Phân tích tối thiểu hóa chi phí trong y tế năm 2024

Giới thiệu nội dung trao đổi về cách tính giá thành một sản phẩm dịch vụ của Bệnh viện. Vấn đề được đặt ra bởi bạn Vân Hồng; có 2 người tham gia trả lời chính là bạn Nguyễn Quang Vinh và chị Nguyễn Thị Bích Vân

Nội dung như sau:

Vân Hồng: Em xin phép hỏi cả nhà có ai biết cách tính giá thành một sản phẩm dịch vụ của bệnh viện không ạ?

Nguyễn Quang Vinh: Theo quy định hiện nay thì giá thành sản phẩm, dịch vụ được xác định trên cơ sở 3 loại chi phí chính:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Chi phí lao động trực tiếp.

- Chi phí sản xuất chung

Riêng đối với việc tính giá thành của một dịch vụ y tế thì em có tham khảo cụ thể gốm 3 yếu tố chính:

1. Gía vốn: lao động trực tiếp tạo ra dịch vụ. Gía quản lý, marketing cho dịch vụ; Vật tư tiêu hao, công cụ, điện nước...

2. Khấu hao và

3. Đó là lợi nhuận trên gói dịch vụ đó.

Vân Hồng: ANH oi. Giá vốn mua sản phẩm như máy móc, vật tư thì dễ rồi. Nhưng giá nhân công và quản lý làm sao tính được ạ.

Nguyễn Quang Vinh: Gía nhân công hay quản lý thì tính cũng đơn giản Chị ạ, Vì xét trên yếu tố chi phí lao động thì giá thành tính trên nhân công được tính dựa trên lương chi trả cho nhân công đó trong một tháng. Ta tính dựa trên thời gian trung bình người đó tiêu tốn cho 1 dịch vụ, hoặc tính trung bình dựa trên định mức số lượng dịch vụ người đó tạo ra trong một đơn vị thời gian. Quy chung lại thì lương hay số tiền phải trả cho một nhân công chính là chi phí lao động cho cấu thành tổng chi phí sản phẩm đó.

Ví dụ: lương Bs A là 1000k một tháng, tháng làm 200 giờ, thì mỗi giờ chi phí trung bình phải trả cho Bs đó là 5k. Vậy có nghĩa chi phí cho sản phẩm mỗi giờ Bs đó làm ra sẽ là 5k, nếu Bs ấy cùng 1 giờ tạo ra nhiều dịch vụ khác nhau thì mình ước tính trung bình trên mỗi dịch vụ. Hoặc trường hợp thứ 2 là khoán hạn mức, một Bs khám mỗi ngày 10 bệnh nhân, lương tổng của Bs là 3000k trên tháng (100k/ngày) vậy thì chí phí Bs đó cho mỗi ca bệnh là 10k. Em chỉ biết từng ấy thôi Chị ơi:) cần thêm chi tiết và cụ thể hơn chắc nhờ đến chuyên gia tài chính kết hợp với nhà Nhân sự và quản lý Chị ạ

Vân Hồng: vậy để tính số tiền phải chi trả cho 1 người thì mình lấy mức lương đang trả cho người đó chia cho 22 ngày được số tiền phải trả cho người đó/ ngày (gọi là A), sau đó lấy A chia cho số dịch vụ người đó làm/ ngày hoặc giờ ra số tiền phải cho cho người đó/ ngày hoặc giờ (B), Nhưng loại dịch vụ trong ngày của mỗi người làm khác nhau mà, cách tính này sẽ đồng đều chưa thể hiện được trả tiền lương theo năng lực

Nguyễn Quang Vinh: Chị ơi ý chị nhắc đến thì lại là một chuyện khác liên quan đến việc chia sẽ lợi nhuận mà mình có thể gọi là thu nhập tăng thêm. Chúng ta đang đi tính từ mặt gốc mà chúng ta xây dựng. Còn việc tính theo năng lực thì lương đã thể hiện rất rõ Chi ơi, không thể nào Bác sỹ kinh nghiệm 20 năm đầu ngành mà có lương giống như một Bs mới ra trường trong cùng một vị trí công tác được ạ. Mình đang áp dụng cho mặt bằng trần mà Chị. Đối với các bệnh viện tư khám chuyên gia cao cấp giá hoàn toàn khám chuyên gia thường. Tất nhiên vì lương/chí phí chi trả cho 2 nhóm chuyên gia này khác nhau.

