Hướng dẫn chiết ành cây sanh

Nội dung bài viết

  • 1. Lưu ý khi chiết, giâm cành cây lộc vừng
  • Buộc bầu chiết đúng cách
  • Cắt tỉa những cành lá thừa
  • Tiến hành chiết cây lộc vừng đúng thời điểm
  • 2. Vì sao nên tiến hành nhân giống cây lộc vừng?
  • 3. Các bước chiết cành cây lộc vừng
  • Những dụng cụ nào cần chuẩn bị để nhân giống cây lộc vừng?
  • Thời điểm nào thích hợp?
  • Những tiêu chí chọn cây và cành để chiết
  • Quy trình kỹ thuật chiết cành cây lộc vừng
  • Lời kết

Vậy làm thế nào để có thể chiết cây lộc vừng hiệu quả và giúp cây sinh trưởng tốt. Toàn bộ thông tin về hướng dẫn kỹ thuật, cách chiết cây lộc vừng sẽ được Vườn Ươm Số 1 chia sẻ ngay sau đây. Mời bạn cùng theo dõi nhé!

Cách chiết cành là một phương pháp nhân giống vô tính cây trồng bằng cách cho một đoạn cành ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ, đem trồng thành cây mới.

Bạn đang xem: Chiết cây lộc vừng

Tuy nhiên, nếu bạn mắc phải một số sai lầm về mặt kỹ thuật trong khi tiến hành giâm cành thì bạn sẽ không thể thu về kết quả như ý. Vì vậy, Vườn Ươm Số 1 sẽ cung cấp những lưu ý cần thiết trong cách giâm cành cây lộc vừng để giúp bạn đạt được hiệu quả cao nhất nhé!

Hướng dẫn chiết ành cây sanh
Cách chiết cành cây lộc vừng

Buộc bầu chiết đúng cách

Khi buộc bầu đất, bạn cần chú ý buộc chặt ở phía dưới và nới lỏng ở phần trên để giữ nước và luân chuyển không khí trong bầu. Đồng thời, đây cũng là cách giúp tích đọng sương đêm kích thích rễ mới phát sinh, nuôi dưỡng cành lộc vừng tốt hơn.

Cắt tỉa những cành lá thừa

Bạn chú ý cắt tỉa những cành tăm, cành khuất tán từ khi còn non cho đến giai đoạn bánh tẻ để ngăn ngừa sự ẩn nấp của sâu bệnh. Việc làm này còn giúp tập trung dồn nhựa sống để nuôi cành chủ lộ sáng.

Hướng dẫn chiết ành cây sanh

Tiến hành chiết cây lộc vừng đúng thời điểm

Xem Tại: Tiểu cảnh Terrarium là gì mà làm các tín đồ cây cảnh mất ăn mất ngủ

Lưu ý cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng chính là bạn nên chiết cây vào thời điểm những cành lộc xuân chuyển sang cành bánh tẻ. Như đã nói ở trên, chỉ khi chiết trong giai đoạn này thì mới có thể cho ra một cây con sinh trưởng tốt và có sức sống mãnh liệt nhất.

2. Vì sao nên tiến hành nhân giống cây lộc vừng?

Chiết cây là một trong những kỹ thuật trồng và chăm, nhân giống cây trồng mà vẫn đảm bảo rằng cây con còn giữ nguyên được các đặc tính của cây mẹ. Không chỉ cây ăn quả mà hầu hết những loại cây cảnh (trừ một số cây khó ra rễ) đều có thể nhân giống bằng kỹ thuật chiết cành. Ví dụ như cây: đa, sanh, si,…

Nếu so sánh với khi trồng cây mới thì kỹ thuật chiết có ưu điểm là sẽ giúp cây phát triển nhanh. Đây cũng là cách làm cho cây lộc vừng ra hoa sớm và kết quả. Chính vì lý do này mà những người trồng cây lộc vừng thường ưu tiên lựa chọn tiến hành chiết cây khi có nhu cầu nhân giống cây.

Hướng dẫn chiết ành cây sanh

3. Các bước chiết cành cây lộc vừng

Như đã nói ở trên, chiết cây là một kỹ thuật nhân giống giúp mang lại hiệu quả cây trồng nhanh hơn so với những kỹ thuật khác. Vườn Ươm Số 1 sẽ hướng dẫn với bạn cách chiết cây lộc vừng đơn giản và hiệu quả ngay sau đây.

