Synbiotic lactobacillus là gì

Nghiên cứu gần đây cho thấy 1 sự kết hợp của synbiotic không chỉ có tác động kích thích sự tăng trưởng của tôm mà còn giúp cải thiện đường ruột của tôm theo hướng có lợi giúp tôm có khả năng chống lại các vi khuẩn hại một cách hiệu quả.

Ngày nay, khái niệm về Synbiotics không còn quá xa lạ với người nuôi. Chúng được tạo thành dựa trên sự kết hợp giữa Prebiotics và Probiotics. Trong đó, Probiotics chính là những vi khuẩn tốt, có vai trò tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể nâng cao khả năng phòng chống bệnh tật. Còn Prebiotics là thức ăn lý tưởng cho các vi khuẩn tốt này sinh sôi và gia tăng dân số. Việc bổ sung Synbiotics sẽ giúp cơ thể hình thành một hệ thống vi khuẩn tốt hùng hậu, khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả. Tại Việt Nam, một số sản phẩm vi sinh kết hợp với các nhóm carbohydrate như là một sự phối hợp hoàn hảo cho động vật thủy sản được người nuôi ủng hộ rất cao. 

Nghiên cứu này của các nhà khoa học nhằm nghiên cứu một sự kết hợp cộng sinh giữa probiotic là Lactobacillus plantarum 7-40 và một trong ba loại prebiotics là fructooligosaccharide (FOS), galactooligosaccharide (GOS) và mannan oligosaccharide (MOS). 

Khi phân tích cho sự phát triển tốt nhất trong điều kiện thí nghiệm, các nhà khoa học đã được quan sát thấy khi Probiotic được nuôi cấy trong môi trường có chứa FOS hoặc GOS là phát triển tốt nhất. Phân tích hoạt động enzyme cho thấy rằng GOS gây ra các hoạt động cao nhất của enzyme protease và β ‐ galactosidase của vi khuẩn Lactobacillus plantarum. Do đó Galactooligosaccharide giúp vi khuẩn có lợi tiết ra những enzyme có hoạt lực mạnh phục vụ cho hoạt động tiêu hóa của động vật. 

Dựa trên những phát hiện này, các nhà khoa học đã chọn probiotic + GOS làm nhân tố kết hợp để đánh giá khả năng thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng, Litopenaeus vannamei. 

Tác động của Lactobacillus plantarum + galactooligosaccharide (GOS) trên tôm

Bốn chế độ ăn khác nhau của tôm đã được bố trí bao gồm: chế độ ăn không có GOS hoặc probiotic (đối chứng), 0,4% GOS (PRE) và 108 CFU/kg probiotic (PRO) và 0,4% GOS kết hợp với probiotic 108 CFU/kg (SYN). Tôm được nuôi tôm trong 60 ngày và sau đó hiệu suất tăng trưởng, hệ vi khuẩn đường ruột (bao gồm tổng số Vibrio, VBC và vi khuẩn axit lactic, LAB) và enzyme tiêu hóa (bao gồm protease, leuaminopeptidase và β ‐ galactosidase) đã được đánh giá. 

Kết quả cho thấy tốc độ tăng trọng của tôm cho ăn SYN có WG cao hơn đáng kể so với nhóm tôm khác (p <0,05). Ngoài ra, tôm nuôi SYN có hoạt tính LAB và protease, leu-aminopeptidase và β ‐ galactosidase cao hơn đáng kể (p <0,05) so với nhóm đối chứng. Số lượng Vibrio (VBC) thấp nhất cũng được quan sát thấy trong ruột của tôm nuôi SYN. Những điều này cho thấy khi bổ sung L. plantarum kết hợp với Galactooligosaccharide không chỉ có tác động kích thích sự tăng trưởng của tôm mà còn giúp cải thiện đường ruột của tôm theo hướng có lợi giúp tôm có khả năng chống lại các vi khuẩn hại một cách hiệu quả.

 

Synbiotic lactobacillus là gì

Từ kết quả phân tích trên, các nhà khoa học đề nghị kết hợp Lactobacillus plantarum + GOS có thể được sử dụng như một chất hiệp đồng hoàn hảo trong thức ăn của tôm. Giúp kích thích tăng trưởng của tôm và tăng cường sức khỏe đường ruột một cách hiệu quả hơn. Qua đó cho thấy xu hướng kết hợp giữa vi sinh có lợi và các hợp chất prebiotics là một hướng đi chính xác và hứa hẹn mang lại hiểu quả cao cần được nhân rộng trong tương lai tại Việt Nam. 

