So sánh áo khoác vải dù và vải polyester năm 2024

Để chọn may cho doanh nghiệp, tổ chức mình một mẫu áo khoác gió đồng phục tốt khách hàng cần phải tìm hiểu thật kỹ về nhiều yếu tố trong đó cần đặc biệt quan tâm đến chất liệu may áo khoác gió đồng phục. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải dùng để may áo khoác gió, mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau.

1. Vải Polyester

Bên cạnh cái tên Polyester vải còn có một tên gọi khá khá quen thuộc với người tiêu dùng đó là vải PE. Đây là loại vải khá phổ biến trong may áo khoác gió.

So sánh áo khoác vải dù và vải polyester năm 2024

Ưu điểm: Polyester là loại vải đa năng vì vừa có màu sắc đẹp lại vừa có khả năng chống thấm và chống gió tốt, phù hợp với mọi loại thời tiết. Nếu ở vùng lạnh, bạn có thể may thêm lớp lót để tăng khả năng giữ ấm cho cơ thể.

Nhược điểm: Ngoài những ưu điểm nổi trội nói trên, Polyester với độ dày cao và trọng lượng lớn. Vì vậy, áo nếu được may hoàn toàn bằng loại chất liệu này sẽ có cảm giác thô cứng và bí bách. Để khắc phục điều này các nhà sản xuất thường pha chúng với các loại vải thiên nhiên có độ mềm mại hơn như cotton cho ra những bộ quần áo chất lượng và thoải mái nhất.

2. Vải Suýt

Vải Suýt là dòng vải may áo khoác, áo gió phổ biến nhất hiện nay, chiếm khoảng hơn 50% sản phẩm trên thị trường. Một ví dụ điển hình cho loại vải này đó là những chiếc áo đồng phục Grab bạn có thể nhìn thấy bất cứ đâu trên mọi cung đường của Thành phố Hồ Chí Minh.

So sánh áo khoác vải dù và vải polyester năm 2024

Vải Suýt có hai mặt trái phải hoàn toàn khác nhau về tính chất, đặc điểm bên ngoài và bên trong. Nhưng chúng đều được làm từ 100% Polyester từ nhiều thành phần như than đá, nước, dầu mỏ. Đồng thời mang ưu điểm vượt trội về khả năng cản gió, chống nước, không nhăn, không co giãn và chống bám bụi.

3. Vải Micro

Vải Micro cũng là dòng vải khá phổ biến khi may áo khoác, áo gió hiện nay, với thị phần khoảng hơn 35%. Vải Micro cũng có những đặc điểm nổi bật như dòng vải Suýt. Tuy nhiên, khi so sánh với dòng vải Suýt, thì dòng vải Micro có độ dày tốt hơn, có bề mặt mềm mại và láng mịn hơn, và giá thành có phần cao hơn vải Suýt.

So sánh áo khoác vải dù và vải polyester năm 2024
So sánh áo khoác vải dù và vải polyester năm 2024

Dòng vải Micro cũng thường được sử dụng khi may các kiểu áo khoác gió như vải Suýt, ngoài ra vải Micro còn được sử dụng cho các sản phẩm thuộc dòng cao cấp, các sản phẩm mang phong cách thời trang, trẻ trung.

\>>> Đọc thêm: XƯỞNG MAY ÁO GIÓ, MAY ÁO KHOÁC QUÀ TẶNG CHẤT LƯỢNG TẠI TPHCM

So sánh áo khoác vải dù và vải polyester năm 2024

4. Vải Tricot

Vải Tricot có đặc trưng nổi bật là bề mặt bóng mượt và mềm mại. Loại vải này vô cùng phù hợp với thời tiết mùa đông lạnh giá do chất vải dày, khả năng chống gió, chống thấm tốt. Vải Tricot chỉ có một nhược điểm là khá nặng, tuy nhiên điều này không gây khó chịu hay ảnh hưởng đến cảm giác của người mặc vì sự mềm mượt, ấm áp mà nó đem lại.

