Review phim ký sinh trùng 2023 năm 2024

Khi trở về và mở cánh cửa, bước vào bên trong căn nhà tối om, tôi chợt nghĩ đến lũ gián. Chúng có ở trong bóng tối kia không? Chúng đang ăn những thức ăn thừa mứa của chúng ta trong khi chúng ta không có ở đấy? Khi tôi bật đèn lên, chúng sẽ làm gì? Trốn chui trốn lủi trong bóng tối, hay lao về phía người chủ vừa bật đèn lên?

Và…

Chuyện gì xảy ra nếu như lũ gián cũng có suy nghĩ?

“Ký Sinh Trùng”, tên tiếng Anh là Parasite, phiên âm tiếng Hàn là Gisaengchung, bộ phim do Joon-ho Bong đạo diễn, đã thắng Palme d’Or (Cành cọ vàng) tại Liên hoan phim Cannes.

Hãy quên mẹ cái giải thưởng đi, và thưởng thức bộ phim, thật đấy.

Review phim ký sinh trùng 2023 năm 2024

“Ký Sinh Trùng” là một bộ phim đầy cảm xúc, mà xem xong, tôi vẫn cứ bị ám ảnh. Phim mới chiếu ở Việt Nam 4 ngày, theo thông lệ, khi viết review phim mới, tôi sẽ không tiết lộ (spoil) phim, nhưng với bộ phim có nhiều thứ để nói như này, không spoil thì liệu có thể diễn tả hết?

Vậy, bài viết này tôi sẽ review phần đầu không spoil, chủ yếu tổng quan và cho bạn đọc biết có nên xem hay không, tại sao nên xem hoặc không nên xem, cũng như tôi cảm nhận thế nào về bộ phim. Ở nửa sau, tôi xin phép spoil đôi chút, úp úp mở mở, vừa cố gắng khơi gợi ý nghĩa, mà lại không phá hỏng cảm xúc khán giả xem phim.

Review phim ký sinh trùng 2023 năm 2024

Một cách tổng quan, “Ký Sinh Trùng” thực sự rất hay và khéo léo. Cách kể, cách xây dựng cốt truyện, diễn xuất, tình tiết cuốn hút, gần như theo một mạch nhất định từ đầu đến cuối, mà tôi tin rằng khán giả sẽ phải dán mắt vào theo dõi bộ phim. Cảm xúc theo mạch phim sẽ là hài hước, lôi cuốn, ly kỳ, lo lắng, giật gân, kinh hãi, đau đớn, ám ảnh. Kết phim có thể gây tranh cãi, nhất là sau một đoạn cao trào rất cao, thì cái kết có vẻ yên bình có thể khiến người xem hụt hẫng. Sự thực, tôi cũng có phần hẫng khi đó, nhưng nếu bạn ngẫm nghĩ câu nói kết thúc bộ phim “So Long” (tạm biệt), và chú ý đến tâm lý nhân vật, bạn sẽ hiểu điều Joon-ho Bong muốn nói. Cá nhân tôi muốn dùng từ “đi quá giới hạn” để nói về bộ phim, bởi khi xem phim bạn có thể sẽ nhận ra câu nói này, và nhận ra nó tác động đến mọi thứ trong cốt truyện, ý nghĩa, cũng như “Ký Sinh Trùng” đã vượt qua khỏi giới hạn đó để tạo ra một bộ phim xuất sắc.

