Mối quan hệ giữa công tác xã hội và xã hội học

Chính sách xã hội bao gồm tập hợp các chính sách cụ thể, là sự thể chế hóa, cụ thể hóa các giải pháp của Nhà nước trong việc giải quyết vần đề xã hội liên quan đến từng nhóm người hay toàn bộ dân cư, trên cơ sở phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng, nhằm hướng tới công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn diện con người

CTXH là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội [người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già …]. Sứ mạng của ngành CTXH là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu: Những rào cản trong xã hội, sự bất công và sự bất bình đẳng. Thực chất của nghề CTXH là cung cấp dịch vụ cho người dân, nhân viên xã hội là người phục vụ chứ không phải là người chủ. Đối tượng được chăm sóc, phục vụ đều là những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, là những người cần chăm sóc sức khỏe, được bảo vệ, che chở… Chính vì vậy, ngoài kiến thức, nhân viên CTXH cần phải được đào tạo nhiều về kỹ năng mềm.

READ:  Phân tích quy trình chính sách xã hội? Cho ví dụ cụ thể?

Ví dụ, trường hợp một người có tổn thương tâm lý và có ý định tự tử, nhân viên xã hội cần tìm hiểu nguyên nhân và mức độ tổn thương của người đó và giúp đỡ họ vượt qua khủng hoảng bằng cách tham vấn hoặc trị liệu tâm lý để người đó ổn định lại và không có hành vi làm tổn hại đến bản thân nữa.

MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

CSXH và CTXH là 2 mảng riêng biệt nhưng chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau là cơ sở, nền tảng, bộ phận nối liền nhau trong hoạt động quản lý nhà nước cụ thể như sau:

Chính sách xã hội là cơ sở cho tổ chức và hoạt động của công tác xã hội

Chính sách xã hội định hướng cho hành động của công tác xã hội

Công tác xã hội là là hoạt động đưa các chính sách xã hội vào thực tiễn

READ:  Hướng dẫn bảo quản sản phẩm hàng hóa thời trang

Công tác xã hội ngoài thực tiễn giúp cho những nhà hoạch định chính sách xã hội thấy được những ưu điểm, hạn chế, bất cập của chính sách xã hội, của xã hội từ đó đề ra những chính sách xã hội đúng đắn, phù hợp.

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về mối quan hệ này tồn tại trong các mô hình thực hành CTXH. Mối quan hệ được xem hiệu quả nhất là tiến trình tương tác hai chiều trao quyền cho thân chủ [TC]. Sau đây là một vài quan niệm mang tính phổ biến về mối quan hệ này:

Woman Talking to Her Therapist

Biestek [1957][1] quan niệm mối quan hệ này là tiến trình tương tác của thái độ và xúc cảm giữa các nhân viên xã hội và TC với mục đích trợ giúp TC đạt được sự điều chỉnh tốt đẹp hơn giữa cá nhân TC và môi trường sống của mình.

Salzberger-Wittenberg [1970][2] nhìn nhận mối quan hệ này cũng là một tiến trình hai chiều, ở đó cả hai đều có những tác động đến với nhau, và lý tưởng nhất là hai bên học hỏi và tạo sự thay đổi lẫn nhau trong cả tiến trình này. Sự thay đổi được nhìn nhận là tiến trình trao đổi qua lại, hai chiều, mọi sự biến đổi đều có những tác động và ảnh hưởng đến những giai đoạn tiếp theo của đời người.

Kadushin [1990][3] lập luận rằng mối quan hệ này được xem như là một cầu nối giao tiếp giữa hai người, ở đó sự thấu cảm và các hành động tự nhận thức là công cụ trung tâm để qua đó đọc được những sự tương đồng và khác biệt ẩn chứa bên trong của hai thế giới khác biệt này.