\>>> Đọc thêm: Chất liệu vải dùng trong may đồng phục học sinh

5. Vải Nylon

Những chiếc áo khoác gió đồng phục được làm từ vải Nylon rất mỏng, nhẹ và có tính năng chống thấm, chống gió, bụi rất tốt. Bạn có thể nhận diện loại vải này thông qua tiếng sột soạt khi cọ xát vào vải. Thông thường, các đơn vị may áo gió rẻ thường ưu tiên lựa chọn loại vải này làm chất liệu chính cho các sản phẩm của mình do giá thành thấp nhưng vẫn có nhiều ưu điểm tiện dụng.

So sánh áo khoác vải dù và vải polyester năm 2024

Với sự phong phú, đa dạng của các chất liệu vải áo khoác đồng phục hiện nay trên thị trường, nếu bạn vẫn còn đang phân vân, chưa biết lựa chọn loại vải nào phù hợp. Hãy để Đồng phục Khang Thịnh giúp bạn. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn những mẫu vải may áo khoác đồng phục với chất lượng tốt và giá cả hợp lý nhất để chuẩn bị cho một mùa thu đông nữa đang đến rất gần. Và nếu bạn đang có nhu cầu may áo khoác, áo gió đồng phục, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline để nhận được sự tư vấn và báo giá tốt nhất.

Áo khoác không chỉ là một món đồ thời trang mà còn là biểu tượng của phong cách cá nhân. Việc chọn lựa loại vải phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến sự thoải mái khi mặc mà còn định hình tính cách và sở thích của người mặc. Hãy cùng 5S Fashion tìm hiểu các loại vải may áo khoác phổ biến hiện nay trong bài viết này nhé!

I. Những loại vải may áo khoác mùa Hè

1. Áo khoác vải Cotton

Vải cotton là chất liệu may mặc phổ biến nhất hiện nay, đang chiếm được sự ưa chuộng của nhiều người nhờ vào đa dạng và linh hoạt trong sử dụng. Cotton có thể được đan hoặc dệt với độ dày, mịn và trọng lượng khác nhau tạo ra sự linh hoạt cho việc ứng dụng trong nhiều loại trang phục khác nhau.

So sánh áo khoác vải dù và vải polyester năm 2024

Áo khoác vải Cotton

Với những đặc tính ưu việt như nhẹ, mềm, thoáng khí, thấm hút mồ hôi và thoát nhiệt tốt, vải cotton trở thành lựa chọn hàng đầu cho những chiếc áo khoác sử dụng vào mùa nóng. Sự thoải mái và khả năng thấm hút mồ hôi của cotton giúp người mặc luôn cảm thấy dễ chịu và mát mẻ trong những ngày nắng oi bức.

Tuy nhiên, nhược điểm nhỏ của loại vải này là do khả năng hút ẩm cao, nên cotton có thể trở nên nặng và dễ bị ẩm trong trường hợp mồ hôi nhiều. Điều này có thể gây ra tình trạng áo khoác trở nên ẩm ướt và để lại vết bã nhờn trên nách hoặc cổ áo.

2. Vải Linen (vải lanh)

Vải Linen hay còn được gọi là vải lanh, là một trong những loại vải có độ thoáng khí cao nhất. Áo khoác vải Linen mang lại cảm giác mát mẻ, thông thoáng cho bạn, ngay cả trong những ngày nắng nóng nhất. Với độ mỏng nhẹ, áo khoác từ vải linen vẫn đảm bảo an toàn cho làn da của bạn.

So sánh áo khoác vải dù và vải polyester năm 2024

áo khoác vải Linen (vải lanh)

Ngày nay, áo khoác từ vải linen được sản xuất trong nhiều màu sắc đa dạng, giúp người mua dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với sở thích và phong cách cá nhân. Đặc biệt, với đặc tính nhăn tự nhiên của vải lanh, áo khoác trở nên độc đáo và cuốn hút hơn, tạo nên phong cách riêng biệt.

