Giải bài tập bản đồ địa lý 7 bài 27 năm 2024

Giải bài 2 trang 31 tập bản đồ Địa lí 8, Dựa vào lược đồ “Khoáng sản Việt Nam”ở bài trước, em hãy cho biết các khoáng sản boxit, đồng thường nằm gần nguồn dự trữ năng lượng nào. Dẫn chứng tên của nguồn dự trữ năng lượng ở gần các khoáng sản trên.

Xem lời giải

Dựa vào lược đồ “Các môi trường tự nhiên châu Phi” trong SGK, đối chiếu với lược đồ bên, hãy tô màu vào chú giải và lược đồ để thấy rõ vị trí, giới hạn và sự phân bố của các kiểu môi trường tự nhiên ở châu Phi.

Phương pháp giải

Căn cứ vào lược đồ các môi trường tự nhiên kết hợp với lược đồ trống đã cho để xác định vị trí, giới hạn và sự phân bố của các kiểu môi trường tự nhiên

Hướng dẫn giải

2. Giải bài 2 trang 22 Tập bản đồ Địa lí 7

Em hãy cho biết:

- Nguyên nhân hình thành môi trường xavan và hoang mạc ở châu Phi.

- Tên của hai hoang mạc lớn nhất châu lục này.

Phương pháp giải

- Để chỉ ra nguyên nhân hình thành môi trường xavan và hoang mạc ở châu Phi, ta dựa vào yếu tố: 2 đường chí tuyến chạy qua, lãnh thổ có hình khối, dòng biển lạnh chảy sát ven bờ,...

- Hai hoang mạc lớn nhất châu lục: Xa-ra-ha và Ca-la-ha-ri

Hướng dẫn giải

- Nguyên nhân hình thành môi trường xavan và hoang mạc ở châu Phi:

+ Châu Phi có 2 đường chí tuyến chạy qua, khu vực 2 chí tuyến nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt từ Mặt Trời, nhưng đây là khu vực áp cao, lặng gió và ít mưa.

+ Lãnh thổ châu Phi có hình khối, bờ biển ít bị cắt xẻ, địa hình cao ở rìa và thấp ở giữa, ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền.

+ Có các dòng biển lạnh chảy sát ven bờ: dòng biển Ca-na-ri, dòng biển Ben-ghê-la,... khiến các khối khí ẩm từ biển thổi vào ngưng tụ và gây mưa ngay ngoài khơi, khi vào trong lục địa, các khối khí giảm ẩm và ít gây mưa.

- Tên của hai hoang mạc lớn nhất châu lục này: Hoang mạc Xa-ra-ha và hoang mạc Ca-la-ha-ri.

3. Giải bài 3 trang 22 Tập bản đồ Địa lí 7

Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết của bản thân, hãy nêu một số loài động vật, thực vật chính tiêu biểu của các kiểu môi trường sau:

Phương pháp giải

Để hoàn thành bảng trên cần biết được loài động vật, thực vật chính tiêu biểu của các kiểu môi trường:

Giải Tập Bản Đồ Địa Lí 7 – Bài 27: Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo) giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Bài 1 trang 22 Tập bản đồ Địa Lí 7: Dựa vào lược đồ “Các môi trường tự nhiên châu Phi” trong SGK, đối chiếu với lược đồ bên, hãy tô màu vào chú giải và lược đồ để thấy rõ vị trí, giới hạn và sự phân bố của các kiểu môi trường tự nhiên ở châu Phi.

Lời giải:

Bài 2 trang 22 Tập bản đồ Địa Lí 7: Em hãy cho biết:

Nguyên nhân hình thành môi trường xavan và hoang mạc ở châu Phi

Tên của hai hoang mạc lớn nhất châu lục này

Lời giải:

Nguyên nhân hình thành môi trường xavan và hoang mạc ở châu Phi:

– Châu Phi có 2 đường chí tuyến chạy qua, khu vực 2 chí tuyến nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt từ Mặt Trời, nhưng đây là khu vực áp cao, lặng gió và ít mưa.

– Lãnh thổ châu Phi có hình khối, bờ biển ít bị cắt xẻ, địa hình cao ở rìa và thấp ở giữa, ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền.

– Có các dòng biển lạnh chảy sát ven bờ: dòng biển Ca-na-ri, dòng biển Ben-ghê-la,… khiến các khối khí ẩm từ biển thổi vào ngưng tụ và gây mưa ngay ngoài khơi, khi vào trong lục địa, các khối khí giảm ẩm và ít gây mưa.

Giải bài 1 trang 39 tập bản đồ Địa lí 9, Dựa vào lược đồ các hình 10, 11, 12, 13 (ở các bài trước) hoặc Atlat Địa lí Việt Nam: - Điền tên các cảng biển, các cơ sở sản xuất muối lên lược đồ.

Xem lời giải

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 27

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 27: Thiên nhiên châu phi tiếp theo. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Giải bài tập Địa lý bài 27: Thiên nhiên châu phi tiếp theo

I. GỢl Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. (trang 85 sgk Địa Lí 7):

Dựa vào kiến thức đã học, kết hợp quan sát các hình 26.1 và 27.1, giải thích vì sao:

- Châu Phi là châu lục nóng.

- Khí hậu châu Phi khô, hình thành những hoang mạc lớn.

Trả lời:

- Châu Phi là châu lục nóng, vì phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến.

- Khí hậu châu Phi khô, hình thành những hoang mạc lớn nhất thế giới (hoang mạc Xa-ha-ra):

+ Bờ biển châu Phi không bị cắt xẻ nhiều, châu Phi là một lục địa hình khối, kích thước châu Phi rất lớn, ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền, nên khí hậu châu Phi khô.

+ Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi, nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa.

+ Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á - Âu, một lục địa lớn nên gió mùa Đông Bắc từ lục địa Á - Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa.

+ Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền.

Câu 2. (trang 86 sgk Địa Lí 7):

Quan sát hình 27.1, cho biết các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới lượng mưa các vùng ven biển châu Phi như thế nào?

Trả lời:

- Dòng biển lạnh Ca-na-ri chảy ven bờ biển Tây Bắc châu Phi, dòng biển lạnh Ben-ghê-la chảy ven bờ biển Tây Nam châu Phi, lượng mưa vùng ven biển dưới 200mm.

- Dòng biển nóng Ghi-nê chảy ven vịnh Ghi-nê, lượng mưa vùng ven biển trên 2.000mm.

- Dòng biển nóng Xô-ma-li, dòng biển nóng Mô-dăm-bích, dòng biển nóng Mũi Kim chảy ven bờ biển Đông châu Phi, lượng mưa vùng ven biển từ l.000mm đến 2.000mm.

Câu 3. (trang 86 sgk Địa Lí 7):

Quan sát hình 27.2, nhận xét về sự phân bố của các môi trường tự nhiên ở Châu Phi. Giải thích vì sao lại có sự phân bố như vậy?

Trả lời:

- Châu Phi có các môi trường tự nhiên: Xích đạo ẩm, nhiệt đới, hoang mạc và môi trường địa trung hải.

- Sự phân bố của các môi trường tự nhiên:

+ Môi trường xích đạo ẩm: Gồm bồn địa Công-gô và một dải hẹp ở ven vịnh Ghi-nê.

+ Hai môi trường nhiệt đới: Nằm ở phía bắc và nam Xích đạo.

+ Hai môi trường hoang mạc: Gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi; hoang mạc Ca-la-ha-ri, hoang mạc Na-mip ở Nam Phi.

+ Hai môi trường địa trung hải: Gồm dãy At-lat và vùng đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực Nam châu Phi.

- Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo. Nguyên nhân: Do các đới khí hậu đối xứng qua xích đạo. Từ xích đạo về mỗi phía bắc và nam châu Phi đều có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới,...

II. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

Giải bài tập 1 Địa lý SGK trang 87

Quan sát các hình 27.1, 27.2 và dựa vào kiến thức đã học, nêu mối quan hệ giữa lượng mưa và lớp phủ thực vật ở châu Phi.

Trả lời:

So sánh hình 27.1 và 27.2, tìm mối quan hệ giữa ranh giới phân bố lượng mưa và ranh giới phân bố các môi trường tự nhiên châu Phi:

- Lượng mưa dưới 200mm: Môi trường hoang mạc.

- Lượng mưa 200 - 1000mm: Môi trường nhiệt đới và môi trường địa trung hải.

- Lượng mưa trên 1000mm: Môi trường nhiệt đới và xích đạo ẩm.

Giải bài tập 2 Địa lý SGK trang 87:

Xác định vị trí, ranh giới của môi trường hoang mạc và môi trường nhiệt đới trên hình 27.2. Nêu đặc điểm của hai loại môi trường này. Giải thích tại sao hoang mạc lại chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi?

Trả lời:

- Xác định vị trí, ranh giới của môi trường hoang mạc và môi trường nhiệt đới trên hình 27.2

+ Hai môi trường nhiệt đới: Nằm ở phía bắc và nam Xích đạo.

+ Hai môi trường hoang mạc: Gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi; hoang mạc Ca-la-ha-ri, hoang mạc Na-mip ở Nam Phi. Các hoang mạc này đều nằm ở khu vực chí tuyến.

- Nêu đặc điểm của hai loại môi trường:

+ Môi trường nhiệt đới: Quanh năm nóng; lượng mưa từ 1.000 - 1500mm, càng xa xích đạo càng giảm; thảm thực vật chủ yếu là rừng thưa và cây bụi; động vật chủ yếu là loài ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ,...) và loài ăn thịt (sư tử, báo gấm,...).

+ Môi trường hoang mạc: Khí hậu khắc nghiệt, mưa rất hiếm, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn; thực, động vật nghèo nàn.

- Hoang mạc chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi là vì:

+ Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi, nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa.

+ Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á - Âu, một lục địa lớn nên gió mùa Đông Bắc từ lục địa Á-Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa.

+ Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền.

V. CÂU HỎI TỰ HỌC

1. Đặc điểm khí hậu của châu Phi là:

  1. Nóng và khô bậc nhất thế giới.
  1. Nóng và ẩm bậc nhất thế giới,
  1. Khô và lạnh bậc nhất thế giới.
  1. Lạnh và ẩm bậc nhất thế giới.

Trả lời: Chọn A

2. Môi trường xích đạo ở châu Phi có đặc điểm là:

  1. Rừng thưa và cây bụi chiếm diện tích lớn.
  1. Có nhiều động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt,
  1. Thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm. \
  1. Mùa đông mát mẻ, mùa hạ nóng và khô.

Trả lời: Chọn C

3. Biên độ nhiệt ngày đêm lớn; thực, động vật nghèo nàn là đặc điểm của môi trường:

  1. Nhiệt đới.
  1. Địa trung hải.
  1. Hoang mạc.
  1. Xích đạo.

Trả lời: Chọn C

................................................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 27: Thiên nhiên châu phi tiếp theo. Hy vọng với các đáp án và hướng dẫn giải cho từng bài tập trong SGK Địa lí 7, chuyên mục Giải bài tập Địa lí 7 trên VnDoc sẽ giúp các em học sinh nắm vững kiến thức môn Địa lí hơn, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra định kỳ môn Địa lí. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.