Tác giả: Theo Truong‐Giang Huynh, Chia‐Chun Chi, Thanh‐Phuong Nguyen, Tran‐Thi‐Thanh, Hien Tran, Ann‐Chang Cheng, Chun‐Hung Liu

HỘI NỘI TIẾT SINH SẢN VÀ VÔ SINH TPHCM (HOSREM)

Văn phòng HOSREM: 90 Trần Đình Xu, P. Cô Giang, Quận 1, TPHCM (Lầu 7)
Điện Thoại: 028 3836 5079 , 028 3920 9559, 0933 456 650 - Fax: 028.3920 8788
Số Tài khoản: 060005976475 | Chủ tài khoản: Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM | Ngân hàng: Sacombank – Chi nhánh Cao Thắng.
Bản quyền © thuộc về Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM (HOSREM). All rights reserved.
Giấy phép số: 21/GP-ICP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 28 tháng 3 năm 2014.

Đến nay, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh các tác dụng cực kỳ quan trọng với sức khỏe của men vi sinh ( probiotic ) : không chỉ cải thiện đường tiêu hóa mà còn cân bằng hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng và dị ứng, giúp cải thiện tâm trang và nhận thức …Bên cạnh đó những thuật ngữ như chất xơ, synbiotic cũng xuất hiện càng nhiều. Vậy men vi sinh là gì, chất xơ, synbiotic là gì? Hãy theo dõi bài viết để tìm hiểu kỹ hơn.

Synbiotic lactobacillus là gì
Hình ảnh minh họa men vi sinh

Mục lục

  • 1 Hệ vi sinh vật đường ruột ( Gut Microbiota )
  • 2 Men vi sinh ( Probiotic )
  • 3 Chất xơ (Prebiotic)
  • 4 Synbiotic
  • 5 Tài liệu tham khảo.

Hệ vi sinh vật đường ruột ( Gut Microbiota )

Khi mới sinh, đường ruột vô trùng của trẻ ngay lập tức bị xâm chiếm bởi các loại vi sinh vật từ cả mẹ và môi trường. Đến khi trẻ đạt đến một tuổi, mỗi cá thể phát triển một hệ vi khuẩn độc nhất [1]

Các nhà khoa học ước tính rằng chỉ có 10% các tế bào trong cơ thể con người thực sự thuộc về cơ thể. Đa số các tế bào chứa một hệ sinh thái đa dạng của vi khuẩn không gây bệnh và 1-2 kg trong số chúng sống trong ruột, chủ yếu là ruột già [2]

Vi khuẩn đường ruột bao gồm ít nhất 1014 vi khuẩn [3] với ít nhất 160 loài vi khuẩn [1]

Vi khuẩn đường ruột bao gồm khoảng 30 loài Bifidobacterium , 52 loài Lactobacillus , và các loài khác, như Streptococcus và Enterococcus [4]

Bộ gen của toàn bộ hệ vi sinh đường ruột có tên là “microbiome” vượt quá hệ gen của con người ít nhất 100 lần [3]

Vi sinh vật đường ruột của con người tham gia mạnh mẽ vào các quá trình trao đổi chất, dinh dưỡng, sinh lý và miễn dịch đa dạng [5] Chúng đóng một vai trò quan trọng trong cân bằng nội môi năng lượng và thông qua trục vi khuẩn-ruột-não [3] Chúng tác động đến tâm trạng và khả năng nhận thức của con người. Chúng cũng kích thích phản ứng miễn dịch, ngăn ngừa vi khuẩn, vi khuẩn gây bệnh và cơ hội, và sinh ra các vitamin như B và K.[1]

Chế độ ăn uống có thể gây ảnh hưởng lớn đến hệ vi sinh vật đường ruột, và những người ở các vùng khác nhau trên thế giới có các cấu trúc hệ vi khuẩn khác nhau [6] Ví dụ, Các chủng Bacteroide kết hợp với chế độ ăn giàu chất béo động vật hoặc protein, trong khi Prevotella được kết hợp với một chế độ ăn giàu carbohydrat [6]

Những thay đổi trong thành phần vi sinh vật có thể làm tăng tính nhạy cảm với nhiễm trùng, rối loạn miễn dịch, viêm, stress oxy hóa và kháng insulin [5]

Men vi sinh ( Probiotic )

Vi khuẩn Probiotic là các vi sinh vật sống được gọi là “vi khuẩn đường ruột thân thiện” khi có mặt và /hoặc dùng với số lượng thích hợp có tiềm năng mang lợi ích cho sức khỏe.[1]

Thuật ngữ “probiotic” xuất phát từ chữ Hy lạp ‘vì sự sống'[5]

Probiotic được coi là có lợi kể từ thời cổ đại (đặc biệt là vi khuẩn axit lactic – Lactobacilli và Bifidobacteria), nhưng chúng xuất hiện vào cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900, khi có đề xuất rằng việc tiêu thụ sữa chua có chứa Lactobacillus sẽ làm giảm vi khuẩn gây độc trong ruột và tăng tuổi thọ [5]

