Niệm phật chuyển hóa tế bào ung thư pdf năm 2024

Tôi vốn là một bác sĩ trị bệnh ung thư, mà lại trở thành bệnh nhân ung thư! Có thể vì lý do này, bạn cho rằng tôi là một bác sĩ vừa dở lại vừa dốt, bản thân còn lo chưa xong, thì nói chi làm được việc gì. Vâng, quả thực là như vậy! Rất nhiều người cười tôi. Tôi cũng cảm thấy bản thân mình đáng cười, một người bác sĩ ngu dốt! Song thực ra, trên đời này, chẳng có một bác sĩ nào mà không mắc bệnh. Càng tìm không ra một bác sĩ nào có thể bảo đảm rằng mình không bệnh, không chết! ….

Nhưng thực ra, sợ chết vốn là bản năng chấp ngã của con người. Dù lúc bình thời mình có hiểu vô thường và nói cứng bao nhiêu, nhưng khi đối diện cái chết, trước nỗi đau đớn dày vò, cũng như nghiệp lực quá khứ quấy nhiễu, nếu bình thời không có công phu đắc lực, thử hỏi mấy ai là có thể không hốt hoảng sợ hãi, trước vọng tưởng "cái ta" sắp mất của mình?

Trong khi phiên dịch, bất chợt bút giả lãnh hội ý chí đức Phật Dược Sư, vị Phật trị lành bệnh khổ, kéo dài thọ mạng của chúng sinh, không khác đức Phật A Di Đà phóng quang tiếp dẫn; tất cả đều là dòng sinh mệnh vô tận (Vô Lượng Thọ) và nguồn sáng vô lượng (Vô Lượng Quang) trong bản tâm thanh tịnh chúng ta chỉ cần tiếp xúc được nguồn sáng này, thì Đông và Tây không khác, sinh và tử như giấc mộng đêm qua, ngay Ta Bà uế trược đã xây dựng Tịnh Độ trang nghiêm.

Các file đính kèm:

  • > Không biết có ai tin niệm phật không, mình có cảm giác là đúng. Mà trực giác con trai lại thường sai
    Niệm phật chuyển hóa tế bào ung thư pdf năm 2024
  • > Gởi @hut_mit
    Trích Kinh KALAMA:

Tôi nghe như vầy, một hôm nọ Đức Thế Tôn và đại chúng Tỳ-kheo du hành đến thị trấn Kê-sa-pu-ta của sắc dân Ka-la-ma thuộc nước Kô-sa-la. Hôm ấy dân chúng cung kính quây quần bên Đức Phật. Có người thành kính vấn an sức khỏe. Có người cung kính đảnh lễ. Có người lễ phép khoanh tay. Và có người lặng lẽ chăm chú ngắm nhìn tôn nhan của Đức Phật và đại chúng Tỳ-kheo. Rồi vài người trong số họ bắt đầu thưa chuyện:

- Bạch đức Thế Tôn ! Có một số Sa-môn, Bà-la-môn đi đến Kê-sa-pu-ta này truyền đạo, vị nào cũng hết lời tán thán, khuyến dụ người khác theo đạo của mình, đồng thời họ không tiếc lời chê bai, phê phán, khinh miệt lời dạy và đạo của vị khác. Sự việc này làm chúng con phân vân: Vị nào tuyên bố sự thật? Đạo nào là chân lý? Vị nào tuyên bố sai sự thật? Đạo nào không phù hợp chân lý? Chúng con nên theo ai và phụng sự đạo nào ?

Đức Phật ôn tồn dạy bảo:

- Này các thiện nam, tín nữ, các vị phân vân, nghi ngờ là điều tất yếu và hợp lý. Trong trường hợp như vậy, các vị không nên vội tin hay bác bỏ quan điểm của đạo nào, khi mà các vị chưa tìm hiểu đạo ấy một cách thấu đáo. Này các thiện nam tín nữ Ka-la-ma, nhân đây Như Lai sẽ giảng giải về mười nền tảng của đức tin chân chánh.

Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.

Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.

Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.

Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.

Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.

Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.

Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.

Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.

Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.

Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.

- Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm, chỉ khi nào, sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy: “Lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán. Nếu sống và thực hiện các lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài” thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo.

--//--

Vậy, chính Đức Phật đã khuyên chúng sinh rằng phàm việc gì chưa chứng nghiệm thì chưa được tin, chỉ khi nào tự bản thân khảo nghiệm và nhận ra nó hợp lý thì khi ấy mới thực tin.

Phật pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu!

> "Nếu già mà tỉnh táo, khỏe mạnh, chết mà nhẹ nhàng, thanh thản thì cũng không phải là

điều đáng sợ; chỉ có bệnh khổ dày vò thân tâm, khiến chúng ta cầu sống không được, muốn chết không xong mới là điều đáng sợ nhất."

> Con người chỉ sống được nhiều lắm vài trăm năm làm sao biết được sau vài trăm năm làm sao biết nó sẽ ra sao, như bông hoa sớm nở tối tàn làm sao biết được thế gian còn có bốn mùa, nở ngày nắng thì không biết đến rằng còn có ngày mưa. Còn người sống làm sao biết được sau khi chết con người sẽ ra sao? ai có thể giải thích?

kinhnhieuloc thích bài này.

> Ai vậy huynh đệ? Đang đọc tiên hiệp à! He he... > Thời đại này không còn là tiên hiệp mới trên 100t hả, huynh đê. Phật lấy thịt nuôi ưng, nguyện xả thân vào địa ngục là vì gì? Ai có thể giải thích > À, vấn đề duy tâm rất khó nói đấy huynh đệ, nếu tin thì là có-nếu không tin thì là không có.

Không biết dạo này huynh đệ có chiến đấu với bộ Tiên Hiệp nào không? Tại hạ đang xơi cuốn Tạo Thần.

> Huynh đài có biết tại sao không? tiểu đệ thấy không có lý. Tiên hiệp bây giờ thì không có đọc trước thì cũng đọc vài cuốn
Niệm phật chuyển hóa tế bào ung thư pdf năm 2024
> Thể loại tiên hiệp thì đọc để giải tỏa stress thôi, lúc nào mệt mỏi lại lôi ra cày vài chương, mà cũng chẳng đọc kỹ, toàn lướt đến đoạn nhân vật lên level là đọc.

Người ta thường nói phật ở tại tâm, điều này thì khỏi bàn rồi.

> Phật tại tâm nhưng có mấy người nhìn rõ nội tâm mình đâu, như huynh đài tự thấy có nhìn rõ nội tâm mình không
Niệm phật chuyển hóa tế bào ung thư pdf năm 2024
> "như bông hoa sớm nở tối tàn làm sao biết được thế gian còn có bốn mùa, nở ngày nắng thì không biết đến rằng còn có ngày mưa" .

Bởi vì nó là bông hoa, nên nó không biết thế gian có bốn mùa. Bông hoa là thực vật, kết cấu của nó không có hệ thần kinh, không có tri giác, là loài chúng sinh vô tình, nên không thể đủ khả năng nhận biết được.

Việc 1 bông hoa không biết có 4 mùa, cũng như con người không biết sau khi chết đi họ sẽ thế nào và kiếp sau họ ra sao vậy. Vì sao? Mặc dù con người hơn bông hoa ở chỗ là chúng sinh hữu tình, có sáu căn mắt - mũi - tai - miệng - thân - ý. Nhưng từng đó là không đủ để chứng ngộ được những điều cao sâu hơn như tiền nhân - hậu quả, như các cảnh giới khác.

Tôi nói vậy sẽ có người phản bác: Chắc gì đã có cảnh giới khác, chắc gì có kiếp trước kiếp sau mà đòi chứng ngộ?