Ở khía cạnh kỹ thuật, nghệ thuật quay phim được Joon-ho Bong chú trọng, từ các góc toàn diễn tả vẻ đẹp quả ngôi nhà, đến các góc cận diễn tả gương mặt từng nhân vật, nhưng đặc sắc nhất chính là những cú lia máy theo nhân vật lao vào hầm tối, tạo nên một cảm giác bí ẩn, rợn người cho khán giả xem phim. Kết hợp nhuẫn nhuyễn với quay phim chính là xây dựng bối cảnh. Từ bối cảnh ngăn nắp, sạch đẹp của căn nhà; đến bối cảnh khu nhà bên dưới lòng đường (gọi thế nào nhỉ, nó như một cái ổ thì đúng hơn), và đặc biệt là cảnh tượng hỗn độn trong cơn lũ. Joon-ho Bong chỉ set-up bối cảnh theo con phố dốc của Seoul nhưng đủ để cho người xem thấy nước ở đâu tràn xuống những con phố nghèo khó. Ở bên trên là khu nhà giàu, ở bên dưới là khu ổ chuột, nước từ trên xối xuống cuốn phăng đi mọi thứ, ngày hôm sau, người giàu mở tiệc, đó chẳng phải một cảnh tượng rất ý nghĩa hay sao?

Về diễn xuất, các diễn viên của Ký Sinh Trùng diễn theo dạng “over-the-top”, đôi khi có thể cảm thấy mất tự nhiên nhưng là điều cần thiết để tạo nên sự hài hước, mà đối lập với sự đau đớn sau này. Mỗi diễn viên diễn xuất đều rất ấn tượng, đem lại cái hồn riêng cho mỗi nhân vật, nhưng theo tôi, ấn tượng nhất chính là nhân vật ông bố Ki-Taek (do Kang-ho Song – diễn viên từng hợp tác với Joon-ho Bong trong các phim “Memories of Murder, The Host, Snowpiere) và Da-song (do diễn viên nhí Hyeon-Jun Jung thủ vai)

Và giờ, tôi sẽ chuyển sang phần thứ hai, như cách “Ký Sinh Trùng” chuyển từ hài kịch sang bi kịch.

Cảnh báo: Spoil. Tôi nghĩ nếu bạn chưa xem phim, hãy ngưng đọc để có trải nghiệm tốt nhất. Phần dưới đây lột trần suy nghĩ và cảm nhận của tôi về bộ phim.

Review phim ký sinh trùng 2023 năm 2024

Tôi muốn trở lại với lũ gián. Gián là một nỗi sợ hãi muôn thuở của con người. Nỗi sợ thể hiện ra khi bạn nhìn thấy chúng, hoặc bạn sẽ bỏ chạy, hoặc bạn tìm mọi cách để xua đuổi, hoặc bạn tìm mọi cách để giết chúng. Sẽ thế nào, nếu như gián có suy nghĩ?

“Hôm nay ông chủ ăn ngon quá, nhưng bỏ thừa rất phí, chúng ta có thể thoải mái tận hưởng món ngon này.”

“Tại sao ông chủ lại được sống trong một ngôi nhà đẹp đẽ, tiện nghi, đầy đủ đồ ăn như thế trong khi chúng ta phải chui rúc ở xó xỉnh này?”

“Ông chủ về kìa, mau chạy thôi.”

“Ông chủ nói thật kinh tởm khi thấy chúng ta, ngửi thấy mùi chúng ta. Mùi chúng ta có kinh tởm không nhỉ?”

“Tại sao, tại sao ông chủ dám kinh tởm chúng ta?”

“Đồ chó chết, giờ thì tao sẽ cho mày hết kinh tởm.”

Đó là cách mà loài gián vẫn hay lao về phía con người khi chúng đang lọ mọ trong bóng tối và bị con người chúng ta bất ngờ bật đèn? Tôi sởn da gà khi nghĩ đến điều đó, nhưng còn rùng mình hơn khi nhận ra, phải chăng căn nhà mà ta đang sống chỉ là một cái xó tối, còn cả xã hội là một căn nhà?

Lần cuối bạn ghen tị khi người khác giàu có là khi nào? Khi nhìn thấy bức ảnh bạn bè đi du lịch? Khi nhìn thấy bạn bè mua mẫu iphone mới ra? Khi ngồi trên chiếc xe Mercedes mà bố của bạn bè mua cho họ? Khi được bạn bè mời tham dự một bữa tiệc sinh nhật xa xỉ?

