Tiếng trung quốc còn được gọi là gì

Tiếng trung quốc còn được gọi là gì

Tiếng Trung Quốc, tiếng Hán, hay tiếng Hoa là tập hợp những dạng ngôn ngữ có liên quan đến nhau, nhưng trong rất nhiều trường hợp không thông hiểu lẫn nhau, hợp thành một nhánh trong ngữ hệ Hán – Tạng. Tiếng Trung là bản ngữ của người Hán chiếm đa số tại Trung Quốc và là ngôn ngữ chính hoặc phụ của các dân tộc thiểu số tại đây. Gần 1,4 tỉ người (~ 16% dân số thể giới) nói một dạng tiếng Trung nào đó như bản ngữ.

Các dạng tiếng Trung thường được người bản ngữ coi như những “phương ngôn” của một ngôn ngữ duy nhất, song các nhà ngôn ngữ học đều cho rằng tiếng Trung đa dạng ngang một nhóm ngôn ngữ lớn. Sự đa dạng của tiếng Trung có thể được so sánh với nhóm ngôn ngữ Roman, thậm chí còn đa dạng hơn.

LỊCH SỬ

Nhiều người cho rằng, Hán tự được một người tên là Hoàng Đế sáng tạo ra vào khoảng 4,000-5,000 năm trước đây. Tuy nhiên vì không xác định được Hoàng Đế là ai nên thuyết này hiện nay đã bị bác bỏ.

Cho tới gần đây, nhiều bằng chứng khảo cổ cho thấy, chữ Hán ra đời muộn nhất vào thời kỳ nhà Thương (1,600-1,046 TCN)

PHÂN LOẠI

Người Trung Quốc từng rất ngưỡng mộ vì người miền Bắc và miền Nam Việt Nam có thể nói chuyện và thông hiểu lẫn nhau. Bởi vì, ở đất nước tỷ dân này, giữa các vùng miền sẽ có những phương ngôn khác nhau, và thậm chí là các vùng này nằm lân cận nhau nhưng vẫn không thể đạt được sự thông hiểu lẫn nhau.

Các phương ngôn Trung Quốc thường được xếp vào 7 nhóm phương ngữ: Quan thoại, Ngô, Cám, Tương, Mân, Khách Gia, Quảng Đông.

CHỮ VIẾT

Hệ thống chữ viết của tiếng Trung gọi là chữ Hán, nằm trong nhóm chữ tượng hình. Phần lớn dân số Trung Hoa đại lục dùng chữ Hán giản thể để thể hiện ngôn ngữ của mình.

Tiếng Hoa và tiếng Trung có giống nhau không? Tiếng Trung có đặc điểm gì? Cùng trung tâm ngoại ngữ SGV tìm hiểu.

Tiếng Hoa là cách nói khác của tiếng Trung Quốc.

Tiếng Trung (中文: Zhōngwén) hay còn gọi là tiếng Hoa (华语: Huáwén ) là tên gọi chung của tiếng phổ thông Trung Quốc.

Tiếng trung quốc còn được gọi là gì
 Trung Quốc có nhiều tiếng địa phương đa dạng và khác nhau nhưng tiếng Bắc Kinh (tiếng phổ thông) được chọn làm tiếng tiêu chuẩn. Tiếng phổ thông có thể sử dụng ở bất kỳ đâu.

Đại đa số người dân Trung Quốc sử dụng chữ giản thể.

Chữ giản thể được đơn giản hóa từ chữ phồn thể, ít nét hơn, dễ viết dễ nhớ hơn.

Tiếng Trung là thứ tiếng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, là một trong sáu ngôn ngữ làm việc chính của Liên Hợp Quốc.

Những nét chữ tiếng Trung tượng hình đầy nghệ thuật đã thu hút được đông đảo người học trên khắp thế giới.

Tại Việt Nam, bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ 20, người ta đã tìm đến tiếng Hoa như một loại ngoại ngữ đầy tiềm năng.

Bài viết tiếng Hoa và tiếng Trung có giống nhau không được tổng hợp bởi giáo viên trung tâm tiếng Trung SGV.

Mọi người vẫn thắc mắc tiếng Trung Quốc và tiếng Đài Loan khác nhau như thế nào? Là tiếng phổ thông hay phương ngữ? Hay là gì khác? Để Bác Nhã giải đáp giúp bạn trong bài viết hôm nay nhé!

