Hướng dẫn làm đơn ly hôn Informational năm 2024

Đơn Ly Hôn (Ly Dị) và Ly Hôn Phối Ngẫu Hợp Thức Hóa (Forms for Dissolution (Divorce) and Dissolution of Registered Domestic Partnership)

Ly Hôn (Ly Dị) cho các Nguyên Đơn có Con em (Dissolution (Divorce) for Petitioners with Children)

Đạo Luật Ngăn Ngừa Lạm Dụng Tình Dục (FAPA) Lệnh Cấm

Nộp Đơn Xin Lệnh Cấm (Apply for a Restraining Order)

Chỉnh (thay đổi) Lệnh Cấm (Modifying (Changing) A Restraining Order)

Gia Hạn Lệnh Cấm (Renewing a Restraining Order)


Đạo Luật Ngăn Chặn Lạm Dụng Người Cao Niên & Người Khuyết Tật (Obtaining a Restraining Order)

Xin Lệnh Cấm (Obtaining a Restraining Order)

Gia Hạn (Tiếp Tục Lệnh Cấm) (Renewing (Continuting a Restraining Order))

Ngưng gởi Khuyến Mãi Vé Trúng Thưởng tới cho những người Cao Niên, Khuyết Tật hay Mất Khả Năng (Stopping Sweepstakes Promotional Mailings to Elderly, Disabled or Incapacitated Persons)


Miễn và Hoãn Chi Phí Dân Sự (Fee Deferral and Waiver Forms listed below)

Các Mẫu Đơn Xin Hoãn và Miễn Lệ Phí Được Liệt Kê Dưới Đây (Fee Deferral and Waiver Forms listed below)

Hoãn hay Miễn Lệ Phí – Các Mẫu Đơn cho Cuối Vụ Kiện Được Liệt Kê Dưới Đây (Fee Deferral and Waiver - End of Case forms listed below)


Vụ Kiện Nhỏ (Small Claims)

Vụ Kiện Nhỏ (Small Claims)


Rình Lén (Stalking)

Rình Lén (Stalking)


Lệnh Buộc cho Vào (Forcible Entry Detainer)

Trục Xuất (FED) - Dành Cho Chủ Nhà (Evictions (FEDs) - For Landlords)

Trục Xuất (FED) - Dành Cho Người Thuê Nhà (Evictions (FED) - For Tenants)


Các Mẫu Chứng Thực Di Sản Nhỏ Toàn Tiểu Bang (Statewide Probate Small Estate Forms)

Các Mẫu Chứng Thực Di Sản Nhỏ Toàn Tiểu Bang (Statewide Probate Small Estate Forms)


Phạt tiền hoặc giảm phí (Fine or Fee Reduction)

Phạt tiền hoặc giảm phí (Fine or Fee Reduction)

Nếu một trong hai điều trên là đúng, bạn vẫn có thể nộp đơn xin ly hôn ở tiểu bang Massachusetts kể cả khi chồng của bạn sống ở một tiểu bang khác, hoặc bạn không biết anh ta đang sống ở đâu.

Show

Tôi phải nộp đơn ở tòa án nào?

Tại mỗi hạt trong tiểu bang Massachusetts đều có một Tòa án Gia đình và Di chúc. Bạn có thể nộp đơn xin ly hôn ở tòa án Gia đình và Di chúc ở hạt mà bạn đang sinh sống hoặc tại tòa án Gia đình và Di chúc ở hạt mà chồng/vợ bạn đang ssinh sống. Tuy nhiên, nếu chồng bạn vẫn còn sinh sống tại hạt mà hai người từng sống chung trước kia, bạn sẽ phải nộp đơn ly hôn tại Tòa án Gia đình và Di chúc tại hạt đó (Probate and Family Court in that county).

Sẽ kéo dài trong thời gian bao lâu?

Tòa án có một hệ thống quản lý các án vụ theo đường cho mọi loại án vụ trong đó có Ly hôn. Dưới hệ thống quản lý này, các án vụ ly hôn được đưa vào Đường 14 tháng. Điếu đó có nghĩa là các án vụ ly hôn có thể được đưa ra xét xử, được dàn xếp, hoặc bãi bỏ trong vòng 14 tháng.

Sẽ tốn bao nhiêu tiền để nộp Đơn xin Ly hôn?