Lần cuối bạn khinh thường những người ở tận cùng xã hội là khi nào? Khi gặp một người ăn xin đang đứng bên đường? Khi bắt gặp một người đàn ông lao động mồ hôi mồ kê? Khi bà giúp việc sau cả ngày không tắm dám tiến lại gần bạn?

Với tôi, sự đáng sợ của Ký Sinh Trùng là ở chỗ đó. Bi kịch xã hội xảy ra khi khoảng cách giàu nghèo quá xa, nó là một mô phỏng của các cuộc cách mạng. Cách mạng Pháp xảy ra khi nào? Cách mạng vô sản xảy ra khi nào? Nhưng một cuộc cách mạng thì vĩ đại, còn một cuộc thảm sát thì không.

Tôi nghĩ đến vụ tấn công người bằng dao ở Kawasaki, Nhật Bản năm 2019. Về vụ đâm dao bừa trên đường cao tốc Shinkansen năm 2018. Vụ đâm dao trên xe bus học sinh tại Tokyo năm 2010. Vụ đâm xe vào đám đông mua sắm ở Akihabara năm 2008. Vụ đâm chết trẻ em ở trường tiểu học tại Osaka năm 2001…

Tôi sợ hãi khi nghĩ đến những vụ án đó. Sợ hãi khi nghĩ đến cảnh bản thân đứng ở trong đám đông đó, đối mặt với một kẻ điên rồ nào đó đang cầm dao lao về phía mình, nhưng cũng càng sợ hãi khi nghĩ đến cảnh chính mình là kẻ cầm dao.

Bởi suy cho cùng, “Ký Sinh Trùng” phản ánh một mối quan hệ đáng sợ trong xã hội hiện đại: ký sinh và cộng sinh giữa người giàu, kẻ nghèo. Người giàu hút máu của kẻ nghèo để giàu lên, kẻ nghèo lại bám vào người giàu mà hút máu lại. Cứ như vậy, chúng là một vòng luẩn quẩn chẳng bao giờ kết thúc, trừ khi có kẻ nào đó hết máu, bị dồn vào giới hạn, và chúng sẽ vượt ra khỏi giới hạn cuối cùng.

Đã có nhiều hơn một nhân vật trong “Ký Sinh Trùng” đi quá giới hạn đó.

Review phim ký sinh trùng 2023 năm 2024

Việc đi quá giới hạn, theo ông Park – một người mà sau đó cũng đã đi quá giới hạn, thường phải trả một cái giá rất đắt. Khởi đầu bộ phim, các nhân vật còn trong hang ổ trú ẩn, chui rúc như những con gián, nhưng Joon-ho Bong đã dẫn dắt khéo léo theo tình tiết và phát triển tâm lý nhân vật, dựa vào mâu thuẫn truyện để từng bước dụ đám ký sinh chui ra khỏi tổ, cho tới khi chúng lộ diện, điên cuồng cắn xé lẫn nhau. Một cách tài tình và ám ảnh, “Ký Sinh Trùng” tạo sự khuynh đảo trong xã hội, với mau me, bạo lực, nhưng rồi lại đưa chúng về sự bình yên, như thể chưa từng có gì xảy ra. Căn nhà dù có chuyện kinh hoàng gì, rồi cũng sẽ có chủ mới, và người chủ lại yên tâm sống trong căn nhà đẹp đẽ đó, như thể một hàm ý về xã hội, phát điên lên khi có chuyện không hay xảy ra, nhưng chuyện qua đi, ai quan tâm nữa, lại trở về cuộc sống thường nhật. Đó, phải chăng là sự điên rồ của xã hội, hay chỉ đơn giản là một sự vô cảm đến lạnh lùng, mà chúng ta là một trong số đó?

