Thi mô phỏng có bao nhiêu để?

(Dân trí) - "Một phần thi thực sự không hay vì cảm giác thi phần thi này nâng cao khả năng phanh gấp của chúng ta. Mà ngoài đời đi thế thì chết rồi còn đâu?", một độc giả Dân trí bày tỏ ý kiến.

Sau khi báo Dân trí đăng tải bài viết "Sát hạch lái ô tô theo mô phỏng tình huống: Phần mềm rối, đánh đố thí sinh!", nhiều độc giả Dân trí đã gửi về tòa soạn những ý kiến chia sẻ khó khăn, vướng mắc đã gặp phải. Qua đây, độc giả mong muốn cơ quan chức năng rà soát, kiểm tra và xem xét lại việc xây dựng và tổ chức phần thi cho sát với thực tế.

Tài liệu học không có nguồn chuẩn chính thức, thí sinh thả mặc kết quả cho… số phận!

"Phần mềm mô phỏng này cực kỳ rối rắm và lỗi tùm lum. Tôi có tải trên gplx.gov.vn về học thử rồi. Mỗi version có mỗi cách chấm điểm khác nhau. Bản online cũng cho ra kết quả khác, có những khung điểm rơi vào tình huống rất chi là vô lý và khó hiểu chỉ có thể nhận biết qua mẹo thì lại không thực tế chút nào. Cần xem xét và loại bỏ phần mềm này ngay! Tội mấy người thi rớt phần này, nhà ở xa phải khăn gói lên thi lại rất bất cập! Tôi nghĩ nên bổ sung giờ dạy đạo đức nghề nghiệp cho tài xế còn nhân văn và thiết thực hơn", ý kiến của một độc giả báo Dân trí.

Thi mô phỏng có bao nhiêu để?

Độc giả Dân trí cho rằng, các tình huống trong phần thi được dựng thua cả trò chơi game, thiếu tính thực tế bởi trên xe hơi đâu có phím cách để lái xe?.

"Ngày mai mình thi rồi, phải thi cả phần mô phỏng tình huống này nữa. Thực sự mỗi web luyện tập lại cách tính điểm khác nhau, vừa học vừa hoang mang vừa ức chế. Đúng như mọi người nói việc không được điểm khi phát hiện sớm tình huống nguy hiểm vô cùng ức chế. Tài liệu học cũng không có một nguồn chuẩn chính thức nào cả, tầm này đúng là mặc cho số phận thôi chứ biết sao", chia sẻ của độc giả có nickname Mì tôm chanh.

Góp ý về cách tính điểm của phần thi, độc giả HaiPhong Ly viết: "Theo mình thấy cách tính điểm hiện tại nếu xử lý an toàn (bấm sớm hơn khoảng 1 giây) lại bị không điểm thì quá vô lý. Mình có đề xuất như thế này: Sớm hơn 5s: 0 điểm, sớm hơn 3s: 1 điểm, sớm hơn 1s: 2 điểm, sớm hơn 2s: 3 điểm, sớm hơn 1s: 4 điểm; đúng thời điểm: 5 điểm, chậm 1s : 3 điểm, chậm 2s: 2 điểm, chậm 3s: 1 điểm, chậm 4s trở lên: 0 điểm. Theo mình, khung chấm điểm thay vì: 5-4-3-2-1 sẽ là 1-2-3-4-5-4-3-2-1 sẽ hợp lý hơn". 

Độc giả Phan Lựu ý kiến: "Đã mô phỏng thì phải sát với thực tế, chấm điểm phải dựa trên cách xử lý tình huống. Ví dụ tình huống đó xử lý tốt thì điểm thế nào, xử lý không được, gây tai nạn thì điểm số thế nào. Mô phỏng thì phải sát với thực tế, phải xây dựng chương trình như một tình huống ngoài đời thực, chẳng hạn cho người thi lái xe từ đoạn đường A đến B, sau đó tình huống xảy ra và cách xử lý của người thi. Dựa trên đó mà chấm là đạt hay không đạt thì mới khách quan.

Mình trải nghiệm 2 ngày nay và đánh giá phần mềm này quá kém, không thể áp đặt cho người thi sát hạch bằng hình thức này được. Có rất nhiều trường hợp bấm đúng ngay tình huống sắp xảy ra vẫn bị tính 0 điểm, trong thực tế có khi người lái xe đã thao tác sớm hơn để tránh rủi ro, toàn ép người thi phải rập khuôn, không sát với thực tế".

 "Một phần thi thực sự không hay, vì cảm giác thi phần này nâng cao khả năng phanh gấp của chúng ta. Mà ngoài đời đi thế thì chết rồi còn đâu. Ngoài đời chúng ta phải phán đoán dự tính từ trước, đằng này tự nhiên có người lao ra, kể cả mình có đoán bấm trước cũng không được điểm.

Bên cạnh đó, clip chạy liên tù tì, mình thì căng mắt ra nhìn như đi xét duyệt phim, nhiều khi tình huống đến từ cái vật thể tí teo nên rất khó phán đoán, rồi chưa kể màu sắc trên máy tính rất khó nhìn không trực quan gì hết", độc giả Thoa Trần bày tỏ.

Phần thi thiếu thực tế, thua trò chơi game!