Tiếng trung quốc còn được gọi là gì

Về chữ viết

Tiếng Trung Quốc hay còn gọi là tiếng Quan Thoại. Đây là ngôn ngữ chính của Trung Quốc được sử dụng ở khắp các thành phố lớn. Tiếng Trung Quốc sử dụng ký hiệu giản thể để thể hiện chữ viết.

Ở Trung Quốc Đại lục, tiếng Quan Thoại chỉ đơn giản sử dụng pinyin để chuyển ngữ. Trong khi ở Đài Loan, sử dụng Zhuyin hoặc Bopomofo. Chính vì vậy mà người học rất dễ tiếp cận tiếng Trung hơn tiếng Đài Loan.

Tiếng Đài Loan là phương ngữ Phúc Kiến của tiếng Mân Nam được 70% dân cư Đài Loan sử dụng. Đây là ngôn ngữ lớn nhất tại Đài Loan. Người Đài Loan sử dụng các ký tự phồn thể trong tất cả các chữ viết của Trung Quốc.

Về tiếng nói

Sự khác biệt giữa tiếng nói Trung và Đài Loan không đáng kể. Có một số khác biệt cơ bản về ngôn ngữ mà chủ yếu là cách phát âm, các biến thể trong cách sử dụng từ và cách các ký tự được viết.

Cả hai đều nói tiếng Quan Thoại, bắt nguồn từ phương ngữ Bắc Kinh. Tuy nhiên, khi Đài Loan tách khỏi Trung Quốc đại lục về mặt chính trị vào năm 1949, đã có một sự thiếu hụt về giao tiếp. Chính điều này đã gây ra sự khác biệt về ngôn ngữ mà chúng ta thấy và nghe ngày nay.

Ở các điểm sau:

1. Phát âm

Sự khác biệt đáng chú ý nhất xảy ra giữa những gì được gọi là chữ cái âm đầu lưỡi “zh, ch, sh, r” và “z, c và s”.

Với tiếng Trung Quốc, các âm đầu lưỡi được phát âm rõ ràng, phân biệt rõ âm đầu lưỡi trước “z, c và s” và âm đầu lưỡi sau “zh, ch, sh, r”.

Ở Đài Loan thì phát âm như nhau, ví dụ như âm “sh” và “s” gần như giống hệt nhau.

Về nhấn nhá, khi nói tiếng Trung đa phần là phát ra âm bằng, nghe ít âm điệu, người nói ít thể hiện cảm xúc trong ngôn từ. Trong khi đó tiếng Đài Loan lại có âm bổng, âm trầm, âm bằng. Điều này có lẽ được giải thích bằng việc người Đài Loan sống trọng tình cảm hơn người Trung Quốc.

2. Từ ngữ

Người Trung Quốc và Đài Loan sử dụng từ ngữ khác nhau khi cùng chỉ 1 sự vật, hiện tượng…

Ví dụ: Ở Đài Loan nếu muốn nói “nhiều và nhiều hơn nữa” sẽ là 愈来愈 /yù lái yù/, còn ở Trung Quốc sẽ là 越来越 /yuè lái yuè/ .

Hay như:

Tiếng Đài Loan Tiếng Trung Nghĩa
纽西兰 新西兰 New Zealand
寮国 老挝 Lào
沙乌地 沙特 Ả Rập Saudi
卡达 卡塔尔 Qatar
突尼西亚 突尼斯 Tunisia
奈及利亚 尼日利亚 Nigeria
象牙海岸(意译) 科特迪瓦(音译) Bờ Biển Ngà (diễn giải)
独立国协 独联体 Hiệp hội quốc gia độc lập
大英国协 英联邦 Vương quốc Anh
欧巴马 奥马巴 Obama
布希 布什 Bush
网路 网络 Internet
部落格 博客 blog
搜寻 搜索 tìm kiếm
使用者 用户 người dùng
网咖 网吧 quán cà phê internet
行动电话 手机 điện thoại di động
行动装置 移动设备 thiết bị di động
滑鼠 鼠标 chuột máy tính
解析度 分辨率 độ phân giải
荧幕 屏幕 màn hình
电信业者 运营商 Nhà điều hành

Trên đây là một số sự khác nhau về tiếng Trung Quốc và tiếng Đài Loan. Tiếng Trung Quốc được sử dụng rất rộng rãi với hơn 1 tỷ người sử dụng hiện nay.

Học tiếng Trung Quốc sẽ đem lại cho bạn nhiều cơ hội. Bên cạnh đó tìm hiểu thêm về các ngôn ngữ mới như Đài Loan, Hồng Kong sẽ cho bạn thêm nhiều trải nghiệm thú vị.