Kết hợp tẩy da chết hóa học và vật lý

Trước khi quyết định nên lựa chọn loại sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học hay vật lý nào phù hợp với làn da của bạn. Hãy cùng nhau tham khảo qua cách phân biệt hai loại tẩy tế bào chết này, để xem chúng có sự khác biệt như thế nào nhé.

1. Tẩy tế bào chết vật lý [hay còn gọi là tẩy tế bào chết cơ học]

Đây là loại tẩy tế bào chết có chứa những hạt mịn được dùng để tạo ma sát trên da, có tác dụng loại bỏ các lớp tế bào da chết trên cùng của bề mặt da. Vì thế mà bạn có thể kết hợp cùng một vài động tác massage nhẹ nhàng, nhằm mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái ngay sau khi rửa trôi chúng đi.

Đó cũng chính là lý do vì sao phương pháp tẩy da chết vật lý được rất nhiều chị em phụ nữ lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm bạn cần lưu ý khi sử dụng tẩy tế bào chết vật lý như sau:

Vốn dĩ làn da rất mỏng manh và dễ tổn thương, cho nên chỉ cần một lực ma sát mạnh cũng khiến làn da bị trầy xước, viêm nhiễm. Do vậy, bạn hãy nhẹ nhàng khi massage tẩy da chết dạng hạt lên da. Và tuyệt đối không nên chà xát quá lâu và nhiều lần nhé.

Điểm thứ hai, là bạn nên chọn sản phẩm tẩy da chết vật lý chứa hạt nhỏ mịn, và có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên. Một số sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý đưa ưa chuộng hiện nay: Tẩy tế bào chết cho vùng mặt Sakura Gentle Facial Scrub, kem tẩy tế bào chết White Doctors [body]…

Cơ chế tẩy tế bào chết hóa học và cơ học [vật lý]

2. Tẩy tế bào chết hóa học

Khác với phương pháp tẩy tế bào chết vật lý, tẩy tế bào chết hóa học thường chứa các thành phần a xít nổi bật như: Salicylic Acid [BHA], Glycolic Acid, Latic Acid, Mandelic Acid [các dạng phổ biến của AHA] và enzyme…

Có khả năng loại bỏ da chết bị tắc sâu trong lỗ chân lông hay dưới bề mặt da, song song đó đẩy nhân mụn ra bên ngoài, nhanh chóng thúc đẩy và tái sinh tế bào da mới, giúp da bạn trở nên trắng sáng, mịn màng hơn. Chính vì thế mà tẩy tế bào chết hóa học thường hiệu quả hơn tẩy tế bào chết vật lý.

Bên cạnh ưu điểm, tẩy tế bào chết hóa học cũng có một số nhược điểm như sẽ làm khô da, dễ gây kích ứng đối với những ai thuộc tuýp da nhạy cảm, hay tính a xít có trong tẩy tế bào chết hóa học sẽ làm tăng độ nhạy cảm của da dưới tác động của ánh nắng mặt trời.

Thế cho nên khi lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học cho da mặt hay body, bạn cũng cần chú ý thật kỹ lưỡng đến nồng độ AHA, BHA,… trong sản phẩm nhé. Nếu không làn da của bạn sẽ lãnh đủ những hậu quả khó lường đấy.

Hiện nay, trên thị trường cũng có rất nhiều sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học có tên tuổi như: Dung dịch loại bỏ tế bào chết Paula’s Choice Skin Perfecting 2% BHA Liquid Exfoliant, sản phẩm loại bỏ tế bào chết cho da nhạy cảm Paula’s Choice Calm Redness Relief, sản phẩm loại bỏ tế bào chết Paula’s Choice Skin Perfecting AHA 8% Lotion,…

Tẩy tế bào chết chính là chìa khóa giúp bạn sở hữu làn da khỏe đẹp

Trong quá trình tẩy tế bào chết cho da, bạn đừng quên thoa kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài, để chống nắng bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ tia tử ngoại [tia UV] của ánh nắng mặt trời.

Đồng thời, sử dụng thêm một số vật dụng che chắn như mũ, áo khoác, khẩu trang, váy chống nắng kính mát… Cuối cùng là duy trì thói quen tẩy tế bào chết cho da đều đặn 1 - 2 lần/tuần, với một lượng vừa đủ cho mặt hay body thôi nhé!

Qua đây, bạn đã có thể thấy dù là sử dụng tẩy tế bào chết hóa học hay vật lý thì chúng đều có những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, chúng đều có một đặc điểm là luôn mang lại hiệu quả tốt cho làn da của bạn. Vì vậy, cũng còn tùy thuộc vào loại da, mức giá bán có hợp lý… để đưa ra sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn.