"Tưởng thi thực tế ảo thế nào, thà các bác dùng luôn cái phần mềm chuyên mô phỏng lái xe "city car driving" kèm theo bộ vô lăng vào còn ý nghĩa hơn ấy. Học viên có thể luyện lái xe như trên xe thật, phần mềm này nó có cả phần thi lái xe ngoài đường và sa hình luôn.

Mình mới có bằng nhưng trong lúc học lái mình luyện lái trên phần mềm này rất nhiều nên đi thi và lái xe ngoài đường khá tự tin vì lúc luyện mình chọn điều kiện lái rất khắc nghiệt: mật độ giao thông dày, nhiều tình huống nguy hiểm như người đi bộ bất ngờ sang đường, xe phía trước đột ngột chuyển làn, thậm chí cả xe mình có thể bị hỏng hóc; tuy không thể như lái xe ngoài đời thật nhưng mình đánh giá cũng phải được đến 80-90%, còn lại là tâm lý khi lái xe ngoài đường thật thôi", độc giả Văn Xuân Nguyễn chia sẻ kinh nghiệm.

Thi mô phỏng có bao nhiêu để?

Phần mềm chuyên mô phỏng lái xe "city car driving" (Ảnh minh họa).

"Trên xe hơi có phím cách để lái xe không? Thực tế khi phát hiện tình huống có vấn đề hay nguy hiểm, người lái xe có thể giảm ga rồi sau đó phanh xe, lái xe có thể dừng xe sớm hơn càng an toàn. Ở đây chỉ mỗi động tác nhấn dấu cách nghĩa là phanh gấp bằng dấu cách trên bàn phím. Tôi thấy phần mềm này rất máy móc, phi thực tế mang tính đánh đố người thi!", độc giả Bùi Phú Doanh bức xúc.

Từ những chia sẻ về tồn tại của bài thi mới này, bạn đọc Dân trí đã đưa ra một số đề xuất. "Phần mô phỏng này áp dụng vào thi bằng lái không hợp lý tí nào. Ra đường có chắc gặp được tình huống y chang vậy không mà đáp án lại dựa vào những tình huống cụ thể để đưa ra điểm căn dừng? Lái xe an toàn dừng sớm thì bị tính 0 điểm, nhiều tình huống kết quả tính bằng % giây, chả khác gì đưa ra để đánh trượt học viên chứ chả được bao nhiêu tác dụng thực tế. Mong các cơ quan chức năng xem xét lại. Cái này cho học viên tham khảo để hiểu thêm thì được chứ thi tính vào kết quả thì quá vô lý", độc giả  Tuấn Hồ kiến nghị.

"Thiết nghĩ bộ luật mới nên đưa thêm thời gian học đường trường và học thêm ở sa hình vào trong quá trình học lái xe là thiết thực nhất, rèn luyện thực tế nhất quá trình mình được học lái thực hành, chứ học trên mô phỏng cũng giống như học vẹt, học xong quên. Bên cạnh đó là áp dụng cách tính điểm trên hệ thống rất bất cập, dừng trước để an toàn cũng không được điểm, mà phải dừng đúng theo sự áp đặt của hệ thống thì quả thật là đánh đố học viên để thi lại.

Theo quan điểm của tôi Bộ GTVT đưa phần thi mô phỏng vào thi là vô cùng bất cập đối với người dân. Vậy nên xem xét lại, chứ kiểu này không hiếm gặp những thí sinh thi đến 10 lần cũng không thể cầm nổi được tấm bằng lái xe ô tô trên tay", độc giả Huyen Perry nhận định.

Độc giả Lê Văn Quyết cho rằng, cần phải thử nghiệm, tập huấn phần mềm mô phỏng trên ở phạm vi nhỏ trước để khắc phục lỗi, cải tiến cho hoàn chỉnh hơn thì mới áp dụng ra toàn quốc, chứ không thể chưa gì đã cho phổ biến luôn trên toàn quốc như thế này.

Ý kiến của bạn về vấn đề này thế nào, hãy gửi vào khung bình luận bên dưới nhé!

Tin liên quan

Thi mô phỏng có bao nhiêu để?

Sát hạch lái ô tô theo mô phỏng tình huống: Phần mềm rối, đánh đố thí sinh!

Độc giả cho rằng, một lần học thực tế ngoài đường bằng cả trăm lần làm trên mô phỏng, nên phần mềm khi thi chỉ sử dụng tay nhấn dấu cách không mang lại nhiều ý nghĩa.

Thi mô phỏng lấy bao nhiêu điểm?

Kết quả của một bài thi mô phỏng: Khi bạn đã thi đủ 10 tình huống, hệ thống sẽ tự động chấm điểm và đưa ra kết quả: Nếu bạn đạt từ 35 điểm trở lên thì được công nhận là ĐẠT.

Bài thi mô phỏng bao nhiêu câu?

Cụ thể, bộ đề thi môn mô phỏng gồm 120 câu hỏi, các thí sinh vào phòng thi sẽ được máy tự động đưa ra đề thi mô phỏng gồm 10 câu hỏi.

Thì tình huống mô phỏng B2 bao nhiêu điểm?

“Người thi sẽ phải trải qua 10 tình huống, mỗi tình huống có số điểm dao động 0-5 điểm và người thi buộc phải đạt 35/50 điểm mới đậu” - ông Quang cho hay.

Có bao nhiêu bộ để mô phỏng?

Thi thử 60 bộ đề 120 tình huống mô phỏng tình huống giao thông mới nhất 2022.