Nhân lễ nghĩa trí tín là gì năm 2024

“Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” được Khổng Tử đưa ra trong tư tưởng trung dung đều là có quan hệ mật thiết với cơ thể con người chúng ta.

Nhân (nhân từ, nhân ái): thuộc Mộc, đối ứng với lá gan

Nghĩa (chính nghĩa): thuộc Kim, đối ứng với phổi

Lễ (lễ phép, lễ độ): thuộc Hỏa, đối ứng với tim và máu

Trí (trí tuệ, kiến thức): thuộc Thủy, đối ứng với thận

Tín (tin tưởng, xác thực): thuộc Thổ, đối ứng tỳ (lá lách) và vị (dạ dày).

Trung y cho rằng: Con người có thể sống trên đời chính là dựa vào: “Tiên thiên chi bản” – thận (hay cũng nói thận là cái gốc của sự sống) và “Hậu thiên chi bản” – tì vị. Nói thận là “tiên thiên chi bản” là không cách nào có thể dùng thuốc để bổ cứu mà chỉ có thể dùng tiết chế sắc dục, thủ đức tu thân để bảo dưỡng.

Cho nên, thận là phải dưỡng chứ không phải cần tu bổ. Con người hiện đại tham lam dục vọng, sống buông thả phóng đãng, dùng thuốc để tu bổ thận là “bỏ gốc lấy ngọn,” “càng tu bổ càng giảm đi.” Tỳ vị là “hậu thiên chi bản”, tất cả dinh dưỡng cần thiết của toàn thân thể đều là do tỳ vị vận hóa lương thực đến nuôi dưỡng.

Vì vậy, nếu ở phương diện dục vọng mà con người không tiết chế, háo sắc thì sẽ làm tổn thương đến “tiên thiên chi bản” – thận. Khi thận (thuộc Thủy) đã thiếu thốn nước thì gan (thuộc Mộc) sẽ chết khô và tất cả tạng phủ trong cơ thể người sẽ suy kiệt.

Nếu như con người không có “Tín Nghĩa” thì “hậu thiên chi bản” là tỳ vị tất sẽ bị tổn thương trầm trọng. Nếu như “tiên thiên chi bản” và “hậu thiên chi bản” đều mất đi thì tính mạng của người này cũng không thể tồn tại lâu được.

Con người nếu không tín thì sẽ không nghĩa, nói chi đến lòng biết ơn? Khi ấy, họ sẽ đề phòng lẫn nhau mà sống dẫn đến việc coi nhau như kẻ địch, quan hệ giữa người với người sẽ trở nên căng thẳng. Cho nên nói: “Tín là nhịp cầu nối giữa con người với con người, là nền tảng, cơ sở để con người sống chân thành với nhau.“

Từ lý luận về thân thể người bên trên suy rộng ra hoàn cảnh xung quanh hay lớn hơn là hoàn cảnh đất nước. Một quốc gia nếu như dâm loạn khắp nơi, loạn luân, không tín nghĩa, không đạo đức thì thiên tai không ngừng, trăm dân lầm than mà khiến quốc gia tất sẽ suy vong!

Vì vậy, đề cao các giá trị “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” là một cách trực tiếp bảo vệ cho sinh mạng của mỗi người, mỗi quốc gia!

Báo chí ‘lề phải’ đang tung hô tuyên bố của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – ‘công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thực hiện rất nhân văn, nhân nghĩa, nhân ái, nhân tình nhưng vẫn đủ răn đe và giáo dục, ngăn ngừa là chính” – lên mây xanh.

Quan điểm này đâu có gì mới. Cả chục năm trước, khi tiếp xúc cử tri Hà Nội (tháng 10/2014), ông Trọng cũng đã nói: ‘Phải bình tĩnh tỉnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được sự ổn định để đất nước phát triển’ (1).

Cách đây 74 năm, ông Hồ Chí Minh cũng từng đưa ra triết lý ‘diệt sâu mới cứu được cây’ trong vụ xử tử Đại tá Trần Dụ Châu trước chiến dịch Điện Biên Phủ (2). Từ bấy đến nay dường như vẫn chưa lặp lại vụ án tử nào đối với ‘bầy sâu’ tham nhũng ngày càng nhung nhúc, sinh sôi nảy nở trong lòng chế độ.

