Khoảng cách giữa hai thấu kính là a = d1’ + d2 ⇒ suy ra d2 = 20 (cm).

- Áp dụng công thức thấu kính \(\frac{1}{{{f_2}}} = \frac{1}{{{d_2}}} + \frac{1}{{{d_2}'}}\) ⇒  ta có d2’ = 100 (cm).

Chọn đáp án D

Trắc nghiệm Vật Lý 11 Chương 7

  • Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính

  • Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng

  • Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính

  • Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 31 Mắt

  • Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp

  • Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi

  • Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn 

Đề kiểm tra Vật Lý 11 Chương 7

Đề kiểm tra trắc nghiệm online Chương 7 Vật lý 11 (Thi Online)

Phần này các em được làm trắc nghiệm online trong vòng 45 phút để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả và xem đáp án chi tiết từng câu hỏi.

  • Đề kiểm tra ôn tập Chương 7 Mắt và các dụng cụ quang môn Vật lý 11

  • Đề kiểm tra 1 tiết chương Mắt- Các Dụng Cụ Quang môn Vật lý 11 trường THPT Nguyễn Trãi

Đề kiểm tra Chương 7 Vật lý 11 (Tải File)

  • Đề kiểm tra Chương 7 môn Vật Lý 11 Trường THPT Bàu Hàm có đáp án
  • Đề kiểm tra Chương 7 môn Vật Lý 11 Trường THPT Nguyễn Hiền có đáp án

Lý thuyết từng bài chương 7 và hướng dẫn giải bài tập SGK

Lý thuyết các bài học Vật lý 11 Chương 7

  • Vật Lý 11 Bài 28: Lăng kính

  • Vật Lý 11 Bài 29: Thấu kính mỏng

  • Vật Lý 11 Bài 30: Giải bài toán về hệ thấu kính

  • Vật Lý 11 Bài 31: Mắt

  • Vật Lý 11 Bài 32: Kính lúp

  • Vật Lý 11 Bài 33: Kính hiển vi

  • Vật Lý 11 Bài 34: Kính thiên văn

Hướng dẫn giải Vật lý 11 Chương 7

  • Giải bài tập Vật lý 11 Chương 7 Bài 28

  • Giải bài tập Vật lý 11 Chương 7 Bài 29

  • Giải bài tập Vật lý 11 Chương 7 Bài 30

  • Giải bài tập Vật lý 11 Chương 7 Bài 31

  • Giải bài tập Vật lý 11 Chương 7 Bài 32

  • Giải bài tập Vật lý 11 Chương 7 Bài 33

  • Giải bài tập Vật lý 11 Chương 7 Bài 34

Trên đây là tài liệu Ôn tập Vật Lý 11 Chương 7 Mắt- Các Dụng Cụ Quang. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập tốt và hệ thống lại kiến thức Chương 7 hiệu quả hơn. Để thi online và tải file đề thi về máy các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net và ấn chọn chức năng "Thi Online" hoặc "Tải về". Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247 !