Tòa án Gia đình và Di chúc yêu cầu các lệ phí nộp đơn và phí xem xét một số các giấy tờ tài liệu. Hãy tìm hiểu Biểu phí thống nhất Tòa án Gia đình và Di chúc (Probate and Family Court Department Uniform Fee Schedule) để biết lệ phí. Tại thời điểm ngày 9 tháng 7 năm 2012, phí nộp đơn Ly hôn là $220 ($200 lệ phí đơn + $15 khoản tính thêm + $5 Lệnh triệu tập). Thêm vào đó, phó chánh án tòa án quận và cảnh sát cũng yêu cầu lệ phí cho việc tống đạt các giấy tờ tòa án đến cho chồng hoặc vợ của bạn.

Đơn xin

Lệ phí đơn

Khoản tính thêm

Lệnh triệu tập

chi phí cho phó chánh án tòa án quận hoặc cảnh sát

Ly hôn

$200

$15

$5

dao động

Nếu tôi không có khả năng trả các lệ phí tòa án thì sao?

Bạn không phải trả những lệ phí này nếu:

  • bạn đang hưởng bất cứ phúc lợi xã hội nào (đời sống, Phiếu mua Thực phẩm. v.v. hoặc
  • thu nhập của bạn thấp hơn 125% mức đói nghèo liên bang (federal poverty level hoặc
  • bạn có thể chứng tỏ rằng việc trả các khoản lệ phí này sẽ gây khó khăn cho bạn trong việc chi trả tiền thuê nhà, tiền nợ mua nhà hoặc mua thực phẩm và quần áo.

Nếu bạn không thể trả các lệ phí này, hãy yêu cầu một mẫu Cam đoan Đói nghèo (Affidavit of Indigency form). đề nghị tòa án cho phép bạn nộp hồ sơ mà không phải trả các lệ phí. Việc này gọi là môt "miễn phí". Mẫu đơn này cũng yêu cầu tòa đòi tiểu bang trả cho việc phó chánh án tòa hay phó cảnh sát tống đạt giấy tờ tòa án.

Bạn cũng cần phải viết xuống thu nhập của bạn (số tiền bạn kiếm được hàng tháng) trong một Bản Cam đoan. Viết xuống tất cả những lệ phí mà bạn cần được giúp đỡ: lệ phí nộp đơn, chi phí để được một phó chánh án tòa án quận hoặc cảnh sát tống đạt giấy tờ, và bất cứ những chi phí nào khác mà bạn cần được trả giúp. Trong Bản Cam đoan có những chỗ trống để bạn viết xuống những thông tin này. Tòa án có thể yêu cầu bạn cung cấp các giấy tờ giải thích tại sao bạn cần tòa trả giúp cho bạn những chi phí này.

Tôi có thể giữ bí mật địa chỉ của tôi hay không?

Có. Bạn có thể giữ bí mật địa chỉ của bạn đối với chồng hoặc vợ bạn nếu bạn cần làm điều này vì lý do an toàn. Nộp một kiến nghị (motion) yêu cầu tòa "giữ kín" (giấu) địa chỉ của bạn. Viết vào mẫu kiến nghị (motion form) tại sao việc để chồng hoặc vợ bạn biết được bạn sống ở đâu sẽ làm cho bạn mất an toàn. Hãy xem mẫu Kiến nghị để Giữ kín Địa chỉ và Cam Đoan kèm theo (Motion to Impound Address and attached Affidavit).

