Nhân viên kiểm toán nội bộ ngân hàng năm 2024

Kiểm toán ngân hàng là một trong những vị trí nhân sự “hot” hiện nay thu hút đông đảo các ứng viên. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều băn khoăn về nhiệm vụ, kỹ năng, năng lực cần có của người kiểm toán viên nội bộ ngân hàng… Sau đây MAN – Master Accountant Network sẽ trả lời những câu hỏi thường gặp liên quan đến kiểm toán nội bộ ngân hàng.

Khái niệm và mục đích của kiểm toán nội bộ ngân hàng

Kiểm toán ngân hàng là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản kiểm toán nội bộ ngân hàng là bộ phận nhân sự chuyên chịu trách nhiệm về các công việc liên quan đến kiểm soát, quản trị rủi ro và kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng.

Nhân viên kiểm toán nội bộ ngân hàng năm 2024

Mục đích của kiểm toán nội bộ ngân hàng

Theo Khoản 2 Điều 3 của Thông tư 44/2011/TT-NHNN về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng thì kiểm toán nội bộ là hoạt động:

  • Rà soát, kiểm tra và đánh giá một cách khách quan, độc lập về hệ thống kiểm soát nội bộ;
  • Đánh giá độc lập về mức độ tuân thủ và phù hợp của các quy trình, thủ tục kiểm toán, chính sách nội bộ, quy định đã được thiết lập trong chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng;
  • Đưa ra các kiến nghị, đề xuất để cải thiện hiệu quả của các quy định, quy trình, hệ thống nhằm đảm bảo tổ chức tín dụng hoạt động một cách hiệu quả, an toàn và tuân thủ pháp luật.

Đây cũng chính là những mục tiêu kiểm toán ngân hàng hướng đến.

Một số thông tin liên quan đến kiểm toán viên nội bộ ngân hàng

Có thể nói, vai trò của người kiểm toán viên nội bộ ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng. Dưới đây là một số thông tin tổng quan về công việc của người kiểm toán viên nội bộ ngân hàng:

Công việc

Kiểm toán viên nội bộ ngân hàng sẽ đảm nhiệm những công việc và trách nhiệm như sau:

  • Kiểm soát, quản lý tất cả những nhiệm vụ và hoạt động liên quan đến kiểm toán nội bộ ngân hàng. Đó có thể là đánh giá mức độ trung thực trên phương diện tài chính, quản lý hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh doanh, quản lý rủi ro…
  • Đảm bảo việc kiểm soát nội bộ ngân hàng được triển khai đúng theo quy trình đã đề ra và tuân thủ pháp luật.
  • Thu thập, phân tích, đánh giá những báo cáo tài chính, tài liệu kế toán và kiểm toán và các tài liệu khác có liên quan của ngân hàng.
  • Lập các báo cáo phản ánh hoạt động kiểm toán nội bộ theo định kỳ hàng tuần, tháng, quý theo yêu cầu của lãnh đạo và thuyết trình báo cáo kiểm toán tại các buổi họp cần thiết.

Nhân viên kiểm toán nội bộ ngân hàng năm 2024

  • Đảm bảo quá trình kiểm toán diễn ra một cách khách quan, công bằng và độc lập.
  • Tìm hiểu, nghiên cứu và chỉ ra những mặt hạn chế của ngân hàng trong quá trình hoạt động, từ đó đề xuất các phương án khắc phục.
  • Thường xuyên giám sát, theo dõi các bộ phận về báo cáo kiểm toán và đề xuất những kiến nghị khi cần thiết.
  • Tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng các chuẩn mực, tiêu chuẩn kiểm toán trong nội bộ ngân hàng như: các bảng biểu mẫu kiểm toán, quy trình kiểm toán…
  • Tham gia công việc đánh giá nhân lực và những nguồn lực của doanh nghiệp.

Kỹ năng

Để hoàn thành tốt công việc kiểm toán ngân hàng thì người kiểm toán viên cần trang bị cho mình cả những kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm:

Kỹ năng chuyên môn:

  • Tốt nghiệp bậc đại học trở lên các chuyên ngành như kiểm toán, tài chính ngân hàng, kế toán…
  • Có hiểu biết sâu rộng về luật pháp kiểm toán và kế toán
  • Sử dụng thành thạo các công cụ tin học văn phòng và những phần mềm, công cụ dùng trong hoạt động kiểm toán, kế toán.
  • Sở hữu các chứng chỉ có liên quan đến chuyên ngành, được cấp bởi Bộ Tài Chính hoặc các tổ chức uy tín trên thế giới.

Nhân viên kiểm toán nội bộ ngân hàng năm 2024

Kỹ năng mềm:

  • Xử lý các con số một cách nhanh nhạy, có khả năng phân tích, tư duy và nắm bắt các vấn đề mới một cách nhanh chóng.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt, làm việc được với nhiều bộ phận khác nhau trong ngân hàng.
  • Có kỹ năng sắp xếp, tổ chức công việc một cách khoa học.
  • Thể hiện được sự linh hoạt, nhạy bén khi cần xử lý các sự cố hoặc vấn đề nảy sinh bất ngờ.

