Lợi ích của tập luyện thể dục thể thao đối với hệ hô hấp

                                                                                                                                                                                                                                                                         Tin bài: Lê Viết Vinh - Tổ GDTC & QPAN

Hãy mở rộng các hoạt động ra cả tuần. nếu bạn muốn giảm cân, đạt những các mục tiêu tập thể dục cụ thể hoặc nhận được nhiều lợi ích hơn nữa, bạn có thể cần tăng các động tác aerobic vừa của mình lên 300 phút hoặc hơn một tuần.

Bạn nên thăm khám bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục mới, đặc biệt là nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về thể lực của mình, đã không tập thể dục trong một thời gian dài, có các vấn đề sức khỏe mãn tính, như bệnh tim, tiểu đường hoặc viêm khớp.

Trong mỗi cuộc sống của con người điều quý nhất là sức khỏe và trí tuệ. Cần có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại. Do đó, thể dục thể thao giúp chúng ta có được sức khỏe tốt. Từ đó tạo điều cho sinh viên có thể học tập tốt và tham gia các hoạt động ở nhà trường hay ngoài xã hội đạt hiệu quả cao hơn. Tập luyện thể dục thể thao thao góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường giúp các em sinh viên trở thành con người có ích cho xã hội.

Vai trò của thể dục thể thao đang được nâng cao

– Khi xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của thể dục thể thao ngày càng được nâng cao. Đối với các nước phát triển, việc tập luyện thể dục thể thao được diễn ra hàng ngày một cách khoa học và trở thành một điều thiết yếu trong cuộc sống.

– Đối với nước ta trong hệ thống giáo dục nhà trường đã đưa môn học giáo dục thể chất vào giảng dạy trong đó có Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa do đó để nâng cao sức khoẻ cho sinh viên nhà trường đã quan tâm tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động thể dục thể thao, để sinh viên được học tập và rèn luyện góp phần hoàn thiện nhân cách của sinh viên. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, có kế hoạch sẽ giúp các em có một nếp sống lành mạnh vui tươi, học tập và làm việc khoa học, hiệu quả hơn.

Tác dụng của thể dục thể thao đối với sức khỏe của con người

– Theo kết quả nghiên cứu khoa học của các giáo sư, bác sĩ khi tham gia thể dục thể thao thường xuyên có những lợi ích và tác dụng tốt đối với sức khoẻ con người:

+ Đối với hệ cơ:  hệ cơ bắp phát triển mạnh từ tuổi dậy thì cho đến 25 – 30 tuổi. Những người có vận động hệ cơ bắp phát triển tốt, thân hình nở nang đầy đặn, dáng vóc cân đối, đẹp để có sức khỏe dồi dào. Ở độ tuổi này mà chọn lối sống an nhàn, lười vận động thì cơ bắp sẽ teo dần, thần hình trở nên yếu đuối, dễ mắc bệnh tật.

+ Đối với hệ hô hấp: hô hấp sẽ mang dưỡng khí đến tận mọi tế bào, vận động nhiều sẽ kéo theo hệ hô hấp tốt, dung tích phổi gia tăng, mọi tế bào được thông khí tốt, góp phần làm tăng tuổi thọ.

+ Đối với hệ tim mạch:  quả tim của người có lối sống không vận động mỗi lần bơm được khoảng 70cc máu, trong khi quả tim của người có lối sống vận động có thể bơm từ 100 – 130cc máu. Việc vận động đúng mực mỗi ngày vài giờ, mỗi tuần từ 5 – 7 ngày có thể giảm huyết áp tâm thu trung bình 11mm Hg và giảm huyến áp tâm trương trung bình 7mm Hg.

+ Đối với hệ bài tiết: đường ruột, đường tiểu và hệ thống các tuyến mồ hôi nhờ vận động mà gia tăng bài tiết giup cơ thể loại bỏ chất cặn bã dư thừa ra ngoài cơ thể tốt hơn, thận bớt làm việc nên đõ bị suy thận sớm nhờ đó mà cơ thể khỏe mạnh hơn.

+ Đối với hệ thần kinh: luyện tập thể dục thể thao làm cho tinh thần sáng khoái chống Strees, chống mệt mỏi, buồn phiền.

– Những nghiên cứu trên đều cho ta thấy lợi ích và tầm quan trọng của việc rèn luyện thể dục thể thao. Với những lợi ích hết sức quan trọng như vậy, sinh viên cần phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để đem lại sức khỏe cho bản thân, có thêm tự tin để lao động và học tập, xứng đáng là sinh viên chăm ngoan trong nhà trường, là công dân khỏe mạnh và góp phần hữu ích cho xã hội trong tương lai.

– Từ những lợi ích của tập luyện thể dục thể thao tốt cho sức khoẻ hi vọng rằng phong trào luyện tập thể dục thể thao của cán bộ, giảng viên, nhân viên và đặc biệt là ý thức học tập bộ môn giáo dục thể chất  của các em sinh viên Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa ngày càng được nâng cao và trở thành thói quen trong sinh hoạt hàng ngày của mọi người, đem lại niềm vui cho cuộc sống  để chúng ta cùng nhau xây dựng một ngôi trường ngày càng phát triển toàn diện.

Đường đi của ko khí vào hệ hô hấp: từ mũi –khí quản-phổi-phế nang. Diện tích các phế nang này khoảng từ 100-200m2.

Các giai đoạn hô hấp

-hô hấp ở phổi . xảy ra hiện tượng cơ học hít vào thở ra . Nhờ có Hb trong máu làm trung gia mà xảy ra hiện tượng hô hấp ở phến nang

Tác dụng : đối với phổi

Khi tập luyện các cơ quan lồng ngực được nở ra do vậy hai lá phổi cũng được phát triển theo dẫn tới diện tích phế nag cũng được tăng cường tức là khả tăng khả năng trao đổi khí ở phổi.tập luyện tốt sẽ xây dưng được phản xạ thở sâu và thở sâu dẫn tới tần số hô hấp giảm

Hệ hô hấp tở chức: so sánh người tập luyện và người ít tập luyện thì cùng một lượng Hb như nhau ở người ít rèn luyện là 100g Hb có 22cc O2 còn ở người tập luyện có 28cc O2

Tác dụng đối với hệ vận động :hệ vận động gồm có cơ ,khớp , xương và hệ thống dây chằng. Có hai loại cơ vận và cơ trơn

Tác dụng: đối với xương: tập luyện làm thành xương dày lên , ống tủy nhỏ lại làm xương vững chắc. nếu tập luyện đầy đủ , sụn kích thích phát triển nhanh chóng làm cho xương dày thêm , người cao hơn. Nhất là ở lứa tuổi còn đang phát triển.