Nộp đơn Xin Ly hôn

  1. Chọn một “cơ sở” (lý do pháp lý) cho án vụ ly hôn của bạn. Một cơ sở để xin ly hôn được gọi là “” (Irretrievable Breakdown of the Marriage). Nhiều người gọi đây là “không có lỗi”. Điều đó có nghĩa là bạn không thể hòa hợp với chồng/vợ bạn và bạn không muốn tiếp tục kết hôn thêm nữa. Nói một cách đơn giản là hôn nhân đã đổ vỡ và không thể sửa chữa được nữa.
  2. Lấy đúng mẫu đơn và hướng dẫn cho trường hợp ly hôn bạn cần
    1. Nếu cơ sở của bạn cho việc ly hôn là “” (Irretrievable Breakdown of the Marriage) (“không có lỗi”), hãy lấy mấu Đơn xin Ly hôn theo điều G.L. c208, Phần 1B (Complaint for Divorce under G.L. c. 208, Section 1B), và hướng dẫn (instructions) từ trang web của tòa án Gia đình và Di chúc (Probate and Family court website) hoặc từ bất cứ tòa án Gia đình và Di chúc nào ở tiểu bang Massachusetts.
    2. Nếu cơ sở cho việc ly hôn của bạn không phải là hôn nhân có những rạn nứt không thể hàn gắn theo như các Điều luật chung, c.208, Phần 1, bạn cần mẫu đơn xin Ly hôn (Complaint for Divorce) và hướng dẫn (instructions) từ trang web của tòa án Gia đình và Di chúc (Probate and Family court website) hoặc từ bất cứ tòa án Gia đình và Di chúc nào ở tiểu bang Massachusetts.
    3. Nếu bạn và chồng/vợ bạn muốn nộp một đơn ly hôn “không có lỗi” cùng nhau, xem phần Nộp đơn xin Đồng Ly hôn. (Filing a Joint Petition for Divorce).
    4. Nếu bạn cần tiền cấp dưỡng con cái bạnhôn cũng sẽ cần một bản sao Biểu Hướng dẫn tính tiền Cấp dưỡng con cái (Child Support Guidelines Worksheet).
  3. Dùng mẫu Đơn xin Ly hôn theo G.L. c208, Phần 1B hoặc một mẫu Đơn xin Ly hôn để giúp bạn điền những đơn bạn cần (xem mẫu?)
  4. Hãy tìm hiểu Biểu phí thống nhất Tòa án Gia đình và Di chúc (Probate and Family Court Department Uniform Fee Schedule) để biết lệ phí. Tại thời điểm ngày 1 tháng 7 năm 2009, phí nộp đơn Ly hôn là $220 ($200 lệ phí đơn + $15 khoản tính thêm + $5 Lệnh triệu tập). Thêm vào đó, phó chánh án tòa án quận và cảnh sát cũng yêu cầu lệ phí cho việc tống đạt các giấy tờ tòa án đến cho chồng hoặc vợ của bạn.
  5. Xin một bản sao hôn thú được chứng nhận của bạn
  6. Nếu bạn và chồng/vợ bạn có con chung:
    1. Điền một bản Cam kết Chăm sóc và Quyền nuôi con (Affidavit of Care and Custody Form)
    2. Nếu bạn cần tiền cấp dưỡng con cái, điền vào Bản Hướng dẫn Tiền Cấp dướng con cái (Child Support Guidelines Worksheet).
  7. Điền một Chứng nhận của Ly hôn Tuyệt đối hoặc Huỷ bỏ Thông tin Thống kê (Certificate of Absolute Divorce ỏ Annulment Statistical Information Form).
  8. Nộp Đơn. Mang Đơn xin Ly hôn, Hôn thú được chứng nhận và bản Chứng nhận Ly hôn Tuyệt đối hoặc Huỷ bỏ Thông tin Thống kê của bạn tới Phòng Lục sự của Tòa án Gia đình và Di chúc. Yêu cầu lục sự viên toà án thụ lý đơn của bạn. Nếu bạn điền một bản Cam kết Chăm sóc và Quyền nuôi con hoặc một Bản Hướng dẫn Cấp dưỡng Con cái, thì nhớ nộp cả những bản này cho lục sự viên. Nếu chồng bạn vẫn đang sinh sống ở hạt mà hai người từng chung sống trước kia, bạn phải nộp đơn ly hôn tại Tòa án Gia đình và Di chúc ở hạt đó (Probate and Family Court in that county). Nếu chồng bạn đã dọn ra khỏi hạt đó, bạn có thể nộp đơn ở hạt mà bạn hiện đang sinh sống hoặc ở hạt mà chồng bạn hiện đang sinh sống. Khi bạn nộp đơn:
    1. Điền một bản Cam kết Đói Nghèo nếu bạn không thể trả các chi phí để nộp đơn. Nếu bạn có thể đánh dấu vào ô A hoặc B trong bản này thì nhớ đánh dấu vào đó, lục sự viên sẽ phê chuẩn bản cam kết đó, đóng dấu và đưa cho bận một bản sao. Điều này có nghĩa là tòa án sẽ lo các chi phí đó cho bạn.
    2. Nộp một kiến nghị (motion) để "giữ kín" địa chỉ của bạn nếu bạn cần giữ bí mật địa chỉ của mình trước chồng hoặc vợ bạn để được an toàn. Viết trong kiến nghị tại (motion form) sao sẽ không an toàn cho bạn nếu chồng/vợ bạn biết được bạn đang ở đâu. Hãy xem một bản mẫu Kiến nghị Giữ kín địa chỉ và Cam kết kèm theo ().
    3. Nộp một kiến nghị án lệnh tạm thời (motion for temporary orders) nếu bạn cần tòa án ra lệnh về một vấn đề nào đó ngay lập tức (như tiền cấp dưỡng con cái hoặc quyền nuôi con, hay chồng hoặc vợ bạn phải cho bạn ở trong nhà). Nộp kiến nghị này khi bạn nộp đơn Khiếu nại và Cam kết Đói nghèo. Yêu cầu lục sự viên cho bạn một ngày xét xử. Viết ngày này vào Bản Kiến nghị. Bạn cũng có thể nộp kiến nghị này sau nếu cần. Đọc thêm về điều này trong Chương 7 Quyền nuôi con (Custody) và Chương 8 Quyền thăm viếng (Visitation).
  9. Tống đạt giấy tờ: Lục sự viên sẽ đưa cho bạn một Lệnh triệu tập. Đây là một giấy tòa dùng để chính thức thông báo cho chồng hoặc vợ bạn khi nào anh ấy hay cô ấy sẽ phải nộp Hồi đáp về vụ kiên của bạn. Tòa án chỉ có thể đưa ra quyết định về hồ sơ vụ án của bạn sau khi chồng hoặc vợ bạn được Tống đạt Lệnh triệu tập này. Trao tận tay hay gửi cho chánh án tòa án quận (sheriff) hoặc cảnh sát Lệnh (constable) triệu tập này và bản sao của tất cả những giấy tờ mà bạn đã nộp cho tòa để người đó tống đạt tới chồng hoặc vợ bạn. Nếu tòa phê chuẩn Cam đoan Đói nghèo của bạn (Affidavit of Indigency), hãy dùng một phó chánh án tòa án quận để tống đạt những giấy tờ này. Hãy đưa cho người phó chánh án tòa án quận một bản sao của Cam đoan Đói nghèo để tiểu bang trả lệ phí cho ông ấy hoặc bà ấy. Khi người phó chánh án tòa án quận chuyển tận tay giấy tờ cho chồng hoặc vợ bạn, việc đó được gọi là “tống đạt thủ tục”
  10. Đợi một chánh án tòa hoặc cảnh sát trả lại Lệnh triệu tập và “Bằng chứng Tống đạt” cho bạn. Sau khi chánh án tòa án quận hoặc cảnh sát tống đạt giấy tờ, ông ấy hay bà ấy sẽ trả lại Lệnh triệu tập gốc cho bạn. Trong Lệnh triệu tập, chánh án tòa án quận hoặc cảnh sát điền ngày và ký vào phần gọi là “Bằng chứng Tống đạt”. Hãy nhắc phó chánh án tòa án quận hoặc cảnh sát gửi Lệnh triệu tập cùng với “bằng chứng tống đạt” lại cho bạn.
  11. Thực hiện một “hồi trả tống đạt”. Trả lại Lệnh triệu tập gốc có chữ ký cho tòa án. Việc này gọi là “hồi trả tống đạt”. Nhớ làm một bản sao của Lệnh triệu tập gốc có chữ ký để giữ lại trong hồ sơ lưu của bạn.