Mức lương

Có nhiều yếu tố quyết định đến thu nhập của kiểm toán viên nội bộ ngân hàng, ví dụ như kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, số năm kinh nghiệm, địa điểm làm việc, quy mô ngân hàng… Tuy nhiên mức lương kiểm toán nội bộ ngân hàng nhìn chung khá cao so với những vị trí khác thuộc nội bộ ngân hàng. Dưới đây là mức lương trình bình của kiểm toán viên nội bộ ngân hàng mà MAN đã thu thập và khảo sát được:

  • Lương trung bình: Khoảng 23,8 triệu VNĐ/tháng.
  • Mức lương dao động phổ biến trong khoảng: 9 – 17,4 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương thấp nhất: 9 triệu VNĐ/tháng.
  • Mức lương cao nhất: 92,8 triệu VNĐ/tháng.

Nhân viên kiểm toán nội bộ ngân hàng năm 2024

Ngoài việc được hưởng lương cứng thì kiểm toán viên nội bộ ngân hàng còn nhận được nhiều quyền lợi hấp dẫn khác. Trong đó có chi phí tập huấn, đào tạo nâng cao chuyên môn, các khoản thưởng lễ, Tết, chính sách bảo hiểm…

Quy trình kiểm toán nội bộ ngân hàng chi tiết các bước

Quy trình kiểm toán nội bộ ngân hàng sẽ diễn ra theo các bước sau đây:

Bước 1: Xây dựng đề cương kiểm toán nội bộ

– Đề xuất thời gian tiến hành kiểm toán tại ngân hàng.

– Chỉ rõ những nguồn lực cần sử dụng và phân công nhiệm vụ để thực hiện việc kiểm toán. Thành lập nhóm kiểm toán với các vị trí gồm: Trưởng nhóm kiểm toán và Kiểm toán viên (KTV). Trưởng nhóm kiểm toán có thể là KTV cao cấp hoặc Trưởng Ban kiểm toán nội bộ (KTNB). Trưởng nhóm kiểm toán sẽ có trách nhiệm chung đối với toàn bộ đợt kiểm toán. Sau khi đã thành lập đội ngũ kiểm toán thì trưởng nhóm sẽ phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng KTV trong nhóm.

– Xác định phạm vi và các nội dung kiểm toán.

Bước 2: Chuẩn bị tài liệu và số liệu

– Dựa trên các số liệu đã thu thập được từ bộ phận vi tính để đánh giá tổng quan về đơn vị.

– Tổng hợp toàn bộ các thông tin phản ánh quá trình hoạt động của ngân hàng qua các năm trước dựa trên các tài liệu như báo cáo thu nhập chi phí, bảng tổng kết tài sản…

– Thu thập và tham khảo thông tin từ các hồ sơ, tài liệu, báo cáo kiểm toán trước đó, ví dụ như báo cáo kiểm toán nội bộ, báo cáo kiểm toán bên ngoài, báo cáo kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước và những báo cáo của các phòng ban chức năng khác.

– Tập hợp, phân tích sơ bộ những dữ liệu về đối tượng được kiểm toán. Chẳng hạn như các văn bản quy định riêng đối với từng đối tượng được kiểm toán, bảng mô tả công việc và chi tiết về các thay đổi trong đối tượng được kiểm toán, số lượng và tên các nhân viên…

– Chuẩn bị đầy đủ những phương tiện hỗ trợ việc kiểm toán như các biểu mẫu, máy ghi âm, máy tính…

Nhân viên kiểm toán nội bộ ngân hàng năm 2024

Bước 3: Tiến hành kiểm toán nội bộ

– Kiểm toán tình hình nhân sự và bố trí nhân sự, hoạt động tín dụng trong Phòng tín dụng của chi nhánh kiểm toán; kiểm tra việc chấp hành, tuân thủ một số điều thuộc Luật các Tổ chức tín dụng; kiểm tra ủy quyền/thẩm quyền phê duyệt những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng tại chi nhánh; rà soát hệ thống báo cáo liên quan đến hoạt động tín dụng của chi nhánh; kiểm tra quy trình bảo lãnh, cho vay tại chi nhánh.

– Kiểm toán hoạt động giao dịch ngân quỹ

+ Nghiệp vụ tiền gửi thanh toán;

+ Nghiệp vụ thẻ;

+ Nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm;

+ Nghiệp vụ quản lý ấn chỉ;

+ Nghiệp vụ kho quỹ.

– Kiểm tra hoạt động kế toán.

– Kiểm toán hoạt động thanh toán quốc tế.

– Kiểm tra hoạt động kế toán.

– Kiểm tra, đánh giá về chính sách an ninh hệ thống thông tin và kiểm tra việc tuân thủ chính sách này, nhận diện các rủi ro có thể xảy ra và đề xuất giải pháp khắc phục.