Tuy vải linen có giá thành khá cao, nhưng lại mang đến cho người mặc trải nghiệm thoải mái và sang trọng. Sau khi giặt, vải linen có xu hướng nhăn tương tự như cotton. Tuy nhiên, để bảo quản áo khoác linen một cách tốt nhất, việc treo áo lên móc để giữ cho vải luôn thẳng nếp là quan trọng.

II. Những loại vải may áo khoác vào mùa Đông

1. Vải Len

Vải len là một loại vải được tạo ra từ sợi lông của các loài động vật như cừu và dê. Với khả năng giữ nhiệt cao, vải len trở thành lựa chọn lý tưởng để chống gió lạnh trong mùa đông.

So sánh áo khoác vải dù và vải polyester năm 2024

Áo khoác vải Len

Đặc điểm nổi bật của vải len là khả năng giữ ấm mạnh mẽ, giúp người mặc cảm thấy ấm áp và thoải mái trong những ngày lạnh giá. Được làm từ nguyên liệu tự nhiên, vải len không gây kích ứng hoặc dị ứng cho làn da, đồng thời cung cấp một cảm giác mềm mại, đặc biệt là với các loại vải len cao cấp như len Cashmere.

Khả năng co giãn của vải len giúp người mặc thoải mái và không bị cảm giác gò bó. Tuy nhiên, vải len có thể gặp phải vấn đề đổ lông sau một thời gian sử dụng và việc vệ sinh vải len có thể khá khó khăn.

Một điểm đáng lưu ý là vải len có khả năng thấm hút nước tốt, dẫn đến việc trọng lượng của nó tăng lên đáng kể khi ẩm. Ngoài ra, giá thành của một số loại vải len, đặc biệt là len cao cấp, có thể khá cao, làm cho nó trở thành lựa chọn xa xỉ đối với một số người tiêu dùng.

2. Vải Tweed

Vải Tweed là một loại vải thô được dệt từ sợi lông của dê hay cừu, tuy nhiên, nét đặc biệt của nó nằm ở sự chặt chẽ trong quá trình dệt, tạo ra bề mặt vải dày hơn và khả năng giữ nhiệt tốt hơn so với nhiều loại vải khác.

So sánh áo khoác vải dù và vải polyester năm 2024

áo khoác vải Tweed

Áo khoác Vải Tweed mang lại sự đứng dáng, làm nổi bật vẻ thanh lịch và chuyên nghiệp, đặc biệt phù hợp cho môi trường công sở. Khả năng giữ nhiệt tốt của vải này giúp người mặc cảm thấy ấm áp trong thời tiết lạnh giá. Đồng thời, với sự đa dạng về hoạ tiết, Vải Tweed cho phép sáng tạo nhiều kiểu áo khoác khác nhau, thích hợp cho mùa đông.

Tuy nhiên, trọng lượng của vải Tweed khá lớn, gây khó khăn trong quá trình giữ gìn và vệ sinh áo khoác. Giá thành cao là một điểm đáng lưu ý do yêu cầu lượng nguyên liệu lớn để sản xuất một tấm vải Tweed. Thời gian giặt và khô của vải Tweed kéo dài, có thể gây mùi ẩm mốc nếu không được bảo quản đúng cách.

3. Vải Dạ

Vải dạ là một loại vải đặc trưng được tạo ra từ những sợi lông của động vật, bổ sung thêm các nguyên liệu như sợi bông, sợi đay, sợi cói và hiện nay thường kết hợp với sợi Polyester. Vải dạ có bề mặt dày, được phủ bởi một lớp lông ngắn, tạo ra sự ấm áp và thoải mái cho người mặc.