Điều gì xảy ra sau khi tôi trả lại Lệnh triệu tập cho Tòa án?

Bạn có thể phải chờ đợi một thời gian trước khi bạn được ấn định một ngày xử án, tùy thuộc vào việc bạn nộp đơn xin ly hôn như thế nào:

Những gì xảy ra tiếp theo sau khi bạn nôp đơn tùy thuộc vào lý do (hay “cơ sở”) mà bạn đưa ra để xin ly hôn. Việc chồng/vợ bạn có nộp Hồi đáp cho Đơn Khiếu kiện của bạn hay không cũng làm cho những gì xảy ra tiếp theo khác nhau.

Nếu bạn đã nộp một đơn để xin ly hôn “có lỗi”

(xem cẩu hỏi 16 dưới đây), Khi bạn trả lại Lệnh triệu tập cho tòa án, viên lục sự sẽ tìm kiếm vụ án của bạn để xem tòa đã ấn định một ngày xử cho án vụ của bạn hay chưa. Nếu chưa có ngày xử án được ấn định, viên lục sự sẽ sắp xếp một "Nghị sự Quản lý Án vụ" và gửi cho bạn một thông báo. Nghị sự Quán lý Án vụ diễn ra ít nhất là 30 ngày kể từ khi bạn hồi trả tống đạt.