Xin thưa, tại sao anh biết là không có? Ngay cả bản thân con người cũng chưa tự khám phá hết chính mình, mà cứ tự đắc ta là loài thông minh tuyệt đỉnh. Não ta chỉ sử dụng 10%, còn 90% còn lại ta chưa biết nó dùng làm gì? Ta chưa biết dưới đáy biển sâu kia là gì, ta chưa biết vũ trụ ngoài kia như thế nào? Vậy ta thông minh rồi ư? Những gì mắt ta thấy, tai ta nghe, miệng ta nếm, tay ta sờ, mà ta còn chưa thể lĩnh ngộ được hết toàn bộ, mà đòi lĩnh ngộ những thứ mắt không thấy, tai không nghe, tay không chạm tới ư?

Vậy làm sao để có thể lĩnh ngộ được? Chỉ có con đường duy nhất: tu tập!

Khi nào chứng đắc được quả vị, khi ấy lập tức được khai mở nhiều cảnh giới khác vượt xa khỏi sự hiểu biết tầm thường của con người hiện tại.

Còn cứ tự đắc cho mình là đủ thông thái rồi, là cao siêu rồi, không cần học hỏi thêm, phản bác những điều mà các đấng giác ngộ đã chỉ bày ra thì chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng vậy.

> Mình thì không tin trên đời này có thần thánh. Các Đạo cũng do con người xây dựng nên nhằm đưa chính mình hướng tới cái đẹp hơn, vì sao gọi là đạo! Chính là đạo lý làm người. > Câu hỏi của bác Tàu rất hay. Nhưng bằng ngôn ngữ của con người không thể diễn giải chính xác được.

Người nào chứng được thì tự người đó sẽ biết bác ạ. Bởi biết là biết, không ai giải nghĩa biết là như thế nào được cả.

Tuy nhiên, có nhiều bậc đạo sư đã giảng giải lại cho đệ tử biết, cũng nhiều kinh điển nói về điều này nhưng LĐS không có tìm hiểu. Vậy chỉ xin đưa ra một số ý kiến sơ đẳng:

- Người chứng quả vị là bậc có tư cách đạo đức vô cùng đáng kính nể. Hiểu sâu nhân quả và thấy được nhân quả.

- Người chứng quả vị có thể thấy được tiền kiếp của mình và của người khác.

- Có thể vượt đến những cảnh giới cao sâu.

- Nói chung là có một số thần thông mà con người bình thường không có được.

Nói vậy, nhưng cũng lưu ý "người đắc quả vị có thần thông" chứ không phải "người có thần thông là đắc quả vị".

Minh chứng rõ nhất đó chính là ngài Thích Ca, đã chứng đắc được Phật quả.

LĐS biết sao nói vậy. Mong bác tàu chỉ điểm thêm cho LĐS được rõ

> @Lười Đọc Sách làm sao biết bông hoa không có linh hồn? làm sao biết hoa lại không có một cái hệ khác tương xứng với hệ thần kinh con người.

phật nói " hạt cải có thể chứa núi tu di" không biết phải hiểu nó như thế nào. có một hòa thượng ví nó như việc một thư sinh đọc trăm cuốn sách và ghi nhớ. Xét theo phần khác hạt cải, núi tudi đều là thực chất, so sánh hai chuyện này với nhau có vẻ là không hoàn toàn. Lười Đọc Sách thích bài này.

  • Toàn dùng những thuật ngữ khó hiểu và mới mẻ với người bình thường. Nếu Phật Gautama trước kia mà dùng những cách nói kiểu học giả, khó hiểu, để nói về những điều chưa biết thì sẽ càng khó hiểu, và sẽ chẳng thuyết phục được ai. Chắc chắn ông Gautama phải dùng những ngôn ngữ bình dân, đơn giản dễ hiểu với phần lớn mọi người...