Tôi muốn phân thêm 1 chút về tâm lý nhân vật trong Ký Sinh Trùng. Mỗi nhân vật có sự phát triển tâm lý khá riêng biệt, nhưng ấn tượng nhất là tâm lý nhân vật người bố Ki-taek. Ban đầu, khi còn nghèo khó và thất nghiệp, có thể thấy cả gia đình Ki-taek đều vui vẻ, hòa thuận, tốt bụng, dù có đôi chút gian manh. Tuy nhiên càng dấn sâu vào con đường lừa lọc, tiếp xúc với sự giàu có, con người ta càng thay đổi. Lòng tham xuất hiện, cùng với đó là ích kỷ, sân si, và đặc biệt hơn nữa, mà Joon-ho Bong có lẽ là người đầu tiên khai thác, chính là sự tự ti, tự nhục và tự tôn của người nghèo, thể hiện qua nhân vật ông bố Ki-taek.

Review phim ký sinh trùng 2023 năm 2024

Mọi thứ bắt nguồn từ việc Mr. Park chê mùi cơ thể của Ki-taek. Cái mùi đó, được Da-song ngửi thấy ở cả gia đình Ki-taek, hiểu đơn giản thì là mùi căn hầm hôi hám ám vào, nhưng cũng là biểu tượng cho “mùi của kẻ nghèo”. Đó đâu chỉ là mùi, đó còn là cái sĩ diện của một con người, Ki-taek ban đầu liên tục tự ngửi mình xem mình có hôi thật không, đó là sự tự ti và tự nhục. Có thể hiểu, tâm lý của Ki-taek không đơn thuần bởi tự ti, tự nhục về cái mùi hôi, mà chính là tự ti, tự nhục về cái sự nghèo khó và địa vị xã hội của mình. Không dễ chịu gì khi phải nghe những lời chê bai, miệt thị từ một kẻ giàu có mà mình luôn ghen tị. Từ cái việc mùi hôi ấy, có thể thấy tâm lý nhân vật hoàn toàn thay đổi, nhất là khi căn nhà dưới hầm của ông bị lũ lụt cuốn trôi. Suốt bữa tiệc, Ki-taek cứ bần thần và khán giả có thể thấy dự cảm xấu. Đó là khi Ki-taek chìm đắm trong sự tự nhục và ghen tị với gia đình Mr. Park, càng nghĩ về số phận mình lại càng tủi thân và bế tắc. Đỉnh điểm xảy đến khi con gái ông – Ki-jung bị đâm, đang hấp hối. Mr. Park lấy lại chìa khóa, trong lúc ở cạnh Ki-taek có hành động đưa tay lên bịt mũi. Đây là hành động “đi quá giới hạn” của Mr. Park, đẩy Ki-taek vượt quá giới hạn theo. Như “tức nước vỡ bờ”, chuyện gì đến cũng xảy đến. Ở cảnh này, nếu chú ý có thể thấy Mr. Park lấy chìa khóa xe nhưng chẳng hề lo lắng cho Ki-jung mà chỉ lo lắng cho con trai của mình, lại càng có thêm lý do để Ki-taek bị đẩy vượt quá giới hạn.

Bộ phim khiến cho người xem mông lung giữa tốt và xấu của người giàu, kẻ nghèo. Bởi suy cho cùng, giàu và nghèo vẫn luôn ở hai thái cực, với hai góc nhìn hoàn toàn khác biệt. Hành động và thái độ của Mr. Park chỉ là một sự tự nhiên, hay việc lo cho con mình trước cũng chỉ là một sự tự nhiên, nhưng sự tự nhiên ấy lại khiến cho những người vốn đã bị tổn thương cảm thấy như bị xúc phạm. Trong cuộc nói chuyện của gia đình Ki-taek khi đang hưởng thụ rượu ngoại trong căn nhà xa xỉ vào một tối trời mưa, họ đã nói gia đình nhà Park rất tốt. Họ giàu như vậy mà họ vẫn tốt. Không, họ tốt bởi họ giàu. Vậy người giàu là tốt hay có lỗi, nếu không, lỗi hay không tốt là do người nghèo? Không, không có câu trả lời, bởi đơn giản đó là xã hội, buộc phải đánh đổi để có được sự phát triển vật chất.