Vân Hồng: điều chị muốn là tính tiền theo sản phẩm dịch vụ cơ. các tính này của chị em mình chỉ mới thể hiện được trên cùng 1 sản phẩm thôi à. nhiều sản phẩm chắc phải có công thức

Nguyễn Quang Vinh: Dạ em nghĩ mình nên đơn giản hóa vấn đề chút ạ. Mình phải tính được giá của một sản phẩm cấu thành nên dịch vụ/gói dịch vụ trước đã. Còn việc tính nhiều sản phẩm thì lại thêm một chuyện hết sức đơn giản là cộng tổng lại đơn giá của từng sản phẩm nhé Chị. Tất nhiên nhà tài chính và nhà kinh tế còn tính toán thêm tổng lợi nhuận trên số lượng gói dịch vụ tiềm năng/lý tưởng khi gộp thành gói dịch vụ, những rủi ro khi gộp gói.... cái này lại là một vấn đề mới. Dạ em nghĩ đơn giản mình cứ tình từ cái nhỏ rồi tính cái lớn, và khi làm hoặc triển khai một cái gì đó thì cần có thời gian cân nhắc để tính toán và kiểm tra kỹ lưỡng, song song đó là việc cải tiến và hoàn thiện như việc mình làm "quản lý chất lượng" vậy Chị nhỉ. Điều quan trọng là mình tính toàn cẩn thận, chi tiết (tránh bỏ sót) và tính khả thì, tính thực tiễn, tính xu hướng của sản phẩm/gói. Em chỉ nghĩ đến vậy thôi, em không dám chém nữa ạ. Hy vọng các Anh Chị chyên gia vào cứu cánh.

Vân Hồng: nhưng mà em ơi trong gói nhỏ cũng có tiền nhân công mà. đúng ra là phải tính từng gói nhỏ đó trước, sau đó họ làm được gói dịch vụ nào thì hưởng tiền công của dịch vụ đó đúng không? làm nhiều thì sẽ hưởng nhiều. vậy làm sao để tính gói nhỏ mà không bỏ sót như em nói đây

Van Nguyen Bich: Chào bạn Vân Hồng và các anh, chị đang quan tâm đến cách tính giá thành sản phẩm dịch vụ y tế. Tôi xin phép được chia sẻ chút hiểu biết của mình về vấn đề này như sau:

Van Nguyen Bich: Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Thông tư 04) quy định mức giá tối đa của 447 dịch vụ, kỹ thuật y tế. Khi xây dựng thông tư đã có các chuyên gia cả y tế và tài chính cùng tham gia. Các công thức để tính chi phí tiền lương cho từng nhóm dịch vụ, tiền khấu hao tài sản, tiền điện, rác thải... đều đã có sẵn.

Mức giá tối đa tại Thông tư 04 được xây dựng trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật của 3 yếu tố chi phí trực tiếp để thực hiện dịch vụ, gồm: (i) Chi phí thuốc, vật tư; (ii) Chi phí điện, nước, xử lý chất thải; (iii) Chi phí duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị trực tiếp. Chưa tính các yếu tố sau: (i) Tiền lương, phụ cấp, (ii) Khấu hao tài sản cố định, (iii) Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học và (iv) Chi phí quản lý.

Và theo lộ trình thì đến năm 2018, 4 yếu tố sau sẽ được tính đủ trong giá viện phí.

Có 02 phương pháp tính chi phí tiền lương:

Phương pháp 1: Chi phí tiền lương = đơn giá tiền lương X đơn giá của dịch vụ (chưa có lương).

Phương pháp 2: Chi phí tiền lương = Định mức lao động (có thể tính theo giờ, ngày công) để thực hiện dịch vụ X Đơn giá tiền lương (giờ, ngày công)

Đối với nhóm dịch vụ có thể xây dựng định mức hao phí lao động thì thực hiện theo định mức; đối với nhóm dịch vụ không xây dựng được định mức thì thực hiện phân bổ chi phí để tính đơn giá tiền lương.

1. Các nguyên tắc chung:

  1. Chi phí tiền lương được tính theo các nhóm dịch vụ, kỹ thuật với các phương pháp tính cụ thể như sau:

- Nhóm dịch vụ tính theo định mức hao phí lao động:

+ Khám bệnh;

+ Ngày giường bệnh;

+ Chiếu, chụp, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng;

+ Phẫu thuật, thủ thuật;

- Nhóm dịch vụ xét nghiệm, giải phẫu bệnh theo phương pháp phân bổ chi phí tiền lương của các khoa xét nghiệm để tính đơn giá tiền lương theo các loại xét nghiệm sau:

+ Xét nghiệm huyết học;

+ Xét nghiệm sinh hóa;

+ Xét nghiệm vi sinh;

+ Giải phẫu bệnh

  1. Định mức hao phí lao động được tính trên cơ sở nhân lực theo khảo sát thực tế, cơ cấu nhân lực theo Thông tư liên tịch số 08/2007/BYT-BNV, Thông tư 50/2014/BYT-TT về phân loại phẫu thuật, thủ thuật, định mức khám bệnh,…
  1. Quỹ tiền lương được tính bằng hệ số lương ngạch bậc bình quân X lương cơ sở (1.150.000 đ), các loại phụ cấp theo chế độ (trừ phụ cấp thu hút theo NĐ 64, NĐ 116, phụ cấp đặc thù theo QĐ 73, QĐ 46 đối với các cơ sở KCB cán bộ trung cao cấp); các khoản đóng góp = 24% lương ngạch bậc + phụ cấp chức vụ, trách nhiệm;