Trong chu trình chăm sóc da, tẩy da chết luôn được coi là một trong những bước quan trọng nhất và không thể bỏ qua nếu bạn muốn có làn da đẹp. Nhờ việc lấy đi các tế bào chết bị đẩy lên bề mặt, làn da sẽ khỏe mạnh, đều màu và căng bóng hơn, các lỗ chân lông cũng được làm sạch giúp giảm tình trạng bít tắc lỗ chân lông dẫn đến mụn. Việc lựa chọn tẩy da chết không chỉ phụ thuộc vào kiểu da thường, da khô và da dầu mà còn phải phù hợp với những vấn đề về da khác như đốm nâu, mụn, độ nhạy cảm mới có hiệu quả tối ưu nhất.

– Tẩy da chết cơ học là phương pháp tẩy da chết thông dụng nhất, sử dụng các loại bột ngũ cốc hoặc các hạt nhỏ [scrubs], hoặc dạng gel tạo gôm để ma sát, lấy đi tế bào da chết trên bề mặt da. Tuy nhiên, việc tẩy tế bào chết vật lý không hoàn toàn hiệu quả 100% do các tế bào chết cứng đầu không dễ gì rời đi khi ma sát, thậm chí có thể gây tổn thương, kích ứng da do bị chà xát nhiều nữa đấy.

– Tẩy da chết hóa học là phương pháp tẩy da chết bằng hóa chất vô cùng hữu hiệu [hơn là tẩy da chết cơ học] nhưng lại được ít người biết đến. Các hoạt chất tẩy da chết làm mịn da bằng cách nới lỏng “chất keo” gắn các tế bào da vào bề mặt của da. Phương pháp hóa học cũng có thể tẩy da chết bằng cách tiêu hóa các tế bào. Các axit Hydroxy như Acid Lactic, Salicylic Acid, Glycolic Acid, Retinol, và các enzym là một vài ví dụ của hóa chất tẩy da chết.

Việc loại bỏ các tế bào chết sẽ giúp da bạn sạch, khỏe, sáng và rạng rỡ hơn. Đồng thời, cũng giúp giảm hiện tượng bí tắc lỗ chân lông, giảm mụn và loại bỏ các vùng da sạm màu, các tế bào da được tái tạo mới thường xuyên hơn làm cho bề mặt da mịn màng, hấp thụ các dưỡng chất từ sản phẩm dưỡng da tốt hơn.

Tuy nhiên, mỗi loại da [khô, dầu, nhạy cảm]…và tình trạng da [khỏe, kích ứng, mụn…] sẽ có nhu cầu, cũng như giới hạn chịu đựng tần suất tẩy tế bào chết và phù hợp với cơ học hoặc hóa học riêng. Do đó, chúng tôi đã gợi ý riêng quy trình tẩy tế bào chết riêng cho 9 loại da và vấn đề da khác nhau, cùng theo dõi để xem da bạn thuộc loại nào nhé!

Da dầu, lỗ chân lông bí tắc và tình trạng mụn lan rộng

 

Bạn nên chọn các sản phẩm dưỡng da không chứa dầu có thành phần oleic acid cao hay chứa chất dễ gây bít tắc lỗ chân lông.

Gợi ý loại sản phẩm: Cả hai loại tẩy da chết hóa học [chứa salicylic, lactic hay glycolic acid] và tẩy da chết vật lý sử dụng loại hạt nghiền nhỏ mịn, không sắc cạnh đều phù hợp với làn da của bạn, tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cả hai loại tẩy da chết này trong cùng ngày.

Tần suất sử dụng: vật lý 2 lần/ 1 tuần; Hóa học 3 lần/ 1 tuần.

Bạn nên lựa chọn các sản phẩm tẩy da chết không khiến da bị khô căng sau khi dùng và được bổ sung thành phần làm sáng da, dưỡng ẩm, chống oxi hóa.

Gợi ý loại sản phẩm: Cả hai loại tẩy da chết hóa học [chứa lactic hay glycolic acid] và tẩy da chết vật lý sử dụng loại hạt nghiền nhỏ mịn, không sắc cạnh đều phù hợp với làn da của bạn, tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cả hai loại tẩy da chết này trong cùng ngày.

Tần suất sử dụng: vật lý 2 lần/ 1 tuần; Hóa học 3 lần/ 1 tuần.

  

Nếu bạn sở hữu kiểu da thế này, hãy sử dụng sản phẩm tẩy da chết hóa học như BHAs và  có chứa chất kháng khuẩn giảm sưng viêm, giúp mụn mau gom cồi nhưng không gây khô hay kích ứng da.