Vậy mà ‘bốn chữ Nhân’ của ông Trọng vẫn được Tuyên giáo chỉ đạo cho báo chí PR như một bài thuốc của ‘thần y Hoa Đà tái thế’ để chữa căn bệnh nan y cho chế độ. Bốc bài bài thuốc ‘bốn chữ nhân’ này, thực chất là ‘ông lang’ Trọng đang cho ‘con bệnh’ uống thuốc độc, với hy vọng giảm đau để cứu bệnh nhân. Ảo vọng này thật quá hão huyền vì nhiều lẽ.

Thứ nhất, chừng nào ông Trọng còn muốn cứu Đảng này, cứu thể chế này bằng cách bơm thuộc độc liều nhẹ vào ‘con bệnh đang hấp hối’ thì đấy là liệu pháp vừa không thực chất vừa nguy hiểm. Tại sao? Không thực chất là vì, chính bản thân ông Nguyễn Phú Trọng và Ban Phòng chống tham nhũng trung ương biết rất rõ, tình hình tham nhũng hiện nay là vô cùng nghiêm trọng. Thậm chí là vô phương cứu chữa, nếu vẫn dùng những liệu pháp cũ. Một ‘bầy sâu bự’ như thế (từ mà cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dùng), mà ông Tổng với các đồng sự vẫn ca bài ca ‘đi cùng năm tháng’ là ‘giáo dục, ngăn ngừa là chính’ thì… hỡi ôi! Nó nguy hiểm ở chỗ, ‘bầy sâu bự’ chúng nhờn thuốc của các ông. Thậm chí cách các ông ‘nhân ái, nhân tình’ với thế lực tham nhũng là các ông đang nuôi dưỡng chúng. Vừa nuôi vừa chống tham nhũng thì năm tháng nào mới hết tham nhũng, thưa Tổng bí thư?

Thứ hai, sau những vụ tham nhũng rúng động chính trường Hà Nội, những vụ tham nhũng mang tính Đảng (3), mà Công an Việt Nam vẫn ngồi trương mắt ra nhìn? Trong tình cảnh chế độ lâm nguy như hiện nay mà ông Tổng bí thư lại quay về với Đức trị của cụ Khổng thì đấy là một thất bại ‘toàn tập’ ngay từ đầu. Những người như Trương Mỹ Lan, Trịnh Văn Quyết… sẽ cười vào mũi các ông. Mà chẳng cần đến họ, chỉ mấy tay cấp sở, cấp ngành của thủ đô ‘ngàn năm văn hiến’ cũng đã dám dõng dạc khiêu khích trước Tòa, chẳng may chúng tôi ‘bị đen’ thì đành ráng chịu. Ý nói: Còn ‘các đồng chí chưa bị lộ trong đống rơm’ kia thì các ông định xử sao?

Thứ ba, học Trung Quốc chống tham nhũng là đi vào ngõ cụt, bởi vì tất cả những bài học Trung Quốc truyền cho Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) xưa nay có thể nói chưa có bài học nào thành công. Chỉ cần ông Trọng và Bộ Chính trị ĐCSVN ‘ôn bài’ trong mười lăm phút, những kinh nghiệm của Bắc Kinh được cho là sáng giá nhất trong lịch sử mới đây thôi, từ chỉnh phong chỉnh đảng, sửa đổi lề lối làm việc, đến cải cách ruộng đất, từ kháng chiến ba giai đoạn, công xã nhân dân, đến phong trào hợp tác hóa, đánh tư sản cả ở miền Bắc lẫn miền Nam… có bài học nào ‘Đảng ta’ vượt cơ trên? hay là cả Đảng lẫn Dân ta bao phen suýt thân bại danh liệt? Ấy là còn chưa kể, nhờ ‘Đảng ta’ ‘linh hoạt’, dấu được ‘Đảng bạn’ bao độc chiêu của Cách mạng Việt Nam nên chúng ta mới ngoi ngóp cho tận được đến ngày nay. Giải phóng miền Nam sát nách rồi, ‘Đảng bạn’ còn cho tay sai tìm cách thuyết phục Dương Văn Minh cầm cự, ‘bạn’ sẽ đổ quân tiếp viện nhằm ‘vạch đôi’ sơn hà một phen nữa…