Đặc trưng của mối quan hệ này là rất quan trọng ở các lĩnh vực, các hoạt động sau trong mô hình thực hành CTXH[4]:

–       Đánh giá

–       Tạo nền tảng cho tạo dựng các công việc trong tương lai

–       Sự trợ giúp cho các cá nhân đang gặp những khó khăn trong biểu đạt cái tôi, trong mối quan hệ với cá nhân khác, và với môi trường sống của họ,

–       Được xem như là sự trợ giúp, hỗ trợ, và sự chăm sóc các cá nhân dễ bị tổn thương, và phụ thuộc vào các dịch vụ cụ thể;

–       Được xem như là sự biện hộ, và sự hoà giải đối với những cá nhân đang trải nghiệm sự kỳ thị hoặc gặp khó khăn khi tiếp cận đến các dịch vụ và các nguồn lực;

–       Được xem như một cách tiếp cận để níu giữ những sự lo âu trong những thời điểm chuyển tiếp của đời người hoặc qua những cơn khủng hoảng

–       Là nền tảng để tạo dựng năng lực cá nhân

–       Là hoạt động thực hành

Tài liệu tham khảo

[1]Biestek, F.P. [1957] The Casework Relationship, Loyola University Press, Chicago

[2] Salzberger-Wittenberg, A [1970], Psychoanalytic Insight and Relationships: A Kleinian Approach, Routledge & Kegan Paul Books, London

[3] Kadushin, A [1990] The Social Work Interview. A Guide for Human Service Professionals, 3rd edn. New York: Columbia University Press, NY.

[4] Trevithick, P. [2003]. Effective relationship-based practice: A theoretical exploration. Journal of Social Work Practice, 17[2], 163-176.

    Nguồn: //www.socialwork.vn

       Công tác xã hội và từ thiện có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng có những điểm tương đồng song cũng có những khác biệt khá lớn ở một số khía cạnh.

       Về những điểm giống nhau, Công tác xã hội và hoạt động từ thiện đều là những hoạt động nhân đạo hướng tới trợ giúp con người giải quyết vấn đề, giúp những người trong hoàn cảnh khó khăn có cơ hội vươn lên và hoà nhập cộng đồng. Cũng chính vì đặc điểm này nên từ lâu người ta thường nghĩ công tác xã hội là những hoạt động xã hội mang tính từ thiện. Song công tác xã hội không phải là hoạt động từ thiện mà đó là một nghề, một hoạt động mang tính chuyên nghiệp.

Công tác xã hội giúp mọi người nâng cao năng lực để giải quyết các vấn đề của mình

Nguồn hình ảnh: Saginaw Valley State University

       Mặc dù nguồn gốc của hoạt động trợ giúp trong công tác xã hội xuất phát từ các hoạt động từ thiện. Những tổ chức từ thiện ở nhiều nước đặc biệt là ở Mỹ và Anh vào những thời kỳ thế kỷ thứ XVI đến XVII đều được xem là cái nôi của hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp ngày nay. Nhiều hoạt động ban đầu của công tác xã hội vào giai đoạn 1850 – 1865, các nhà lãnh đạo của Các Uỷ Ban Như Uỷ Ban Từ Thiện Quốc Gia, Uỷ Ban Từ Thiện Cộng Đồng đã vận dụng các triết lý khoa học được xem như “khoa học từ thiện” để quản lý và tổ chức hoạt động trợ giúp vào thời kỳ đó.

       Tuy nhiên giữa công tác xã hội và hoạt động từ thiện có sự khác biệt ở một số khía cạnh.

Khía cạnh

Hoạt động từ thiện

Công tác xã hội

1.     Động cơ giúp đỡ

      Hoạt động từ thiện xuất phát từ tình yêu đồng loại giữa con người và con người, song đôi khi sự giúp đỡ bị chi phối bởi động cơ cá nhân. Ví dụ, có thể một cá nhân muốn làm việc thiện hay tạo ra uy tín cá nhân qua hoạt động từ thiện; hoặc có người làm từ thiện trên cơ sở của lòng nhân ái, sự cưu mang đùm bọc

      Còn công tác xã hội là sự giúp đỡ mang động cơ nghề nghiệp, là trách nhiệm của ngành công tác xã hội. Trong hoạt động của mình nhân viên xã hội coi lợi ích của đối tượng là ưu tiên hàng đầu, việc trợ giúp cá nhân hay gia đình trong lúc khốn khó là trách nhiệm, nghĩa vụ được xã hội giao phó. Nói một cách ngắn gọn công tác xã hội trợ giúp con người nhằm tạo ra những thay đổi tích cực của đối tượng trên cơ sở trách nhiệm và nhiệm vụ của người nhân viên xã hội được ghi nhận trong qui định đạo đức nghề nghiệp.