So sánh áo khoác vải dù và vải polyester năm 2024

Vải Dạ

Điều đặc biệt về vải dạ là khả năng giữ nhiệt cao nhờ vào lớp lông ngắn trên bề mặt. Áo khoác dạ dày thường có độ bền cao và ít thấm nước hơn so với nhiều chất liệu khác. Đồng thời, vải dạ giúp áo khoác duy trì phom dáng chuẩn, không dễ bị sút sợi vải như một số loại vải khác như len.

Mặc dù có tính chất ít thấm nước, nhưng khi bị ướt đủ, vải dạ có thể trở nên rất nặng. Hơn nữa, áo khoác từ vải dạ có thể co lại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, do đó, quá trình giữ form của áo cần được chú ý. Để duy trì chất lượng của áo khoác dạ, nên tránh giặt bằng nước nóng và tránh phơi áo dạ dưới ánh nắng mặt trời gắt.

III. Những loại vải may áo khoác sử dụng quanh năm

1. Vải Jeans

Vải Jeans hay còn gọi là vải bò, là một chất liệu được giới trẻ rất ưa chuộng, đặc biệt khi áp dụng vào việc may áo khoác. Vải jeans được dệt chặt chẽ từ nguyên liệu chủ yếu là cotton duck, mang theo màu xanh truyền thống. Sự đa dạng và ưa chuộng của vải jeans khiến chúng trở thành một lựa chọn phổ biến cho thời trang hiện đại.

So sánh áo khoác vải dù và vải polyester năm 2024

áo khoác vải Jeans

Vải jeans có nhiều ưu điểm vượt trội khi được sử dụng để may áo khoác. Trong mùa hè, chúng thể hiện tính thoáng mát và không gây cảm giác bức bí do kế thừa đặc tính của vải cotton. Đồng thời, áo khoác jeans giúp bảo vệ làn da dưới ánh nắng mặt trời, làm nổi bật vẻ năng động và cá tính.

Vào mùa đông, vải jeans có khả năng chống gió tốt nhờ vào cách chúng được dệt chặt và có bề mặt vải dày. Áo khoác jeans không chỉ giữ ấm mà còn tạo nên phong cách mạnh mẽ và cá tính cho người mặc.

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của vải jeans là độ co giãn kém. Điều này yêu cầu khi sử dụng vải jeans để may áo khoác, cần phải chú ý đến việc điều chỉnh kích thước áo, để người mặc có thể cảm thấy thoải mái hơn khi di chuyển.

2. Vải Tricot

Vải Tricot có nguồn gốc từ nước Pháp, được dệt theo kiểu zic zắc ở một mặt, trong khi mặt còn lại là mặt trơn. Đặc điểm nổi bật của vải là sự mềm mại cùng với độ rũ. Vải Tricot không co giãn theo chiều ngang nhưng vẫn giữ được khả năng co giãn theo chiều dọc.

So sánh áo khoác vải dù và vải polyester năm 2024

áo khoác vải Tricot

Chất liệu này thường được ưa chuộng trong mùa hè để làm áo khoác, vì có khả năng thoáng khí tốt, đồng thời thấm hút mồ hôi hiệu quả. Điều này làm cho vải Tricot trở thành lựa chọn thuận lợi cho những người thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao và vận động nhiều. Bên cạnh đó, với độ dày khá ổn, vải Tricot cũng có thể thích ứng vào mùa đông, giúp giữ ấm cơ thể và tạo ra những chiếc áo khoác phong cách và cá tính.

Một điểm đặc biệt của vải Tricot là khả năng ít nhăn, điều này làm cho nhiều người ưa chuộng chất liệu này. Tuy nhiên, do chỉ có khả năng co giãn một chiều, độ co giãn không cao, do đó khi may áo khoác từ vải Tricot, cần lưu ý đến điều này để lựa chọn kích thước phù hợp và thoải mái khi mặc.