Thứ tư, như FB Trương Nhân Tuấn từ Paris đã chỉ rõ, dùng chữ ‘nhân’ chống tham nhũng là ông Trọng đã đưa ĐCSVN đi lạc đường. Xưa nay, ĐCSVN từng dựng ngọn cờ ‘bài phong đả thực’. Biết bao nhiêu máu xương nam phụ lão ấu Việt Nam đã đổ xuống để đảng thực hiện được tiêu chí này. Phong kiến đã bị bài trừ. Thực dân đã bị đánh đuổi. Vấn đề là hơn nửa thế kỷ sau, ông Trọng tái dựng lại một chế độ nửa phong kiến, nửa thực dân. Sai lầm lớn nhất là chữ ‘nhân’ của ông Trọng hóa ra thành ‘phi nhân’ (4). Không ai đi hô hào đổ xương máu của hàng triệu con người để lật đổ một chế độ. Bây giờ lại cố gắng xây dựng lại một thể chế giống hệt như thế, và xem đó là một “bài thuốc” để cứu cơn hấp hối của thể chế đó. Thật là quá nghịch lý và mâu thuẫn!

Thứ năm, nhưng là điều quan trọng bậc nhất: Thất bại của Nguyễn Phú Trọng với chữ ‘nhân’ vốn mang tính tiền đề, tức là ông Trọng đã đặt cược thất bại trước khi trưng ra giải pháp. Với những thuộc tính về ‘lỗi hệ thống’ và ‘khủng hoảng trong cấu trúc’, tham nhũng ở Việt Nam luôn mang tính ‘bền vững’ và đội sổ trong bảng ‘Cảm nhận Tham nhũng’ trên toàn cầu (5). Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, như Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành đã phân tích tính chất, quy mô và bài bản của tham những, có thể liên tưởng đến sự manh nha xuất hiện bóng dáng một loại ‘tham nhũng cao cấp’ mà nhiều nước trên thế giới gọi là lũng đoạn nhà nước (state capture). Với một quy mô như vậy, không loại trừ khả năng đây không phải là những vụ việc vi phạm luật pháp đơn thuần, mà đây là một quá trình thay đổi có chủ đích hệ thống thông tin chính thống và quy định hiện hành, nhằm tạo cơ chế cho một sản phẩm được đưa ra thị trường một cách chính danh và hợp pháp (6).

Cuối cùng, độc giả có thể nghe lại ‘Bàn tròn chuyên đề’ trên Đài VOA ngày 14/2/2024, để hiểu thêm bối cảnh của câu hỏi: Nay chống tham nhũng bằng ‘4 chữ nhân’ có giải quyết được nghịch lý tăng trưởng và tham nhũng tại Việt Nam? Câu trả lời rõ ràng là không thể! Con đường chống và tiêu diệt tham nhũng ở Việt Nam chỉ duy nhất là thay đổi thể chế. Mà biện pháp duy nhất là dân chủ, dân chủ từng bước một, tiệm tiến (Từng bước trả lại quyền lực cho nhân dân theo hiến định). Trước mắt, hãy làm ngay 3 chuyện: Một, thực hiện dân chủ trong Đảng rồi mở ra ngoài xã hội để tìm người tài. Hai, cho báo chí tự do vạch ra các đầu mối tham nhũng. Người dân và mạng lưới truyền thông tuy vẫn bị hạn chế nhưng dẫu sao cũng là ‘trăm tay nghìn mắt’. Và thứ ba, Đảng hãy để cho xã hội dân sự hoạt động lại bình thường. Làm được 3 việc này, Đảng sẽ chống được tham nhũng mà vẫn giữ được quyền lực. Dân chủ hóa trong đời sống xã hội, cái gì dân làm được thì để dân làm để phát huy sức mạnh nội lực. Phải cho phép tự do báo chí để góp phần thanh lọc tìm người tài và ngăn ngừa tham nhũng (7). Với chế độ đạo tặc thì không có cách gì chống và triệt tiêu được tham nhũng.