Vi khuẩn probiotic tự nhiên tồn tại trong các sản phẩm thực phẩm lên men như sữa chua, kefir, dưa cải bắp, kim chi, miso và natto [1]

Các chủng probiotic phổ biến nhất thuộc về Lactobacillus và Bifidobacterium , tiếp theo là các chi Streptococcus , Enterococcus , Propionibacterium , Bacillus và Escherichia . Ngoài ra, một số loài nấm men được sử dụng làm men vi sinh, ví dụ S. boulardii và S. cerevisiae [7][1]

Probiotic có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện chức năng của da, tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây dị ứng và giảm tác nhân gây bệnh của cơ thể [8] , có tác dụng chống viêm, cải thiện và khả năng dung nạp glucose [9] và giảm huyết áp và chỉ số BMI [10]

Lưu ý rằng trong các nghiên cứu lâm sàng, hỗn hợp probiotic thường được chứng minh là tốt hơn so với một chủng duy nhất để cải thiện hệ vi sinh vật tại ruột.[4]

Chất xơ (Prebiotic)

Prebiotic ( chất xơ ) là các carbohydrat đặc biệt, chẳng hạn như polysaccharid, fructan và inulin, có thể phát huy tác dụng có lợi đối với thành phần và các hoạt động trao đổi chất của các vi sinh vật đường ruột. Một chế độ ăn nhiều inulin và các sợi liên quan, ví dụ, đã được chứng minh là làm tăng Bifidobacteria. [1]

Một sự kết hợp prebiotic và probiotic được gọi là một Synbiotic, có tác dụng hiệp đồng mang lại lợi ích cho sức khỏe [11]

Tài liệu tham khảo.

[1] Grant MC, Baker JC, An overview of the effect of probiotics and exercise on mood and associated health conditions, Crit Rev Food Sci Nutr, 2017 Dec 12,

[2] Douglas S Kalman, Howard I Schwartz, Patricia Alvarez, Samantha Feldman, John C Pezzullo and Diane R Krieger, A prospective, randomized, double-blind, placebo-controlled parallel-group dual site trial to evaluate the effects of a Bacillus coagulans-based product on functional intestinal gas symptoms, BMC Gastroenterology2009,

[3] Caifeng Li, Xin Li,Hongqiu Han, Hailong Cui, Min Peng, Guolin Wang, and Zhiqiang Wanga, Effect of probiotics on metabolic profiles in type 2 diabetes mellitus

A meta-analysis of randomized, controlled trials, Medicine (Baltimore), 2016 Jun.

[4] Ghalia Khoder, Asma A. Al-Menhali, Farah Al-Yassir, And Sherif M. Karam, Potential role of probiotics in the management of gastric ulcer, Exp Ther Med. 2016 Jul,

[5] Ji Youn Yoo and Sung Soo Kim, Probiotics and Prebiotics: Present Status and Future Perspectives on Metabolic Disorders, Nutrients. 2016 Mar,

[6] Katherine Leung and Sandrine Thuret, Gut Microbiota: A Modulator of Brain Plasticity and Cognitive Function in Ageing, Healthcare (Basel). 2015 Dec,

[7] Yizhong Wang, Xiaolu Li, Ting Ge, Yongmei Xiao, Yang Liao, Yun Cui, Yucai Zhang, Wenzhe Ho, Guangjun Yu, and Ting Zhang, Probiotics for prevention and treatment of respiratory tract infections in children:A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials, Medicine (Baltimore). 2016 Aug.

[8] Ruixue Huang, Ke Wang, and Jianan Hu, Effect of Probiotics on Depression: A Systematic Review and Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials, Nutrients. 2016 Aug.

[9] Nova E, Pérez de Heredia F, Gómez-Martínez S, Marcos A, The Role of Probiotics on the Microbiota: Effect on Obesity, Nutr Clin Pract. 2016 Jun,

[10] Thushara RM, Gangadaran S, Solati Z, Moghadasian MH, Cardiovascular benefits of probiotics: a review of experimental and clinical studies, Food Funct. 2016 Feb.

[11] Maria Jose Sáez-Lara, Candido Robles-Sanchez, Francisco Javier Ruiz-Ojeda, Julio Plaza-Diaz, and Angel Gil, Effects of Probiotics and Synbiotics on Obesity, Insulin Resistance Syndrome, Type 2 Diabetes and Non-Alcoholic Fatty Liver Disease: A Review of Human Clinical Trials, Int J Mol Sci. 2016 Jun,

Viện nghiên cứu Y Dược – PMRinstitute

Keywords: Bifidobacterium, chất xơ, lactobacillus, men vi sinh, prebiotic, probiotic, synbiotic

Bạn thấy bài viết thế nào?