IV. Các loại vải may áo khoác đi mưa

1. Vải Polyester

Vải Polyester là một loại vải tổng hợp được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Khi áp dụng vào việc may áo khoác, vải Polyester mang đến khả năng giúp áo ít bị thấm nước hơn. Tuy nhiên, đây là một chất liệu có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

So sánh áo khoác vải dù và vải polyester năm 2024

Vải Polyester

Với độ bền cao, khả năng chống nhăn và khả năng chống nước, vải Polyester thường được sử dụng để may áo khoác chống mưa. Sự nhẹ nhàng và khả năng khô nhanh của vải cũng tạo ra cảm giác thoải mái cho người mặc. Đặc biệt, áo khoác từ vải Polyester thường ít bị bào mòn và duy trì được hình dáng ban đầu lâu dài.

Tuy nhiên, vải Polyester nên được sử dụng chủ yếu vào mùa mưa, vì vào mùa hè, chúng có thể gây cảm giác bức bí và khó chịu cho người mặc. Đồng thời, chúng cũng không chống lại được với nhiệt độ cao, nên không phù hợp trong môi trường nhiệt đới hay khi thời tiết nóng nực.

2. Vải Nylon

Vải Nylon là một loại vải được tạo ra từ nguyên liệu tổng hợp, nổi bật với khả năng chống nước, thường được ưa chuộng trong việc may áo khoác chống mưa. Với giá thành phải chăng, vải nylon được sản xuất hàng loạt để đáp ứng nhu cầu rộng lớn trên thị trường.

So sánh áo khoác vải dù và vải polyester năm 2024

áo khoác vải Nylon

Điều đặc biệt của vải nylon là độ bền cao, giúp áo khoác không bị hỏng khi sử dụng thường xuyên trong điều kiện mưa. Vải nylon cũng nổi bật với khả năng bám màu tốt và tốc độ khô nhanh sau khi giặt, giúp áo luôn giữ màu sắc và khô ráo. Tính ít nhăn của vải nylon cũng làm cho quá trình bảo quản trở nên đơn giản.

Tuy nhiên, vải nylon không thân thiện với môi trường, đặt ra thách thức trong việc tái chế và giảm lượng chất thải. Khi mua áo khoác từ vải nylon, người tiêu dùng cần cân nhắc về tần suất sử dụng để tránh tình trạng thải độc hại vào môi trường. Nên chủ yếu sử dụng áo khoác nylon khi đi mưa, vì nếu sử dụng vào mùa hè, chúng có thể gây cảm giác bí bách và không thoải mái cho người mặc.

3. Vải Polyurethane

Vải Polyurethane hay còn được gọi là vải giả da, là một loại vải được tạo ra từ các nguyên liệu tổng hợp. Thường được dệt từ cotton và một số loại sợi khác, vải sau đó được phủ lớp PU để tạo ra bề mặt giống như vải gia da thực tế. Mặc dù vải này có thể gây nóng khi sử dụng, nhưng lại thích hợp để di chuyển khi trời mưa.

So sánh áo khoác vải dù và vải polyester năm 2024

áo khoác vải Polyurethane

Khả năng chống thấm nước của vải Polyurethane đến từ lớp phủ PU trên bề mặt. Với tính nhẹ và khả năng nhanh khô sau khi giặt, vải này còn giữ phom dáng tốt, có thời gian sử dụng lâu dài và giá thành phải chăng. Bề mặt giả da của vải Polyurethane cũng mang lại vẻ thẩm mỹ cho người mặc, giống như da thật.

Tuy nhiên, vải Polyurethane không thoáng khí, có thể tạo cảm giác không thoải mái khi trời nắng. Đồng thời, việc bảo quản vải này cũng khá khó khăn, đặc biệt là khi áo khoác tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể dẫn đến hiện tượng nổ da, làm mất đi vẻ đẹp bên ngoài của áo. Ngoài ra, vải Polyurethane không thân thiện với môi trường và không phù hợp với những làn da nhạy cảm.