Bước 4: Lập báo cáo kiểm toán và đưa ra ý kiến kiểm toán

Sau khi hoàn thành đợt kiểm toán, KTV sẽ lập và phát hành báo cáo kiểm toán (BCKT) dạng văn bản với chữ ký của mình. BCKT nội bộ cần được gửi cho đơn vị, bộ phận được kiểm toán và Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát, Hội đồng quản trị. Thời hạn hoàn thành BCKT là không quá 1 tháng tính từ ngày kết thúc đợt kiểm toán.

Trong BCKT cần thể hiện rõ các nội dung sau: Phạm vi kiểm toán, nội dung kiểm toán, đánh giá – kết luận về nội dung được kiểm toán, cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán.

Bước 5: Đánh giá công việc kiểm toán

KTV đưa ra nhận xét, đánh giá về toàn bộ cuộc kiểm toán ngay sau khi hoàn thành kiểm toán. Trưởng Ban kiểm toán nội bộ, trưởng nhóm kiểm toán và các KTV sẽ tham gia cuộc họp đánh giá công việc kiểm toán. Cuộc họp này sẽ được lập thành biên bản và lưu trong hồ sơ kiểm toán.

Bước 6: Theo dõi sau kiểm toán

  • KTV quản lý, theo dõi các bản phúc đáp bằng hồ sơ riêng.
  • KTV sử dụng BCKT như một bảng kiểm tra và so sánh từng điểm với văn bản trả lời, từ đó đưa ra quyết định vấn đề nào cần được xem xét trực tiếp, vấn đề nào cần làm rõ hơn.
  • KTV thảo luận với đối tượng kiểm toán và giải đáp những vấn đề còn thắc mắc.
  • Kiểm tra tại đối tượng được kiểm toán về các kết quả, hoạt động sửa chữa hoặc những hiện trạng liên quan đến những phát hiện kiểm toán quan trọng.
  • KTV đánh giá lại những rủi ro trong kiểm soát nội bộ căn cứ trên các giải pháp hoặc các điều kiện đã được sửa đổi.
  • Lập và gửi báo cáo theo dõi sau kiểm toán cho những đối tượng đã tiếp nhận BCKT.

Những vấn đề thường gặp trong kiểm toán ngân hàng

  • Một số quy định, văn bản nội bộ còn mang tính hình thức
  • Không phải lúc nào Ban lãnh đạo cũng thận trọng trong việc hình thành những ước tính kế toán như trích lập dự phòng, phân loại nợ…
  • Mặc dù đã hình thành các văn bản đánh giá rủi ro nhưng chưa chú trọng đến nhận diện rủi ro, thường chỉ xoay quanh việc phát hiện và hạn chế rủi ro
  • Nhiều ngân hàng chưa quan tâm đến những yếu tố dẫn đến rủi ro, ví dụ như thay đổi chính sách kế toán, áp dụng mô hình kinh doanh và công nghệ mới, thay đổi trong môi trường hoạt động…
  • Vẫn còn tình trạng các cán bộ, nhân viên không tuân thủ quy trình nghiệp vụ kế toán, kiểm toán
  • Hoạt động thiết lập các kênh thông tin giữa những chi nhánh ngân hàng chưa hiệu quả

Nhân viên kiểm toán nội bộ ngân hàng năm 2024

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về kiểm toán ngân hàng và những kiến thức liên quan. Bạn đừng ngần ngại liên hệ với hotline của Công ty TNHH Quản Lý Tư Vấn Thuế MAN để được giải đáp mọi thắc mắc về kiểm toán nội bộ ngân hàng nhé.

Nhân viên kiểm toán nội bộ ngân hàng là gì?

Kiểm toán nội bộ ngân hàng là những người thực hiện các hoạt động liên quan đến kiểm toán nội bộ, quản trị, kiểm soát các rủi ro trong các ngân hàng.

Nhân viên kiểm toán nội bộ ngân hàng lượng bao nhiêu?

Dải lương phổ biến: 9.000.000 – 17.400.000 đồng/tháng; Mức lương thấp nhất: 9.000.000 đồng/tháng; Mức lương cao nhất: 92.800.000 đồng/tháng. Ngoài mức thu nhập, kiểm toán nội bộ được sẽ được hưởng những quyền lợi khác như bảo hiểm, các khoản thưởng lễ, Tết, phí đào tạo, tập huấn,…

Kiểm toán nội bộ học ngành gì?

Tiêu chí về chuyên môn của kiểm toán nội bộ Tốt nghiệp cấp bậc đại học trở lên các chuyên ngành liên quan như kiểm toán, kế toán, tài chính ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh. Đối với kiểm toán viên công nghệ thì cần có bằng đại học chuyên ngành công nghệ thông tin hoặc chuyên ngành phù hợp.

Đâu là nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ trong NHTM?

Kiểm toán nội bộ đóng vai trò là một người giám sát độc lập, khách quan các quy trình hoạt động và đưa ra ý kiến đánh giá về môi trường quản trị ngân hàng - việc giám sát và đánh giá này chính là hỗ trợ cho lãnh đạo trong việc xây dựng và duy trì một môi trường quản trị công ty hiệu quả.