Ở cuối phim, khi hy vọng được thắp lên, tưởng chừng đám “ký sinh” có thể vươn lên thành ông chủ, hóa ra chỉ là một giấc mơ tuyệt vọng, kết thúc với lời chào “So long” của đứa con mơ mộng nhưng biết sẽ không thành hiện thực, gửi đến người bố mà không biết rồi sẽ sống ra sao. Suy cho cùng, họ, những “ký sinh trùng” cũng đâu được làm theo kế hoạch, bởi mọi kế hoạch lập ra đều sẽ đi chệch hướng.

Bộ phim còn có nhiều chi tiết biểu tượng, mang đậm màu sắc Á Đông, về điềm báo, luân hồi, nhân quả. Đó là hòn đá đem lại tài lộc cho gia chủ, hay nên gọi là hòn đá tai ương? Đó là căn hầm bí ẩn, nơi những kẻ ký sinh trốn chui trốn lủi. Đó là cơn mưa và trận lụt như cuốn phăng đi mọi thứ.

:no_upscale()/cdn.vox-cdn.com/uploads/chorus_asset/file/16295853/fullsizephoto1055380.jpg)

Dẫu vậy, cá nhân tôi khi xem đã mong đợi một sự vượt quá giới hạn kinh tởm hơn nữa, ám ảnh hơn nữa. Liệu có hay hơn và ám ảnh hơn không khi thay vì chỉ đâm những kẻ gây thù, đó là một cuộc thảm sát? Liệu có hay hơn và ám ảnh hơn không khi thay vì ngày ngày lên kiếm ăn, kẻ “ký sinh” cuối cùng ăn thịt chính kẻ ký sinh đã chết dưới tầng hầm ấy? Tôi không chắc, chỉ là đôi dòng suy nghĩ của một khán giả, bởi tôi chẳng phải Joon-ho Bong.

Có lý do khi Alejandro G. Inarritu – đạo diễn xuất sắc người Mexico từng giành Oscar với “Birdman”, “The Revenant”, đồng thời là trưởng ban giám khảo The Cannes năm nay, thích bộ phim này. Tôi nhìn thấy những điểm tương đồng giữa “Ký Sinh Trùng” và “Biutiful”, “21 Grams”, “Babel” (Trinity of Death) của ông.

Tôi nghĩ, “Ký Sinh Trùng” đã may mắn vượt qua kiểm duyệt ở Việt Nam, bởi tôi tin rằng nỗi ám ảnh tâm lý dành cho những người thực sự cảm phim (hoặc giả chăng, bộ phim đến với những người ở ngoài kia, quá nghèo khó đến mức chẳng thể đi xem bộ phim ấy), là không thể tưởng tượng nổi.

Review phim ký sinh trùng 2023 năm 2024

Thật khó để so sánh Ký Sinh Trùng với bộ phim kinh điển Hàn Quốc là Oldboy, hay bộ phim Châu Á cũng giành giải Cành Cọ Vàng Cannes năm ngoái, cũng nói về gia đình người nghèo, đó là Shoplifters của Nhật Bản. Điều đó cũng khó khăn như so sánh các phim Pulp Fiction, Forrest Gump và The Shawshank Redemption đều công chiếu năm 1994 vậy.

Những bộ phim hay nhất của Hàn Quốc đều mang mùi máu. Oldboy, The Handmaiden, Burning, Mother, Memories of Murderer. “Ký Sinh Trùng” sẽ là một tượng đài điện ảnh Hàn Quốc mới, chắc chắn là như vậy. Giờ thì, bạn nghĩ bạn là con gián, hay bạn là người đập gián? Bạn chẳng có sự lựa chọn.