Gợi ý loại sản phẩm: Cả hai loại tẩy da chết hóa học [chứa lactic hay glycolic acid] và tẩy da chết vật lý sử dụng loại hạt nghiền nhỏ mịn, không sắc cạnh đều phù hợp với làn da của bạn, tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cả hai loại tẩy da chết này trong cùng ngày.

Tần suất sử dụng: vật lý 2 lần/ 1 tuần; Hóa học 3 lần/ 1 tuần.

Dù sở hữu làn da dầu nhưng bạn không nên chọn các sản phẩm dưỡng khiến da khô căng vì nó sẽ kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh hơn để bù lại lượng nước, dầu trên da đã mất khiến lượng dầu tiết da nhiều hơn.

Gợi ý loại sản phẩm: Cả hai loại tẩy da chết hóa học [chứa lactic hay glycolic acid] và tẩy da chết vật lý sử dụng loại hạt nghiền nhỏ mịn, không sắc cạnh đều phù hợp với làn da của bạn, tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cả hai loại tẩy da chết này trong cùng ngày.

Tần suất sử dụng: vật lý 2 lần/ 1 tuần; Hóa học 3 lần/ 1 tuần.

Hãy ưu tiên lựa chọn những sản phẩm tẩy da chết có chứa thành phần làm dịu da như lô hội, hoa cúc… Bạn cũng nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa hương liệu, mùi thơm hóa học và thử sản phẩm trên quay hàm trước khi dùng cho toàn mặt.

Gợi ý loại sản phẩm: sản phẩm tẩy da chết hóa học có thành phần Lactic acid sẽ phù hợp nhất với da nhạy cảm.

Tần suất sử dụng: Bạn nên dùng 3 lần/1 tuần.

 

Những người thuộc tuýp da thường ít khi gặp vấn đề nghiêm trọng về da nhưng nếu da bị thiếu độ ẩm, thiếu nước dẫn đến nếp nhăn thì bạn nên sử dụng sản phẩm dưỡng da có chứa thành phần chống lão hóa, có chức năng thúc đẩy chu trình thay da, làm sáng da, giảm thiểu ảnh hưởng từ các tác nhân môi trường gây hại.

Gợi ý loại sản phẩm: Cả hai loại tẩy da chết hóa học [chứa lactic hay glycolic acid] và tẩy da chết vật lý sử dụng loại hạt nghiền nhỏ mịn, không sắc cạnh đều phù hợp với làn da của bạn, tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cả hai loại tẩy da chết này trong cùng ngày.

Tần suất sử dụng: vật lý 2 lần/ 1 tuần; Hóa học 3 lần/ 1 tuần.

Với loại da này nên dùng tẩy da chết hóa học có nồng độ AHAs cao, sẽ giúp giúp thúc đẩy chu kỳ thay da mới, tác động đến quá trình sản sinh collagen và ức chế quá trình lão hóa, kéo dài sự tươi trẻ cho làn da.

Gợi ý loại sản phẩm: Cả hai loại tẩy da chết hóa học [chứa lactic hay glycolic acid] và tẩy da chết vật lý sử dụng loại hạt nghiền nhỏ mịn, không sắc cạnh đều phù hợp với làn da của bạn, tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cả hai loại tẩy da chết này trong cùng ngày.

Tần suất sử dụng: vật lý 2 lần/ 1 tuần; Hóa học 3 lần/ 1 tuần.

Với tình trạng da thế này, bạn nên sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần chống lão hóa để củng cố lượng peptides trong da, giúp da lấy lại độ săn chắc, đàn hồi và đều màu, hơn. Thay vì tập trung quá nhiều vào khâu dưỡng ẩm, bạn nên bắt đầu từ việc tẩy da chết đều đặn để loại bỏ lớp da bong tróc, sạm màu.

Gợi ý loại sản phẩm: Cả hai loại tẩy da chết hóa học [chứa lactic, malic hay glycolic acid] và tẩy da chết vật lý sử dụng loại hạt nghiền nhỏ mịn, không sắc cạnh đều phù hợp với làn da của bạn, tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cả hai loại tẩy da chết này trong cùng ngày.

Tần suất sử dụng: vật lý 2 lần/ 1 tuần; Hóa học 3 lần/ 1 tuần.

Bạn nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da có chứa dầu jojoba, tầm xuân hay các thành phần thảo mộc khác để làm dịu và củng cố hàng rào bảo vệ da. Không nên lạm dụng việc tẩy da chết vì sẽ dễ khiến làn da nhạy cảm thêm kích ứng và có nguy cơ tổn thương.

Gợi ý loại sản phẩm: Tẩy da chết hóa học [sản phẩm có chứa lactic acid là tốt nhất cho làn da nhạy cảm]

Tần suất sử dụng: dạng hóa học 3 lần 1 tuần

Video liên quan

Chủ Đề