2.     Phương pháp làm việc

      Trong hoạt động từ thiện, phương pháp giúp đỡ dựa trên nền tảng “Cho” và “Nhận”, nên người được giúp đỡ thường tỏ ra THỤ ĐỘNG đón nhận sự trợ giúp đó.

      Phương pháp “cho – nhận” sẽ hiệu quả đề giải quyết các vấn đề tức thời, hoặc cần sự trợ giúp nhanh chóng với khối lượng lớn. Ví dụ: các hoạt động cứu trợ cho hàng trăm nghìn người bị ảnh hưởng trong các thảm họa tự nhiên [động đất, sóng thần, lũ lụt, …]

      Hình thức trợ giúp trong hoạt động từ thiện chủ yếu thông qua phân phối, cấp phát, đưa những vật chất cần thiết tới những người có nhu cầu. Trong hoạt động này người làm hoạt động từ thiện không cần được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp công tác xã hội.

      Phương pháp giúp đỡ trong công tác xã hội đòi hỏi có tính khoa học, tuân thủ nguyên tắc Tự giúp; nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, nhân viên xã hội không làm thay, làm hộ. Trong quá trình làm việc cả nhân viên xã hội và đối tượng thường xuyên sát cánh, tham gia vào tiến trình giải quyết vấn đề. Như vậy công tác xã hội tạo điều kiện cho người được giúp đỡ CHỦ ĐỘNG giải quyết vấn đề.

      Công tác xã hội vận dụng các kiến thức, kỹ năng, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp vào thực hiện các phương pháp khác nhau để giúp đối tượng [cá nhân, gia đình nhóm, cộng đồng] nâng cao khả năng tự giải quyết vấn đề. Công tác xã hội là một khoa học và một nghệ thuật. Người nhân viên xã hội cần sử dụng các kiến thức kỹ năng làm việc với cá nhân gia đình và cộng đồng để giúp họ giải quyết những vấn đề và tăng cường chức năng xã hội, cải thiện mối quan hệ với môi trường xã hội. Do vậy để thực hiện được các hoạt động công tác xã hội cần có những nhân viên xã hội chuyên nghiệp.

3.     Các mối quan hệ giúp đỡ

      Đối với hoạt động từ thiện mối quan hệ giữa người làm từ thiện và đối tượng được trợ giúp là mối quan hệ Cho và Nhận. Do vậy, đôi khi nó khiến cho đối tượng được trợ giúp thường cảm nhận mối quan hệ đó có tính trên – dưới hoặc mối quan hệ ban ơn và nhận phước.

      Trong công tác xã hội mối quan hệ trợ giúp là mối quan hệ nghề nghiệp. Mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và đối tượng hình thành trên cơ sở các giá trị đạo đức, nguyên tắc nghề nghiệp. Một bên là trách nhiệm của người cung cấp trợ giúp, một bên là đối tượng có vấn đề và cần được trợ giúp.

      Mối quan hệ này cần đảm bảo sự tin tưởng đôi bên và tôn trọng lẫn nhau.

4.     Yêu cầu chuyên môn

      Một sự khác biệt rõ nét nhất đó là yêu cầu về chuyên môn của người trợ giúp trong hoạt động công tác xã hội và từ thiện.

      Trong hoạt động từ thiện người trợ giúp không nhất thiết phải được đào tạo về công tác xã hội. Họ có thể được đào tạo về bất cứ lĩnh vực chuyên môn nào, điều cốt lõi là họ phải có tấm lòng, sự nhiệt huyết, tính nhân văn và có điều kiện nhất định về vật chất, tinh thần để có thể trợ giúp những người đang có khó khăn.