Tại Nghị sự Quản lý án vụ, ngày xử án tiếp theo sẽ được ấn định hoặc thẩm phán có thể xét xử án vụ và đưa ra phán quyết nếu án vụ này không có tranh chấp.

Nếu bạn nộp một đơn ly hôn “không có lỗi”

(một đơn xin khi bạn nói rằng hôn nhân đã có những rạn nứt không thể hàn gắn), lục sự viên sẽ xem xét đơn sau 120 ngày kể từ khi bạn nộp đơn để xem đã có một ngày nào được ấn định cho việc xử án vụ của bạn chưa. Nếu hồi trả tống đạt hoặc Hồi đáp đã được nộp, nhưng chưa có ngày xử án được ấn định, lục sự viên sẽ sắp xếp một “Nghị sự Quản lý Án vụ” va gửi cho bạn một thông báo. Nghị sự Quản lý Án vụ thường diễn ra ít nhất là 30 ngày kể từ khi bạn hồi trả tống đạt.

Tại Nghị sự Quản lý Án vụ, ngày xử án tiếp theo sẽ được ấn định. Nếu bạn nôp đơn xin ly hôn “không có lối”, bạn phải đợi ít nhất 6 tháng để được xử.

Nếu chồng/vợ bạn nộp một Hồi đáp, và không có ngày xử án được ấn định, tòa sẽ sắp xếp một Nghị sự Quản lý Án vụ để thảo luận về án vụ của bạn.

Nếu chồng/vợ bạn không nộp Hồi đáp, tòa án sẽ sắp xếp một Nghị sự Quán lý Án vụ để thảo luận về án vụ của bạn. Tòa sẽ chỉ làm việc này nếu bạn đã hồi trả tống đạt cho tòa..

Những gì sẽ xảy ra tại Nghị sự Quản lý Vụ án?

Tại buổi Nghị sự Quản lý Vụ án thẩm phán sẽ trao đổi về án vụ Ly hôn của bạn và đưa ra Phán quyết Ly hôn nếu chồng hoặc vợ bạn chưa nộp Hồi đáp, hay bạn và chồng/vợ bạn đã “dàn xếp” án vụ và thẩm phán sẽ phê chuẩn. “Dàn xếp” có nghĩa là hai bên đã đạt được thỏa thuận bằng văn bản về tất cả các vấn đề cần được quyết định trong một án vụ Ly hôn, ví dụ như ai có quyền nuôi con và tiền cấp dưỡng cho bạn là bao nhiêu, tiền cấp dưỡng cho con cái bạn là bao nhiêu, bạn và con cái bạn sẽ có bảo hiểm y tế nào, ai sẽ phải trả cho bảo hiểm đó và tài sản chung của hai người sẽ được chia như thế nào.

Nếu tòa án không cho Phán quyết Ly hôn tại buổi Nghị sự Quản ly Án vụ, tòa án sẽ phải ấn định một ngày xử án tiếp theo. Ngày xử án tiếp theo có thể sẽ là một Nghị sự Trước Xử án hoặc một ngày Xử án.

Tới Phiên tòa xét xử – Để được một Phán quyết Ly hôn

Sẽ có một cuộc điều trần cuối cùng, cũng được gọi là Phiên tòa xét xử. Tại phiên tòa xét xử thẩm phán sẽ quyết định vụ án ly hôn của bạn. Ngay cả tại Phiên tòa xét xử, bạn và chồng hoặc vợ của bạn cũng có thể dàn xếp vụ án bằng một thỏa thuận bằng văn bản mà hai bên ký và yêu cầu thẩm phán phê chuẩn. Sau phiên xử nếu tòa án cho bạn ly hôn, tòa sẽ đưa ra một “Phán quyết Ly hôn Sẽ có Hiệu lực”. Nếu phiên tòa xét xử kéo dài một ngày hoặc ngắn hơn, thẩm phán sẽ phải đưa ra một phán quyết trong vòng 30 ngày tính từ ngày xử án.

Ly hôn của bạn sẽ trở thánh “tuyệt đối” (cuối cùng” sau 90 ngày từ khi ra Phán quyết Ly hôn Sẽ có Hiệu lực.