V. Các loại áo khoác phổ biến hiện nay

Áo khoác nhẹ

Áo khoác nhẹ bao gồm nhiều loại áo khoác khác nhau, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thời tiết khác nhau.

  • Áo khoác gió: Loại áo này thường được may từ vải dù hoặc polyester ít thấm nước, được giới thiệu vào năm 1965 bởi Leon-Claude Duhamel. Áo gió có trọng lượng nhẹ, thích hợp để sử dụng trong điều kiện trời không quá lạnh hoặc không mưa nhiều. Thường được sử dụng để bảo vệ khỏi gió và những ngày trở gió.
  • Áo khoác phao: Là loại áo được làm từ vật liệu như nylon hoặc polyester không thấm nước, có khả năng chống gió và chống nước. Thích hợp để sử dụng trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, giúp giữ ấm và khô ráo.

So sánh áo khoác vải dù và vải polyester năm 2024

Áo khoác gió và áo khoác phao

  • Áo khoác trùm đầu (áo hoodie): Áo khoác này thường được làm từ vải cotton hoặc các hỗn hợp vải như cotton-polyester. Áo Hoodie thường không có phần khuy gài hoặc dây kéo ở phía trước, thay vào đó, chúng được mặc như áo thun thông thường. Đặc biệt, áo hoodie có phần mũ, tạo điểm nhấn thời trang và tiện lợi cho việc giữ ấm đầu.
  • Áo choàng đi mưa (Trench coat): Loại áo này thường được may từ vải dù với khả năng chống nước và chống rách, áo choàng đi mưa là sự kết hợp giữa tính thời trang và tính ứng dụng.
  • Áo Cardigan: Là loại áo khoác được làm từ len hoặc cotton, có thiết kế với tay dài và phần khuy gài ở phía trước. Áo Cardigan thường là lựa chọn thoải mái và ấm áp trong môi trường lạnh, đồng thời mang lại vẻ ngoài lịch sự và trang nhã.

So sánh áo khoác vải dù và vải polyester năm 2024

Áo khoác cardigan và hoodie

Áo khoác nặng

Áo khoác nặng bao gồm những loại áo có thiết kế và chất liệu chủ yếu làm cho chúng trở nên nặng và thích hợp cho những điều kiện thời tiết lạnh.

  • Áo khoác Duffle: Được may từ vải thô dày, áo khoác Duffle xuất hiện từ năm 1850 và trở thành một loại áo dày phổ biến ở Châu Âu. Đặc trưng bởi cách thiết kế với các dây cột và nút gài ngang, áo Duffle thường được sử dụng chủ yếu bởi học sinh.
  • Áo khoác Crombie: Ra đời vào thế kỷ thứ 19, áo khoác Crombie có cổ áo gần giống với vest nhưng phom áo dài hơn, thường được sản xuất bằng vải len hoặc dạ. Đây là loại áo truyền thống, mang đến vẻ lịch lãm và sang trọng. Nó thường được ưa chuộng trong các tình huống đòi hỏi sự trang nhã.
  • Greatcoat: Greatcoat có kiểu dáng gần giống với áo khoác Crombie, thường được làm từ vải dạ. Loại áo này thường được sử dụng nhiều tại Châu Âu và thường dùng để bảo vệ khỏi gió lạnh và thời tiết khắc nghiệt. Greatcoat mang đến vẻ ngoại hình cổ điển và chất lượng.

Lời kết

Việc lựa chọn loại áo khoác phù hợp không chỉ đáp ứng nhu cầu bảo vệ cơ thể khỏi thời tiết khắc nghiệt mà còn là cách thể hiện phong cách và cá tính của người mặc. Sự đa dạng trong thiết kế và chất liệu của áo khoác ngày nay không chỉ là biểu tượng của thời trang mà còn là sự đa dạng trong sự lựa chọn và phản ánh cái đẹp đa chiều của con người.