      Để hành nghề công tác xã hội người nhân viên xã hội phải được đào tạo, trang bị những kiến thức tổng hợp về con người và môi trường, về tâm sinh lý, hành vi con người… và có kỹ năng làm việc với từng nhóm đối tượng đặc thù như cá nhân, gia đình, nhóm hoặc cộng đồng. Những phương pháp công tác xã hội cá nhân, phương pháp công tác xã hội nhóm, phương pháp phát triển cộng đồng là công cụ cốt lõi của quá trình thực hiện hoạt động công tác xã hội. Các nhân viên xã hội cần rèn luyện thường xuyên kỹ năng, phương pháp nghề nghiệp đó. Nhân viên xã hội còn cần có kiến thức quản lý trong các cơ sở xã hội, có khả năng nghiên cứu và tham gia vào hoạch định chính sách…

5.     Kết quả của sự giúp đỡ

      Hoạt động từ thiện chủ yếu hướng tới giúp đối tượng giải quyết vấn đề tức thời. Sự đói nghèo của một gia đình được cải thiện hơn thông qua hoạt động từ thiện của một tổ chức hay cá nhân như tặng quần áo, hỗ trợ lương thực phần nào được giải quyết, như vậy gia đình tạm thời vượt qua khó khăn ở thời điểm đó.

      Hoạt động từ thiện quan tâm đánh giá các kết quả tức thời. Ví dụ, số kg gạo được phân phát cho người dân vùng bị lũ lụt, số người được nhận các nhu yếu phẩm trong vùng bị lụt, tỷ lệ trẻ em có đục thủy tinh thể đã được phẫu thuật thành công….

      Hoạt động từ thiện tập trung vào tính tức thời do đó kết quả thường ít chú trọng đến tính bền vững.

      Còn kết quả của hoạt động công tác xã hội là trực tiếp, lâu dài và bền vững bởi sự giúp đỡ hướng vào giải quyết các nguyên nhân làm nảy sinh vấn đề và tăng cường năng lực ứng phó của đối tượng với những vấn đề tương tự trong tương lai. Mục tiêu của công tác xã hội hướng đến năng cao năng lực đối phó với vấn đề của đối tượng. Có nghĩa là công tác xã hội giúp đối tượng giải quyết vấn đề không chỉ tại thời điểm hiện tại mà còn được trang bị những kiến thức kỹ năng để có khả năng giải quyết vấn đề trong tương lai. Do vậy chức năng của công tác xã hội không chỉ là can thiệp hoặc chữa trị mà còn hướng tới phòng ngừa và phát triển.

      Công tác xã hội quan tâm đến xây dựng các chính sách can thiệp trên toàn cộng đồng. Cộng đồng có thể là một nhóm, một cơ quan, một ngành nghề, một dân tộc, một quốc gia hoặc thậm chí toàn thể nhân loại. Công tác xã hội nhắm tới sự kết hợp chặt chẽ, sâu sát, có hiệu quả của tất cả các ngành, các tôn giáo chứ không chỉ là hoạt động riêng lẻ của một/ vài cá nhân, tổ chức.

———————————————————————————

       Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch rất mong tiếp nhận các tấm lòng hỗ trợ và sự cộng tác của các tổ chức, cá nhân khắp gần xa thông qua địa chỉ: Phòng công tác xã hội, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Địa chỉ: 120 Hùng Vương, phường 12, Quận 5, TP Hồ Chí Minh. Số điện thoại liên hệ: 0917655633 [Ms Bùi Nguyễn Tố Như – Trưởng phòng công tác xã hội Bệnh viện].

———————————————————————————

Mọi thắc mắc, đóng góp ý kiến, quý ông/bà vui lòng gửi về

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Phòng công tác xã hội

Địa chỉ: 120 Hùng Vương, phường 12, Quận 5, TP Hồ Chí Minh

Tổng đài bệnh viện: 028.3855.0207 – nội bộ: 219

Biên tập: Ths. Nguyễn Thiện Minh

Hiệu đính: Ts Bs Đỗ Châu Giang, ĐD CKI Bùi Nguyễn Tố Như

———————————————————————————

       Nhằm phục vụ công tác chuyên môn, nội dung bài viết này bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đã trích đăng một phần tài liệu nhập môn công tác xã hội của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội và UNICEF.

Video liên quan

Chủ Đề