Những dụng cụ nào cần chuẩn bị để nhân giống cây lộc vừng?

Để tiến hành chiết cây lộc vừng, bạn chỉ cần chuẩn bị những dụng cụ đơn giản và dễ tìm như sau:

  • Dao chuyên dùng chiết cây để tránh trường hợp phải cưa đi cưa lại nhiều lần gây trầy xước cho cành chiết.
  • Túi nilon.
  • Bùn đất.
  • Trấu và rễ bèo.

Thời điểm nào thích hợp?

Kỹ thuật chiết cây lộc vừng được khuyến khích tiến hành vào mùa nóng hoặc mùa mát, tức khoảng tháng 5 – 6 hoặc tháng 9 dương lịch hằng năm. Thời điểm này, những cành lộc xuân của cây đang chuyển sang dạng cành bánh tẻ, không quá non cũng không quá già sẽ giúp cây sinh trưởng tốt hơn.

Xem Tại: Cây khế trong phong thủy

Hướng dẫn chiết ành cây sanh

Những tiêu chí chọn cây và cành để chiết

Trước khi tiến hành chiết cây lộc vừng, bạn cần chọn những cây và cành đáp ứng những tiêu chí dưới đây:

  • Cây lộ sáng ở giữa thân, có vỏ thân dày và nhiều nhựa.
  • Cây sinh trưởng tốt, có năng suất cao, đã có ra hoa và quả từ 3 – 5 vụ với chất lượng ổn định.
  • Cành không quá to hoặc quá nhỏ, chiều dài từ 40 – 60cm và gồm 2 nhánh.
  • Cành không già, không vượt, không nằm thấp hoặc nằm quá cao ở phía ngọn và không bị sâu bệnh.

Quy trình kỹ thuật chiết cành cây lộc vừng

Hướng dẫn chiết ành cây sanh
Sau khi đã chọn được cây và cành đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nêu trên, bạn tiến hành chiết cây 5 bước như sau:

  • Bước 1: Tạo khoanh bóc vỏ cành lộc vừng.
  • Bước 2: Bạn nên chú ý cạo sạch lớp tơ tại điểm chọn khoanh vỏ của cây. Chờ cây ráo nhựa từ 7 – 10 ngày sẽ hình thành nên mô “sẹo” để kích thích tái sinh rễ mới.
  • Bước 3: Tiếp theo, bạn chuẩn bị bầu đất bằng cách trộn bùn đất, trấu và rễ bèo tây và bó chặt lại thành bầu. Bạn dùng bầu đó bó vào khoanh cắt của cành lộc vừng.
  • Bước 4: Tiến hành bọc bầu đất tại điểm chiết cành bằng túi nilon trong và chắc chắn để dễ dàng kiểm tra bầu chiết. Trong trường hợp bầu bị khô hay hỏng, bạn sẽ dễ quan sát và có hướng giải quyết kịp thời.
  • Bước 5: Sau 2 – 3 tháng thực hiện phương pháp chiết sẽ thấy rễ lan ra ngoại vi. Lúc này, bạn cần gỡ bọc và bó lần hai cho chắc chắn.
  • Bước 6: Khi rễ thứ cấp phát ra từ rễ sơ cấp, nang lông hút có đủ khả năng nuôi cành chiết thì bạn cắt cành và tiến hành gieo vào đất.

>>> Xem thêm <<<

  • Kỹ thuật trồng cây lộc vừng
  • Các loại cây lộc vừng hoa trắng, lá to, lá nhỏ
  • Cây lộc vừng có ý nghĩa gì theo phong thuỷ
  • Hình ảnh lộc vừng đẹp nhất Việt Nam

Lời kết

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách chiết cành cây lộc vừng (1) đơn giản và hiệu quả mà Vườn Ươm Số 1 muốn giới thiệu tới các bạn.

Hy vọng bạn sẽ ứng dụng thành công và nhanh chóng có được cây lộc vừng đẹp như mong muốn. (2)

Cách trị sâu đục thân cây lộc vừng, dấu hiệu và cách phòng tránh